PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ TÁI ĐỊNH CƯ
1.4. Cơ sở thực tiễn về vấn đề tái định cư
1.4.2. Chính sách bồi thường và tái định cư ở Việt Nam
1.4.2.3. Thành phố Đà Nẵng
Một trong những thành quả rõ nét nhất ở thành phố Đà Nẵng trong những năm qua là công tác quy hoạch xây dựng và chỉnh trang đô thị, khai thác nguồn lực trong dân, khai thác có hiệu quả quỹ đất để phát triển CSHT, mở rộng không gian đô thị.
Trước năm1997, mặc dù là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của một tỉnh lớn - Quảng Nam - Đà Nẵng song thành phố Đà Nẵng lúc đó chỉ có 3 quận nội thành mà trong đó chỉ có quận I (Hải Châu) là thực chất mang tính phố phường. Còn ở các quận II, III thì đằng sau vài dãy phố nghèo là tình trạng bán nông, bán thị với những xóm làng xen giữa những vũng, đầm ngập nước. Sau 1997, “thành phố chủ trương vừa chú trọng phát triển sản xuất kinh doanh vừa tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị” .
Với quyết sách đúng đắn, táo bạo của Đảng bộ cùng với chủ trương hợp lòng dân, biết phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, Đà Nẵng đã thực hiện chương trình đô thị hoá khá thành công trên cả bề rộng lẫn bề sâu. Với việc hình thành các khu dân cư mới như Thạc Gián, Vĩnh Trung, Bạch Đằng Đông, Nam cầu Tuyên Sơn...
không gian đô thị thành phố không còn bó hẹp ở một số phường của quận Hải Châu và Thanh Khê như trước. Đến nay, Đà Nẵng được mở rộng thành 6 quận nội thành với quy mô rộng lớn, chất lượng cơ sở hạ tầng tương xứng với đô thị loại I. Trong 8 năm qua, thành phố đã vận động gần 65.000 hộ gia đình, nghĩa là hơn một phần ba cư dân toàn thành phố chịu giải toả di dời dể lấy đất xây dựng những công trình công cộng, phúc lợi .
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
Theo báo cáo của lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị thuộc ủy ban nhân dân (UBND) thành phố thì đến cuối năm 2004, thành phố đã triển khai thực hiện trên 100 dự án có liên quan đến giải toả di dời dân cư. Đồng hành với quá trình giải toả là việc quy hoạch, kiến tạo nơi ở mới theo tiêu chuẩn đô thị văn minh, hiện đại. Đến nay đã có hơn 100 khu tái định cư, khu chung cư được xây dựng làm chỗ ở cho hàng chục ngàn hộ dân trong diện di dời, giải toả để chỉnh trang đô thị. Nhiều khu nhà chồ, nhà ở tạm bợ của ngư dân ven sông Hàn được xoá sạch trong một thời gian ngắn. Những xóm nghèo nhếch nhác sống lay lắt bên những vùng đầm hôi thối được thay bằng những khu phố sạch đẹp, ở những khu tái định cư, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được nâng cấp và xây dựng mới một cách khá đồng bộ.
Những thành công to lớn trong công tác đô thị hoá đã tạo tiền đề quan trọng để Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 145/2003/QĐ-TTg ngày 15/7/2003 công nhận thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I. Tuy thế, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình di dời giải toả và tái định cư ở Đà Nẵng cũng đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp như tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp; thu nhập giảm sút, nợ nần phổ biến của cộng đồng dân sau tái định cư, nhất là trong giai đoạn đầu. Đây là những vấn đề cần được các cấp, các ngành quan tâm để tìm hướng giải quyết.
Những bài học cần đƣợc rút ra:
Thứ nhất, điều chỉnh tiến độ quy hoạch, chỉnh trang đô thị, xây dựng các khu tái định cư phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Cần có kế hoạch tổng thể để chỉ đạo việc di dời, tái định cư có trọng điểm, làm đâu xong đấy; đồng thời xác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, mở mang khu công nghiệp, phát triển ngành nghề, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất. Trên cơ sở này mà giải quyết việc làm, ổn định đời sống nhân dân.
Thứ hai, cần có kế hoạch cụ thể chi tiết để đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm cho cộng đồng dân tái định cư, chú trọng việc lập kế hoạch bố trí lao động phù hợp với khả năng giải quyết việc làm ở từng vùng dân cư. Với nghề nghiệp, cần nghiên cứu cơ cấu nghề nghiệp trước khi chuyển cư, tỷ lệ lao động hoạt động trong từng ngành nghề. Từ đó sẽ dự báo số ngành nghề có khả năng tiếp tục duy trì và phát triển, đồng thời dự liệu được số người mất việc làm ở những ngành nghề không có điều kiện tồn tại sau tái
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế
định cư. Đây là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người dân sau tái định cư.
Thứ ba, phải tổ chức thực hiện một cách đồng bộ có hệ thống từ khâu đền bù, giải toả, bố trí nơi ở sau tái định cư đến giải quyết việc làm cho nhân dân. Việc chuẩn bị trước một bước về đất ở hay chung cư cho các hộ diện giải toả phải được coi là biện pháp cần thiết đầu tiên, giúp người dân sớm ổn định đời sống, nhanh chóng hoà nhập cộng đồng sau tái định cư.
Thứ tư, tăng cường sự tham gia của cộng đồng, của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong toàn bộ quá trình thực hiện di dời, giải toả, tái định cư. Trong những năm qua, đặc biệt trong công cuộc cải tạo, chỉnh trang đô thị đã có nhiều người dân sẵn sàng hy sinh phần tài sản, đất đai, nhà cửa - nơi gắn bó với bao kỷ niệm thiêng liêng, lâu đời của mình để di dời vì sự phát triển chung của thành phố.
Thứ năm, giải tỏa, tái định cư là phải đặc biệt quan tâm những hộ gia đình có đông thành viên, thuộc diện nghèo, học vấn thấp, nhiều người lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề. Ngoài việc cấp thêm lô đất phụ, cần hỗ trợ vốn, mở lớp dạy nghề, tìm kiếm việc làm và tư vấn việc giải quyết thích hợp giữa thu nhập và chi tiêu, đồng thời tăng cường tri thức thị trường cho họ và con cái họ.
Thứ sáu, thực tế quá trình giải tỏa,di dời và tái định cư đã chỉ ra rằng việc lập, xét duyệt quy hoạch chi tiết khu tái định cư cần sự tham vấn của những đối tượng bị ảnh hưởng, tức là phải dựa vào ý nguyện của đại đa số dân chuyển cư.
Thứ bảy, xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện dự án thực sự có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm cao. Vì thế muốn thực hiện thành công chương trình di dời, tái định cư cần coi trọng việc nâng cao mức sống cho người dân sau tái định cư với một số biện pháp cụ thể sau:
Một là, chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực sự giỏi về chuyên môn, về làm quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai điều hành dự án.
Hai là, phải lựa chọn những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt để không dễ bị cám dỗ bởi những lợi ích kinh tế để thực hiện chính sách đền bù, trợ cấp cho dân đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch. Nếu không ngay cả công trình cơ sở hạ tầng của khu tái định cư cũng có nguy cơ bị bớt xén dẫn đến chất lượng thấp… Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức sống và niềm tin của nhân dân cả trước mắt và lâu dài.
Đạ i h ọ c Kinh
t ế Hu ế