Bài tập hình thành tổng hợp các kĩ năng ĐGNLKH trong dạy học Sinh học

Một phần của tài liệu Hình thành cho sinh viên kỹ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông (Trang 117 - 121)

CHƯƠNG 2. HÌNH THÀNH CHO SINH VIÊN KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC CỦA HỌC SINH THEO QUAN ĐIỂM PISA

2.4. Xây dựng bài tập hình thành kĩ năng ĐGNLKH trong dạy học Sinh học

2.4.11. Bài tập hình thành tổng hợp các kĩ năng ĐGNLKH trong dạy học Sinh học

2.4.11.1. Yêu cầu bài tập

Các kĩ năng thành phần sau khi được hình thành cần được đưa vào tổ hợp các nhóm kĩ năng trong ĐGNLKH của HS. Việc đưa các kĩ năng này vào các tổ hợp các nhóm kĩ năng tạo ra cơ hội được phối hợp, luyện tập các kĩ năng tạo thành hệ thống kĩ năng ĐGNLKH. Vì vậy, bài tập dạng này cần:

- Bài tập phải chứa đựng thông tin rèn luyện từ 3-5 kĩ năng thuộc một trong các nhóm kĩ năng thành phần của ĐGNLKH theo quan điểm PISA

- Bài tập phải rèn luyện các kĩ năng có mối quan hệ trật tự, logic với nhau 2.4.11.2. Ví dụ về bài tập

* Bài tập 1: Em hãy xây dựng công cụ đánh giá NLKH của HS theo quan điểm PISA sau khi học xong phần “Tiến hóa” – SH12

* Gợi ý trả lời:

Để đánh giá NLKH của HS theo quan điểm PISA sau khi học xong phần “Tiến hóa” – SH12 chúng tôi xây dựng bộ đề trắc nghiệm khách quan gồm 40 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời. Các câu hỏi trong bộ đề được tập trung vào 4 chủ đề:

Các bằng chứng tiến hóa (5 câu); Học thuyết tiến hóa (17 câu); Loài và quá trình hình thành loài (7 câu); Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất (11 câu). Trong mỗi chủ đề các câu hỏi đều được chia theo 3 mức độ trong đánh giá NLKH của HS theo quan điểm PISA.Ma trận đề KT như sau:

Tên chủ đề Giải thích hiện tượng KH

ĐG và lập kế hoạch nghiên cứu KH

Giải thích dữ liệu và bằng chứng

KH Các bằng

chứng tiến hóa (5 câu= 12,5%

tổng điểm)

Nhận biết các bằng chứng tiến hóa: Hóa thạch, giải phẫu so sánh, sinh học phân tử (2 câu)

- Phân biệt được vai trò của các bằng chứng tiến hóa - Phân biệt được cơ quan tương đồng và tương tự (3 câu)

Học thuyết tiến hóa (17 câu

=42,5% tổng điểm)

Nội dung của thuyết Đacuyn và thuyết tiến hóa hiện đại.

(7 câu)

- Xác định được nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình chọn lọc theo Đacuyn và tiến hóa hiện đại (4 câu) - Xác định các nhân tố tiến hóa theo thuyết Đacuyn và tiến hóa hiện đại (4 câu)

Xác định đúng các câu hỏi giải thích nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại và đánh giá hạn chế của thuyết Đacuyn (2 câu)

Loài và quá trình hình thành loài mới (7câu =17,5%

tổng điểm)

Xác định đúng các cơ chế hình thành loài mới và tiêu chuẩn phân biệt giữa các loài (3 câu)

- Xác định đúng các câu giải thích về quá trình hình thành loài mới theo các con đường khác nhau (2 câu)

- Chọn được đúng các câu hỏi giải thích tại sao các đảo ở biển xa lục địa lại có nhiều loài đặc hữu (2 câu) Sự phát sinh và

phát triển của sự sống trên

Trái Đất (11 câu =

- Xác định đúng các câu hỏi về các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên

Xác định đúng các câu hỏi phân tích quan hệ giữa biến đổi địa chất và quan hệ giữa các loài sinh vật có ảnh

Xác định đúng các câu hỏi nhận định về sự phát sinh và phát triển của loài người.

(2 câu)

27,5% tổng điểm)

Trái Đất (2 câu)

- Xác định đúng các câu hỏi có liên qua giữa điều kiện sinh thái của Trái đất và sinh vật tương ứng (3 câu)

hưởng đến sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất (3 câu)

Xác định đúng câu hỏi theo quan điểm của tiến hóa hiện đại về các nhân tố tiến hóa của loài người (1 câu)

Tổng 40 câu = 10 điểm

17 câu (42,5%) 15 câu(37,5%) 5 câu (12,5%)

- Xây dựng câu hỏi/bài tập theo quan điểm PISA

Dựa vào bảng ma trận, SV xây dựng 40 câu hỏi trắc nghiệm đánh giá NLKH của HS theo quan điểm PISA

- Thử nghiệm và hoàn thiện đề kiểm tra:

SV thử nghiệm bộ câu hỏi trên đối tượng HS, từ đó tính các tham số độ khó, độ phân biệt để tìm ra câu hỏi có chất lượng tốt và tạo thành đề kiểm tra.

* Bài tập 2: Hãy vận dụng quy trình ĐGNLKH theo quan điểm PISA để lên đánh giá NLKH đối với HS sau khi học xong phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” – SH11.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

1. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi xác định kĩ năng quan trọng nhất trong ĐGNLKH theo quan điểm PISA là KN xây dựng câu hỏi. Vì vậy ở chương 2 chúng tôi đưa ra quy trình xây dựng câu hỏi theo quan điểm PISA để từ đó xây dựng quy trình ĐGNLKH theo quan điểm PISA.

2. Chúng tôi xác định việc rèn luyện kĩ năng cho SV trải qua giai đoạn hình thành kĩ năng và củng cố kĩ năng. Vì vậy quy trình hình thành KN ĐGNLKH cho SV của chúng tôi gồm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn gồm các bước tương ứng với hoạt động của GgV và SV

3. Chúng tôi đã xây dựng 11 dạng bài tập hình thành kỹ năng ĐGNLKH trong dạy học Sinh học theo quan điểm PISA, trong đó có 10 dạng bài tập rèn luyện các kĩ năng thành phần và 1 dạng bài tập rèn kĩ năng tổng hợp.

4. Chúng tôi cũng đã xây dựng các bảng tiêu chí để đánh giá các kĩ năng ĐGNLKH của HS trong dạy học Sinh học theo quan điểm PISA

Một phần của tài liệu Hình thành cho sinh viên kỹ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)