So sánh, cảm nhận, mức độ thõa mãn của các hộ gia đình trước và sau khi tái định cư

Một phần của tài liệu Thực trạng mức sống của người dân sau tái định cư từ dự án khu đô thị mới thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 69)

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân khu tái định cư

2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án khu đô thị mới thị trấn Quán Hàu

2.3.3.1. So sánh, cảm nhận, mức độ thõa mãn của các hộ gia đình trước và sau khi tái định cư

Biểu đồ 4: So sánh cảm nhận của các hộ gia đinh sau tái định cư so với trước đây Nguồn: Xử lý số liệu SPSS

*Về đời sống tinh thần

Việc tái định cư cũng tác động đến đời sống tinh thần của các hộ dân bị ảnh hưởng. Kết quả phỏng vấn các hộ dân tái định cư nghiên cứu cho thấy đa số các hộ dân đều cho rằng ít thay đổi (47,5% hộ dân), trong khi đó có 37,5% hộ dân cho rằng đời sống tinh thần tốt hơn trước khi tái định cư và họ cho rằng họ được sống trong các

37,5% 45,0% 42,5% 55,0%

27,5%

47,5%

47,.5% 52,5% 35,0%

47,5%

15,0% 7,5% 5,0% 10,0%

25,0%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Đời sống tinh

thần Cơ hội học hành của trẻ

Nhà ở Tiếp cận CSHT,

y tế ANTT

Tốt hơn Không thay đổi Xấu hơn

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

ngôi nhà khang trang hơn, tiện nghi đầy đủ hơn, tốt hơn, được tiếp xúc với công nghệ thông tin. Tuy nhiên cũng có 15% hộ dân cho rằng đời sống tinh thần kém đi, bởi vì không tiếp cận được các dịch vụ như khi nơi ở cũ (sát đường giao thông thuận lợi), chồng con rượu chè, bài bạc sau khi có tiền đền bù. Chi tiết thể hiện tại biểu đồ 4.

*Cơ hội học hành của trẻ

Tình trạng việc đi học của con em các hộ gia đình được biểu hiện qua việc so sánh nhận định của các hộ dân cư về học hành của con em trước và sau tái định cư.

Nhìn chung các hộ dân có con em trong độ tuổi đến trường thì có khoảng 18 hộ gia đình (45%) cho rằng việc học hành của con em tốt hơn so với trước tái định cư. Khi nơi ở đã được ổn định thì việc đi học của con em cũng đã tốt hơn rất nhiều, với nơi ở mới sạch sẽ, khang trang và cơ sở vật chất trường lớp đầy đủ đã tạo điều kiện cho con em của họ có điều kiện học tập tốt hơn và nhiều hơn. Có 7,5% hộ gia đình cho rằng việc đi học của các con em xấu hơn so với trước tái định cư, đa số các hộ này thường có con em đang gần thi chuyển cấp nên khi chuyển tới chỗ mới ảnh hưởng tới việc học. Số hộ còn lại là những gia đình có nhận định cho rằng việc học hành của các con em mình là không có gì thay đổi. Trên thực tế cho thấy các con em của những hộ này được chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp con em học tốt hơn.

Ngoài ra, còn có một số hộ có vị trí nhà không xa so với nơi cũ nên trường học của các em không thay đổi và việc đi lại không gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, có thể thấy tái định cư đã có những ảnh hưởng nhất định đến việc học hành của con em ở các hộ gia đình. Có nhiều hộ đã tạo mọi điều kiện cho việc đi học của con em vì họ đã xác định được tầm quan trọng của việc học. Ngoài ra nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhà trường thì một số em đã bỏ học trước đó quay lại trường lớp. Điều này chưa thể hiện rõ được sự tích cực trong việc học của con em sau tái định cư. Để cải thiện tình trạng này thì chính quyền địa phương cần có nhiều chính sách, giải pháp thiết thực để thay đổi tình trạng này.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

*Tiếp cận cơ sở hạ tầng, y tế

Việc thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho đô thị hóa đã làm tăng cơ hội tiếp cận các cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế hiện đại. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển đô thị hóa đã kéo theo hình thành các cơ sở dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp; thu hút và tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động. Nghiên cứu cho thấy một số hộ sau khi thu hồi đất đã chủ động kiếm việc làm để chuyển sang hoạt động tạo sinh kế trong lĩnh vực phi nông nghiệp như kinh doanh vận tải, vật liệu xây dựng, khoan đúc bê tông, lao động trong các cơ sở sản xuất mộc, quán xá về kinh doanh buôn bán, dịch vụ ăn uống giải khát.

Việc tái định cư để đô thị hóa đã ảnh hưởng làm thay đổi cở sở hạ tầng, dịch vụ y tế ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả phỏng vấn tại biểu đồ 4 cho thấy, đa số hộ dân đều cho rắng cơ sở hạ tầng xã hội, dịch vụ y tế sau khi tái định cư đã được cải thiện tốt hơn so với trước tái định cư. Cụ thể có 55 % hộ dân cho rằng cơ sở hạ tầng sau khi tái định cư là tốt hơn; 35% hộ dân cho rằng cơ sở hạ tầng sau khi tái định cư là không có sự thay đổi và có 10% hộ dân cho rằng cơ sở hạ tầng kém đi, bởi vì tại nơi ở cũ nằm trên tuyến đường giao thông thuận tiện cho việc tiếp cận cơ sở hạ tầng tốt hơn so với sau khi tiến hành tái định cư đã có ảnh hưởng đến việc buôn bán, đi lại của họ, đồng thời quá trình vận chuyển để xây dựng đã làm cho hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông xuống cấp.

*An ninh trật tự

Một trong những vấn đề xã hội quan trọng và đề tài muốn đề cập là tình hình trật tự xã hội trên địa bàn. Qua số liệu điều tra thể hiện ở biểu đồ 4 cho thấy, có 47,5%

số hộ dân cho rằng, tình hình an ninh trật tự xã hội không thay đổi so với trước khi TĐC. Tuy nhiên ngoài 27,5% số hộ dân cho rằng tình hình an ninh trật tự sau khi tái định cư tốt hơn thì cũng có 25% số hộ dân cho rằng tình hình an ninh trật tự xã hội kém đi và các tệ nạn xã hội như cờ bạc, các dịch vụ tươi mát xuất hiện sau khi có các dự án xuất hiện nhiều hơn, tình hình trộm cắp tài sản do ăn chơi, thiếu tiền ngày càng nhiều.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 12: Đánh giá cuộc sống của hộ dân sau TĐC

Đánh giá Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Đã ổn định, khá hơn trước 10 25

Tạm ổn, bằng cuộc sống trước 17 42,5

Chưa ổn, ngày càng cải thiện 7 17,5

Chưa ổn, còn nhiều khó khăn 6 15

Nguồn: Xử lý số liệu SPSS Qua bảng 12 ta thấy, cuộc sống của các hộ dân sau tái định cư cơ bản đã được ổn định, cụ thể số hộ có cuộc sống đã ổn định, khá hơn trước chiếm 25%, số hộ tạm ổn, bằng cuộc sống trước chiếm phần lớn là 42,5%, số hộ chưa ổn, ngày càng cải thiện chiếm 17,5% và chưa ổn, còn nhiều khó khăn là 15%.

Nhìn chung, quá trình đô tái định cư để phục vụ mục tiêu phát triển xã hội đã làm thay đổi diện mạo bên ngoài đời sống của người dân tái định cư, nhà cửa khang trang hơn, tài sản mua sắm nhiều hơn từ nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ. Tức là đã có sự luân chuyển từ nguồn vốn tài chính sang nguồn vốn vật chất. Tuy nhiên nguồn vốn vật chất chủ yếu là tài sản phục vụ sinh hoạt gia đình, không phải là phương tiện sản xuất tạo thu nhập, chỉ một bộ phận nhỏ người dân sử dụng nguồn vốn tài chính vào mục đích đầu tư sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giúp đảo bảo thu nhập của họ trong tương lai. Nguồn vốn vật chất của cộng đồng chưa được cải thiện nhiều so với trước tái định cư. Tóm lại, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để phát triển đô thị đã ảnh hương lớn đến đời sống người dân. Các nguồn vốn tạo sinh kế thay đổi và có sự luân chuyển cho nhau, trong đó, đa số là nguồn vốn tự nhiên chuyển sang nguồn vốn tài chính và vốn vật chất, ít trường hợp chuyển thành vốn con người. Nhìn chung sự luân chuyển về các nguồn vốn với điều kiện hiện tại không theo hướng bền vững cho cuộc sống của người dân về lâu dài.

2.3.3.2. Đánh giá chung về kết quả mà dự án khu đô thị mới thị trấn Quán Hàu mang lại cho người dân trên địa bàn

a. Kết quả đạt được

Có thể thấy đời sống của những hộ dân TĐC còn thấp trong xã hội hiện nay,

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

cuộc sống họ còn nhiều bấp bênh, thiếu thốn về nhiều mặt cả tinh thần lẫn vật chất nên việc định cư ở nơi ở mới cũng có thể sẽ là cách thay đổi cuộc sống cho họ. Cuộc sống vật chất còn nhiều khó khăn về mọi mặt. Từ những bất cập đó, các cơ quan nhà nước đã vào cuộc và đã có những chính sách nhằm hỗ trợ và giúp đỡ, đưa họ thoát khỏi cuộc sống khó khăn và ổn định cuộc sống.

Điều kiện nhà ở của người dân sau tái định cư được cải thiện rất nhiều, người dân được ở trong những ngôi nhà kiên cố hơn, với tình trạng nhà ở tốt hơn và tỷ lệ nhà tạm bợ được xóa bỏ. Điều này cho thấy các dự án tái định cư đã phần nào thành công trong việc tạo điều kiện cho người dân có được những chỗ ở khang trang, sạch sẽ, góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị.

Về các điều kiện sinh hoạt khác, đa số hộ dân cho rằng các điều kiện sinh hoạt trong khu vực cư trú mới của họ tốt hơn nơi ở cũ. Tình trạng vệ sinh môi trường tốt hơn, tiếng ồn giảm nhiều. Hệ thống đường giao thông trong khu vực cũng tốt hơn và tình hình an ninh trong khu vực cũng được bảo đảm.

Nâng cao chất lượng dịch vụ và y tế cho cộng đồng đã phần nào cải thiện điều kiện dân trí và nhận thức cho người dân, góp phần đưa họ hòa nhập đời sống cộng đồng tại nơi định cư, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giảm tỷ lệ gia tăng dân số.

Nhìn chung, về mặt kinh tế, do người dân sẽ dần nâng cao trình độ dân trí và có cơ hội học nghề, cơ hội thay đổi việc làm mới khi thực hiện TĐC nên kinh tế gia đình của từng hộ dân sẽ từng bước được cải thiện. Cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện nhờ vậy cũng được nâng cao. Chi phí hàng năm của nhà nước cho việc giải quyết các vấn đề về vệ sinh môi trường, về tệ nạn xã hội, về chăm sóc sức khỏe, giải quyết các dịch bệnh,... từ đó cũng sẽ giảm thiểu rất nhiều.

b. Hạn chế

Ngoài những lợi ích đạt được ở trên thì cũng phải kể đến những chi phí kinh tế dự án tái định cư mang lại. Mặc dù được đầu tư lâu dài, kỹ lưỡng nhưng cũng hiệu quả của dự án này mang lại vẫn chưa cao.

Thực tế cho thấy, do người dân tái định cư được bố trí tái định cư tại những nơi mới, chưa thể tìm kiếm được việc làm ngay nên đa số họ phải quay lại nơi ở cũ để làm việc và buôn bán. Chính sự “không thể thay đổi” ấy khiến họ phải chịu đựng những

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

khó khăn, chịu đựng những tổn thất để giữ được công việc làm cũ nhằm tạo ra thu nhập cho gia đình. Và việc người dân không tìm được việc làm ở nơi ở mới cũng thể hiện sự khó khăn trong việc hoà nhập vào cộng đồng dân cư mới của người dân TĐC.

Về thu nhập, dù đã chuyển qua nơi ở mới có điều kiện sống tốt hơn nhưng thu nhập của những hộ dân vẫn không tăng lên đáng kể, thậm chí nhiều hộ có thu nhập thấp hơn lúc trước khi tái định cư, đồng thời chi phí cho cuộc sống của hầu hết các hộ dân đều tăng lên. Sự giảm sút về thu nhập cho thấy những khó khăn mà người dân phải chịu trong công việc làm ăn. Những khó khăn này trong thu nhập của người dân nên được coi là một trong những chỉ báo về sự không ổn định của người dân sau tái định cư để có những chính sách hỗ trợ tích cực hơn cho họ.

Việc học hành của con em các hộ gia đình tái định cư cũng gặp nhiều khó khăn, vì thế, các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo thêm những điều kiện thuận lợi để người dân có thể dễ dàng hơn trong việc chuyển trường cho con cái. Và một vấn đề mang tính lâu dài khác cũng cần quan tâm là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về trường lớp, giáo viên ở các nơi ở mới cho con em các hộ gia đình tái định cư để tạo sự thuận lợi cho cả người đến và cả nơi tiếp nhận.

Có thể thấy, những khó khăn ở trên là những vấn đề cần được quan tâm và cải thiện, là nhiệm vụ của cả Nhà nước và cả người dân địa phương, cần chung tay góp phần xây dựng một xã hôi phát triển một cách bền vững.

Tóm lại, tuy thu nhập của người dân sau TĐC vì nhiều lý do có giảm sút, cần có thời gian để ổn định và vượt lên. Chi tiêu của người dân sau TĐC lại gia tăng, một mặt do nhu cầu tất yếu và một mặt do biến động thị trường nên mức sống chung của người dân sau TĐC chưa thể tăng đột biến. Song nếu xét tổng thể cả mức chi tiêu, điều kiện nhà ở, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội và môi trường sinh sống thì mức sống của nhóm dân sau TĐC đã được cải thiện nhiều. Khó khăn, suy giảm chỉ là tạm thời. Sự giảm sút thu nhập thường chỉ diễn ra trong những năm đầu khi công ăn việc làm chưa ổn định, việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp còn khó khăn. Cái được lớn nhất của chủ trương di dời giải toả và TĐC chính là ở chỗ tạo điều kiện để cho sự ổn định và phát triển lâu dài, vững chắc của từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ những nhân tố nào đang tác động tích cực hay gây ra những cản trở tới sự biến đổi mức sống của cộng đồng dân TĐC.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Thực trạng mức sống của người dân sau tái định cư từ dự án khu đô thị mới thị trấn quán hàu, huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)