Nghiên cứu về đánh giá PISA

Một phần của tài liệu Hình thành cho sinh viên kỹ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Lịch sử nghiên cứu về kĩ năng đánh giá năng lực và đánh giá PISA

1.1.2. Nghiên cứu về đánh giá PISA

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programe for International Student Assessment - PISA) do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for

Economic Cooperation and Development - OECD) khởi xướng, triển khai từ năm 1997. Mục tiêu của chương trình PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc phần giáo dục bắt buộc (hầu hết ở các nước OECD là 15 tuổi), học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào.

Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai. Các lĩnh vực năng lực phổ thông được đánh giá trong PISA: Năng lực làm toán phổ thông; Năng lực đọc hiểu phổ thông;

Năng lực khoa học phổ thông; Kĩ năng giải quyết vấn đề. Mỗi kì khảo sát chuyên sâu một năng lực cụ thể (trọng tâm ở năng lực nào thì 2/3 số câu hỏi sẽ tập trung vào năng lực đó). Năm 2012 nội dung trọng tâm là năng lực làm toán, 2015 nội dung trong tâm là năng lực khoa học. Chu kì kiểm tra: được khảo sát ba năm một lần:

+ Lần thứ nhất vào năm 2000, có 43 nước tham gia + Lần thứ hai vào năm 2003, có 41 nước tham gia + Lần thứ ba vào năm 2006, có 57 nước tham gia + Lần thứ tư vào năm 2009, có 67 nước tham gia

Tham gia vào chương trình này, các nước đều có chung một mục đích là để hoàn thiện và chuẩn hóa nền giáo dục quốc gia nhằm tăng tính cạnh tranh để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Tôn chỉ của PISA không phải là để điều tra khối lượng kiến thức học sinh học được trong nhà trường mà điều tra khả năng học sinh ứng dụng như thế nào những kiến thức đã học được từ nhà trường vào những tình huống ứng dụng hữu ích trong cuộc sống.

Dữ liệu PISA được định mức theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi (item response theory - IRT, cụ thể là theo mô hình Rasch). Chính điều này đã cho phép nhiều dạng câu hỏi được áp dụng trong bài khảo sát PISA, và so sánh giữa các nước thành viên tham gia và báo cáo về xu hướng phát triển của dữ liệu (so sánh các kết quả của khảo sát). Trong quá trình tiến hành cuộc khảo sát, các dữ liệu phải qua quá trình kiểm tra và hợp thức hóa nghiêm ngặt. Các trung tâm quốc gia đều phải tham gia phê duyệt và kết hợp với Liên doanh nhà thầu quốc tế để xử lí dữ liệu.

OECD sẽ xuất bản bản báo cáo quốc tế ban đầu về kết quả cuộc khảo sát vào tháng 12 năm sau của năm tổ chức Khảo sát chính thức. Cơ sở dữ liệu cũng được công bố cùng bản báo cáo và ngay sau đó là bản báo cáo kỹ thuật. OECD cũng sẽ xuất bản tài liệu hướng dẫn nhằm giúp các nước hiểu và phân tích dữ liệu. Sau bản báo cáo ban đầu, bản báo cáo chuyên môn sẽ được công bố, trong đó đưa ra hướng giải quyết chi tiết cho từng chủ điểm cụ thể. Hội đồng quản trị PISA xét duyệt nội dung trọng tâm của những bản báo cáo chuyên ngành đó.

1.1.2.2. Ở Việt Nam

Ngày 27/10/2008 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân có văn bản giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành khẩn trương để đăng kí Việt Nam tham gia Chương trình đánh giá PISA, giao Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, vụ Hợp tác quốc tế nghiên cứu đầy đủ về hoạt động đánh giá này. Năm 2010 viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã ra quyết định số 69/QĐ-VKHGDVN thành lập Văn phòng PISA Việt Nam. Văn phòng PISA Việt Nam đã tiến hành các thủ tục cần thiết để lên kế hoạch triển khai, khảo sát thử nghiệm tháng 5 năm 2011 tại 40 trường thuộc 9 tỉnh, thành phố trên toàn quốc và đã thu được kết quả khả quan. Để chuẩn bị tốt cho kì thi đánh giá chính thức vào năm 2012, đã có rất nhiều các hội thảo, các nghiên cứu về PISA. Có thể kể đến như:

Tháng 01 năm 2010, Tổ công tác thực hiện chương trình READ Việt Nam và của Ngân hàng thế giới đã phối hợp tổ chức hội thảo về Chương trình quốc tế đánh giá kết quả học tập của học sinh (PISA) do PGS.TS. Margaret Wu, Đại học Melbourne, Australia trình bày.

Tháng 12/2010, tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã tiến hành hội thảo về PISA dưới sự chủ trì của GS.TS. Nguyễn Lộc – Phó Viện trưởng, Giám đốc văn phòng PISA Việt Nam. Văn phòng PISA Việt Nam cũng đã xuất bản nhiều ấn phẩm liên quan đến PISA và các dạng câu hỏi của PISA.

Nguyễn Thuý Hồng 33.[33] với bài báo “Tác động của đánh giá PISA tới phát triển chương trình giáo dục phổ thông ở một số nước” đã chỉ ra những ưu điểm của đánh giá PISA mang lại cho nền giáo dục của các nước tham gia.

Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Minh Luân [79] cũng đã đưa ra xu hướng vận dụng đánh giá PISA vào việc đánh giá NL toán học của HS. Nguyễn Ngọc Tú [78] cũng đã đưa ra khái niệm, cấu trúc NL đồng thời phân tích đề thi và cách đánh giá của PISA

Bộ GD- ĐT [8], [9], [10] cũng đã đưa ra các tài liệu tập huấn PISA 2015 và các dạng câu hỏi ở các lĩnh vực. Trong đó, chỉ ra cơ sở để áp dụng đánh giá PISA và ví dụ các câu hỏi ở từng lĩnh vực

Những công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra những nội dung cơ bản trong đánh giá PISA, xây dựng hệ thống câu hỏi theo quan điểm PISA. Đồng thời, có những nghiên cứu phân tích kết quả trong kì thi PISA của Việt Nam cũng như của các nước khác trên thế giới nhằm chỉ ra kinh nghiệm, nguyên nhân, giải pháp trong giáo dục. Tuy vậy, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về việc hướng dẫn SV sư phạm vận dụng quan điểm trong đánh giá PISA để ĐGNL của HS trong dạy học Sinh học.

Một phần của tài liệu Hình thành cho sinh viên kỹ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)