CHƯƠNG 2. HÌNH THÀNH CHO SINH VIÊN KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC CỦA HỌC SINH THEO QUAN ĐIỂM PISA
2.1. Quy trình hình thành cho SV kĩ năng đánh giá NLKH theo quan điểm PISA
2.1.4. Quy trình xây dựng câu hỏi đánh giá NLKH theo quan điểm PISA
Sơ đồ 2.3. Quy trình xây dựng câu hỏi đánh giá NLKH theo PISA
* Bước 1: Xác định nội dung, mục tiêu ĐGNLKH trong Sinh học:
Dựa vào chương trình học Sinh học của HS, tìm ra nội dung trọng tâm của câu hỏi phù hợp với đối tượng được ĐG. Nội dung trọng tâm của câu hỏi được đặt ra dựa trên nội dung cần hỏi về tri thức và phương pháp nhận thức tri thức KH. Sau đó xác định mục tiêu cần đánh giá theo 9 biểu hiện về NLKH trong cấu trúc NLKH.
Việc xác định nội dung của câu hỏi giúp cho GV định hướng được việc xây dựng đoạn thông tin dẫn. Việc xác định mục tiêu đánh giá giúp cho GV tìm ra được các động từ để từ đó xây dựng câu hỏi đánh giá.
Ví dụ: Sau khi học xong nội dung bài “Quang hợp”- SH11, GV muốn ĐG NLKH của HS. Nội dung trọng tâm của câu hỏi là: ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp ở thực vật. Với nội dung này, GV có thể đặt ra các mục tiêu cần ĐG:
- Nhớ lại và áp dụng kiến thức KH phù hợp (NL giải thích hiện tượng KH) - Đề xuất khám phá một câu hỏi KH (NL ĐG và lập kế hoạch nghiên cứu KH) - Phân tích, diễn giải dữ liệu và rút ra kết luận phù hợp (NL giải thích dữ liệu và bằng chứng KH)
* Bước 2: Biên soạn đoạn thông tin dẫn dựa vào mục tiêu và nội dung trọng tâm cần ĐG
Ngữ cảnh trong ĐGNLKH của PISA gồm: cuộc sống, sức khỏe, trái đất, môi trường, công nghệ. Khi xác định được nội dung, mục tiêu chính về Sinh học cần ĐG, GV liệt kê những “nguyên liệu” bắt buộc cần có, sau đó, đưa “nguyên liệu”
B5: Kiểm tra lại giá trị của câu hỏi
B1: Xác định mục tiêu, nội dung ĐGNLKH trong Sinh học
B2: Biên soạn đoạn thông tin dẫn dựa vào mục tiêu và nội dung trọng tâm cần ĐG B3: Xác định các mức độ cần đạt được của NL
B4: Đặt câu hỏi ĐG các mức độ cần đạt được của NLKH và mã hóa câu trả lời
vào ngữ cảnh thực trong đoạn thông tin dẫn (thông tin Sinh học). GV cần tìm kiếm các đoạn thông tin trong SGK, tạp chí ngành Sinh học, internet… sau đó biên soạn để thành đoạn thông tin dẫn phù hợp. Khi xây dựng phần thông tin dẫn cần lưu ý:
Đoạn thông tin cần có tính xác thực, là mối quan tâm của nhiều độc giả, đặc biệt hấp dẫn đối với học sinh. Cần có ngôn ngữ và văn hóa diễn đạt phù hợp, trích dẫn bản quyền rõ ràng.
Ví dụ: Với nội dung trọng tâm là “ảnh hưởng của nhiệt độ tới cường độ quang hợp”, mục tiêu chính: “Phân tích, diễn giải dữ liệu và rút ra kết luận phù hợp”, GV lựa chọn một đoạn thông tin chứa đồ thị (đồ thị này được khai thác ở internet hoặc SGK), đặt trong một bối cảnh thực như: một hoạt động nghiên cứu. Sau đó biên soạn thành đoạn thông tin dẫn như sau: Chủ đề “ QUANG HỢP”
Một nhóm nghiên cứu đã làm thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ (các mức 10, 20, 30, 40, 50 độ C) tới cường độ quang hợp (mg CO2/dm2/h) đối với 3 giống cây khoai tây, cà chua, dưa chuột. Sau khi tiến hành các thí nghiệm, nhóm nghiên cứu này đã vẽ được một đồ thị như sau:
(Nguồn: SGK Sinh học 11)
* Bước 3: Xác định các mức độ cần đạt được của NL
Từ mục tiêu ĐG đặt ra ban đầu và đoạn thông tin dẫn, GV cần tìm ra động từ xác định mức độ cần đạt được của NL và viết lại chi tiết từng mục tiêu tương ứng với nội dung Sinh học đó. Việc này nhằm mục đích tạo khung cho câu hỏi. Mục tiêu
chi tiết được viết theo công thức gồm 4 thành phần: HS + (động từ) + được + (nội dung liên quan đến SH có trong đoạn thông tin dẫn). Ví dụ:
o Mục tiêu: phân tích, diễn giải dữ liệu và rút ra kết luận phù hợp: với động từ
“phân tích” trong mục tiêu này tương ứng với biểu hiện ở mức độ: HS phân tích được đồ thị về ảnh hưởng của nhiệt độ tới cường độ quang hợp của các loài thực vật.
o Mục tiêu: đề xuất khám phá một câu hỏi khoa học: Với động từ “đề xuất”
trong mục tiêu này tương ứng với biểu hiện ở mức độ: HS thiết kế được thí nghiệm để tìm ra sản phẩm của quá trình quang hợp.
o Mục tiêu: nhớ lại và áp dụng kiến thức KH phù hợp: Với động từ “ nhớ lại và áp dụng” trong mục tiêu này tương ứng với biểu hiện ở mức độ: HS giải thích được mối liên quan giữa quá trình quang hợp với các quá trình trao đổi chất khác trong cây.
* Bước 4: Đặt câu hỏi ĐG các mức độ cần đạt được của NLKH và mã hóa câu trả lời
Dựa vào các động từ và các mức độ biểu hiện của NLKH, GV xây dựng câu hỏi bằng cách bỏ từ “HS”, “được” trong các mục tiêu về từng mức độ đánh giá ở bước 3, thêm lời dẫn là điều đã biết và các từ để hỏi, giữ nguyên động từ và nội dung Sinh học (hoặc diễn giải nội dung Sinh học theo điều cần hỏi) với công thức: Lời dẫn + từ để hỏi+ động từ + nội dung Sinh học. Các câu hỏi được xây dựng dựa trên nguyên tắc:
Câu 1: Thường là câu hỏi cho cho mục tiêu đánh giá trọng tâm. Đây cũng là mục tiêu để xác định nội dung của đoạn thông tin dẫn. Các câu tiếp theo: mở rộng sang các mục tiêu khác mà GV đã xác định trong bước 1.
Các nhãn thể hiện mức độ trả lời bao gồm: Mức đạt hay mức tối đa, mức chưa đầy đủ hay mức chưa tối đa, mức không đạt. Các nhãn này tuân theo quy định mã hóa rõ ràng, khớp với mục đích câu hỏi. Đáp án cần được mô tả chính xác và bao gồm tất cả các khả năng về câu trả lời của HS.
Ví dụ: Tương ứng với 3 mức độ biểu hiện của NLKH, GV có thể thiết kế 3 câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1: Em hãy phân tích đồ thị về ảnh hưởng của nhiệt độ tới cường độ quang hợp của nhóm nghiên cứu?
Câu hỏi 2: Quang hợp tạo ra sản phẩm gì? Em hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh điều đó?
Câu hỏi 3: Lá có chứa tinh bột, vậy em hãy giải thích tại sao không sử dụng lá là nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu cho con người?
Mã hóa câu trả lời cho từng câu hỏi như sau:
Câu hỏi 1
o Mức đạt: Đồ thị của nhóm nghiên cứu đã nói nên 2 điều:
Các giống cây khác nhau có cường độ quang hợp khác nhau khi ở cùng điều kiện nhiệt độ
Ban đầu, khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng theo, nhưng đến ngưỡng nhất định (tùy giống) thì khi nhiệt độ tăng, cường độ quang hợp lại giảm
o Mức chưa đầy đủ: Cho những câu trả lời chỉ thỏa mãn 1 trong 2 kết luận o Mức không đạt: thể hiện ở những câu trả lời sai hoặc không trả lời
Câu hỏi 2
o Mức đạt: Thiết kế được thí nghiệm chứng minh lá có chứa tinh bột. Ví dụ:
1: Lấy một chiếc lá tươi, cho vào nồi nhỏ, đổ nước vào nồi cho ngập lá, đặt nồi lên bếp và đun sôi trong khoảng vài phút.
2: Tắt bếp, gắp lá sang 1 cốc thủy tinh, đổ cồn vào cho ngập lá. Đặt cốc thủy tinh đó vào nồi, bật bếp và đun cách thủy. Sau vài phút, lá có màu trắng
3: Gắp lá ra khỏi cốc cồn, nhúng vào một cốc nước nóng để rửa trong vài giây 4: Đặt lá vào đĩa petri, nhỏ vài giọt iot lên lá và quan sát thấy lá chuyển sang màu xanh đen”
o Mức không đạt: Thiết kế thí nghiệm sai hoặc không thiết kế được thí nghiệm Câu hỏi 3
o Mức đạt: Không sử dụng lá như nguồn cung cấp tinh bột vì: Quang hợp xảy ra mạnh nhất ở lá, tinh bột ở lá được tạo ra từ quang hợp, nhưng sau đó được vận chuyển qua dòng mạch rây đến nơi dự trữ như củ, quả. Vì vậy, nguồn cung cấp tinh bột cho con người không phải là lá.
o Mức chưa đầy đủ: Chỉ trả lời được một trong hai ý hỏi
o Mức không đạt: Trả lời không đúng cả hai ý khác hoặc không làm
* Bước 5: Kiểm tra lại giá trị của câu hỏi
Sau khi xây dựng câu hỏi và đáp án ĐGNLKH của HS, cần đem ra thử nghiệm với HS để kiểm tra lại độ khó, độ phân biệt của câu hỏi và sự phù hợp của câu hỏi với mục tiêu đề ra ban đầu. Sau đó, có thể chỉnh sửa câu hỏi và đáp án nếu cần thiết