PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân khu tái định cư
2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
2.3.2.2. Tình hình thu nhập của các hộ dân
* Thay đổi về thu nhập:
Thu nhập là một chỉ báo rất quan trọng để đo mức sống của người dân. Thu nhập bình quân được tính theo các chỉ số khác nhau như theo hộ/năm, theo đầu người/năm và đầu người/tháng.
45%
25%
7,5%
22,5% Số hộ có đủ việc làm
Số hộ thiếu việc làm Số hộ không có việc làm
Số hộ như cũ
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Biểu đồ 3: Thu nhập bình quân của người dân ở khu vực nghiên cứu
Nguồn: Điều tra hộ gia đình, 2016 Qua số liệu tại biểu đồ 3, ta thấy, thu nhập bình quân của hộ/tháng của các hộ dân tái định cư vẫn tăng so với trước tái định cư với thu nhập là 7.130.000 đồng/tháng tăng 2.000.000 đồng/hộ/tháng so với trước khi tái định cư (5.130.000 đồng/hộ/tháng)
Đi sâu phân tích hơn về thu nhập của các hộ, nếu xét theo nguồn thu thì thu nhập theo nguồn thu phản ảnh thực trạng hoạt động kinh tế của người dân và hộ gia đình trên cơ sở các nguồn lực mà họ có cũng như điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống.
* Thay đổi về cơ cấu thu nhập
Thu nhập theo ngành nghề của hộ ở đây bao gồm thu nhập từ nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, thu nhập từ đi làm thuê, làm công ăn lương và các nguồn thu nhập khác.
Do có sự thay đổi về nguồn vốn đất đai, là tư liệu sản xuất chủ yếu của các hộ dân nên dẫn đến thay đổi về lao động và thu nhập của hộ. Kết quả điều tra cho thấy, cơ cấu thu nhập của người dân đều có sự thay đổi rõ rệt. Cùng với việc thu hẹp diện tích canh tác, thu nhập từ nông nghiệp của người dân sau khi tái định cư
5,130,000
7,130,000
1,026,000 1,526,000
0 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000
Trước TĐC Sau TĐC
TNBQ của hộ/tháng TNBQ đầu người/tháng
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
cũng giảm đi nhiều so với trước đó. Sự thay đổi về cơ cấu nguồn thu nhập được thể hiện qua bảng 8,
Bảng 8: Cơ cấu thu nhập từ của các hộ điều tra trước và sau TĐC
Nội dung
Trước TĐC Sau TĐC
TNBQ/hộ /tháng (đồng)
CC (%)
TNBQ/hộ /tháng (đồng)
CC (%) 1. Thu từ nông nghiệp 3.131.000 61,03 2.615.000 36,68 2. Thu từ tiểu thủ công
nghiệp 248.000 4,83 516.000 7,24
3. Thu từ dịch vụ, buôn bán 749.000 14,60 2.213.000 31,04 4. Thu từ làm công ăn lương 520.000 10,14 936.000 13,13
5. Thu từ làm thuê 482.000 9,40 850.000 11,92
Tổng thu nhập 5.130.000 100,00 7.130.000 100,00 Nguồn: Điều tra hộ gia đình, 2016 Qua số liệu ở bảng 8, ta thấy rằng: thu nhập từ nông nghiệp của người dân sau khi tái định cư giảm từ chiếm 61,03% trong tổng nguồn thu nhập xuống còn chiếm 36,68%; thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp tăng mạnh, trong đó tăng nhiều nhất là nguồn thu từ dịch vụ, buôn bán. Cụ thể, thu nhập từ dịch vụ, buôn bán của người dân sau khi tái định cư tăng 16,44% so với trước khi tái định cư. Ngoài ra có các nguồn thu khác như: thu từ ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thu từ làm công ăn lương, làm thuê ,… tuy có tăng nhưng ở mức độ không đáng kể. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là do các hộ thuộc diện tái định cư đã dành một phần số tiền bồi thường, hỗ trợ để đầu tư kinh doanh vận tải, kinh doanh buôn bán, dịch vụ khác...
Cùng với sự thay đổi cơ cấu thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông nghiệp để phù hợp với thực trạng phát triển của địa phương, thu nhập bình quân của các hộ dân có tái định cư có xu hướng tăng lên so với trước khi tái định cư.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Theo kết quả điều tra và phỏng vấn các hộ dân thì nguyên nhân dẫn đến tăng thu nhập của họ là do các hộ đã chủ động sử dụng một phần tiền nhận được từ việc bồi thường, hỗ trợ vào mục đích kinh doanh buôn bán, vận tải và các dịch vụ khác. Tuy nhiên, số hộ có thu nhập tăng chiếm tỷ lệ không lớn với 32,5%. Bên cạnh đó, đa số người dân tham gia trả lời bảng hỏi, đều cho rằng thu nhập của họ sau khi tái định cư thấp hơn so với trước đó. Nguyên nhân họ cho rằng chưa biết sử dụng số tiền bồi thường, hỗ trợ một cách đúng mục đích, những hộ này chủ yếu là những hộ sử dụng tiền để sửa chữa hoặc xây mới nhà cửa và sắm những trang thiết bị đắt tiền nhưng không phục vụ cho mục đích kinh doanh. Trong khi đó số hộ còn lại có thu nhập ổn định, không có biến động lớn chiếm tỷ lệ khá cao với 45%. Chi tiết số liệu được thể hiện ở bảng 9,
Bảng 9: Ý kiến của người dân về sự thay đổi thu nhập
Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ %
Tổng số hộ 40 100
Số hộ có thu nhập cao hơn 13 32,5
Số hộ có thu nhập không đổi 18 45,0
Số hộ có thu nhập kém đi 9 22,5
Nguồn: xử lý số liệu SPSS Qua điều tra ở địa bàn nghiên cứu cho thấy, số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm các trang thiết bị như xe máy, máy giặt, tủ lạnh, bếp ga, máy vi tính, chi tiêu hàng ngày, đầu tư cho con cái ăn học, đầu tư vào sản xuất. Ngoài ra, số tiền được bồi thường và hỗ trợ còn được các hộ sử dụng vào mục đích gửi tiết kiệm, chữa bệnh và học nghề.
Nhìn chung, việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ là chưa hợp lý. Tỷ lệ hộ quan tâm đến việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh và vào việc học hành của con cái không thấp nhưng số tiền đầu tư còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn so với số tiền sử dụng để xây dựng, cải tạo nhà cửa, mua sắm đồ dùng và chi tiêu hằng ngày. Tuy đây là
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
những đồ dùng thiết yếu nhưng xét về mặt xã hội dẫn đến tình trạng không bền vững trong cuộc sống lâu dài của người dân. Chính vì vậy, vẫn có tình trạng nghiện hút, rượu chè, bài bạc xảy ra trên địa bàn nghiên cứu. Đi kèm theo với những hiện tượng này thì mức độ hạnh phúc trong cuộc sống của người dân cũng giảm sút đi đáng kể.
Tóm lại, để ổn định sản xuất và nâng cao mức sống sau TĐC, bên cạnh yêu cầu phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, cụ thể, phù hợp của Nhà nước thì điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là chính bản thân từng người dân, đặc biệt là các chủ hộ phải tự thân nỗ lực vươn lên.