Phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Hình thành cho sinh viên kỹ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông (Trang 121 - 126)

CHƯƠNG 2. HÌNH THÀNH CHO SINH VIÊN KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC CỦA HỌC SINH THEO QUAN ĐIỂM PISA

3.3. Phương pháp thực nghiệm

- Chọn trường thực nghiệm: Để kết quả thực nghiệm mang tính khách quan và phổ

biến, chúng tôi chọn các trường ở các khu vực và địa bàn khác nhau. Chúng tôi đã chọn trường ĐHSP Hà Nội 2, ĐH Vinh, ĐH Sư phạm- ĐH Đà Nẵng.

- Chọn SV thực nghiệm: Với mục đích là hình thành cho SV kĩ năng đánh giá NLKH theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông nên chúng tôi chọn đối tượng là SV năm thứ 3 và năm thứ 4 ngành sư phạm Sinh học. Bởi lẽ, SV năm thứ 3 đang được học các học phần Phương pháp dạy học, và đã có các kiến thức cơ sở về tâm lý, giáo dục và kiến thức chuyên ngành như tế bào, thực vật, động vật, di truyền, vi sinh, tiến hóa…

+ Trường ĐHSP Hà Nội 2:

Nhóm số 1: 170 SV năm thứ 3 (K39)- Kí hiệu SP2-1 Nhóm số 2: 154 SV năm thứ 4 (K38)- Kí hiệu SP2-2 + Trường ĐH Vinh: Nhóm số 1: 76 SV năm thứ 3 (K54)- Kí hiệu V-1

Nhóm số 2: 78 SV năm thứ 4 (K53)- Kí hiêu V- 2 + Trường ĐH Đà Nẵng:

Nhóm số 1: 60 SV năm thứ 3 (Lớp 13SS)- Kí hiệu ĐN-1 Nhóm số 2: 70 SV năm thứ 4 (Lớp 12SS)- Kí hiệu ĐN-2 Nhóm GgV giảng dạy Giải pháp hình thành kĩ năng

SP2-1 An Biên Thùy Tích hợp vào học phần “Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học”

SP2-2 Nguyễn Thị Việt Nga Tập huấn

V-1 Trần Thị Gái Tích hợp vào học phần “Phương pháp dạy học Sinh học 11”

V-2 Trần Thị Gái Tập huấn

ĐN-1 Nguyễn Thị Hải Yến Tích hợp vào học phần “Kiểm tra, đánh giá trong dạy học Sinh học”

ĐN-2 Nguyễn Thị Hải Yến Tập huấn

3.3.2. Cách tiến hành thực nghiệm

Trao đổi với GgV cộng tác

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi thực hiện các công việc sau với các GgV cộng tác:

- Trao đổi, thống nhất với giáo viên về mục đích, nội dung, phương pháp và các yêu cầu trong quá trình thực nghiệm sư phạm.

- Chuyển giao các tài liệu để giảng viên nghiên cứu nhằm thực hiện quá trình thực nghiệm theo đúng yêu cầu và đạt hiệu quả cao. Tài liệu chuyển cho giảng viên nghiên cứu bao gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Tài liệu số 1: Hệ thống lý thuyết: Tổng quan về đánh giá PISA; NLKH và đánh giá NLKH theo quan điểm PISA; Quy trình xây dựng câu hỏi đánh giá NLKH theo quan điểm PISA; Quy trình đánh giá NLKH trong dạy học Sinh học theo PISA

+ Tài liệu số 2: Bảng mô tả các kĩ năng đánh giá NLKH theo quan điểm PISA và các chỉ số hành vi biểu hiện của các kĩ năng đó

+ Tài liệu số 3: Bảng tiêu chí đánh giá sự phát triển của các kĩ năng

+ Tài liệu số 4: Hệ thống bài tập minh họa và luyện tập nhằm hình thành kĩ năng đánh giá NLKH trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông theo quan điểm PISA

+ Tài liệu số 5: Các đề kiểm tra trước và sau thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm

Căn cứ vào giả thuyết khoa học của đề tài luận án, cấu trúc kĩ năng đánh giá NLKH theo quan điểm PISA và quy trình hình thành kĩ năng đó, chúng tôi xác định nội dung cần đo nghiệm chính là các kĩ năng đánh giá NLKH (kĩ năng đơn lẻ vầ tổng hợp). Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng công cụ đo nghiệm là các bài tập luyện tập kĩ năng cho SV và khi thực hiện các yêu cầu của bài tập này sẽ bộc lộ mức độ đạt được từng kĩ năng thành phần của người thực hiện bài tập đó.

Thời điểm, công cụ và phương pháp đo nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Thời điểm đo nghiệm, công cụ và phương pháp đo nghiệm

Thời điểm đo nghiệm Nội dung đánh giá

Công cụ đo nghiệm

Độ giá trị của công cụ

Phương pháp đo nghiệm Trước TN (lần 1) - KN thành

phần

- KN tổng hợp

Bài kiểm tra số 1

- Phương pháp chuyên gia

- Thử nghiệm và điều chỉnh công cụ

Kiểm tra viết

Trong TN

Sau khi học xong lý thuyết (lần 2)

- KN thành phần tương ứng mỗi bài

Bài tập rèn luyện các KN tương ứng

- Phương pháp chuyên gia

- Thử nghiệm và điều chỉnh công cụ

Kiểm tra viết

Sau khi học xong bài thực hành (lần3)

- KN thành phần tương ứng mỗi bài

Bài tập rèn luyện các kĩ năng tương ứng

- Phương pháp chuyên gia

- Thử nghiệm và điều chỉnh công cụ

Kiểm tra viết

Sau TN - sau khi kết thúc chương trình (lần 4)

- KN thành phần

- KN tổng hợp

- Bài kiểm tra số 2

- Phương pháp chuyên gia

- Thử nghiệm và điều chỉnh công cụ

Kiểm tra viết

3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Căn cứ vào nhiệm vụ của luận án, chúng tôi tiến hành đánh giá định lượng 10 kĩ năng thành phần và tổng hợp kĩ năng đánh giá NLKH trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông theo quan điểm PISA.

Đối với 10 kĩ năng thành phần của kĩ năng đánh giá NLKH, chúng tôi đánh giá dựa trên bài tập và sử dụng các bảng tiêu chí đánh giá mức độ đạt được của các kĩ năng. Các bảng tiêu chí đưa ra các chỉ báo cho các hành vi biểu hiện kĩ năng gồm 4 mức độ: chưa biết, mới biết, có kĩ năng, thành thạo tương ứng với các mức điểm từ 0 đến 10. Mỗi kĩ năng được biểu hiện bởi nhiều hành vi, vì vậy khi chấm điểm

các kĩ năng thành phần, chúng tôi tính theo điểm trung bình của các hành vi tương ứng (có theo trọng số). Nếu điểm trung bình (ĐTB) của các hành vi biểu hiện kĩ năng nằm trong các khoảng sau:

ĐTB = 0- 2,5 thì kĩ năng đó của SV ở mức độ 1 (Chưa biết).

ĐTB = 2,6 - 5 thì kĩ năng đó của SV ở mức độ 2 (Mới biết).

ĐTB= 5,1 – 7,5 thì kĩ năng đó của SV ở mức độ 3 (Có kĩ năng).

ĐTB = 7,6 - 10 thì kĩ năng đó của SV ở mức độ 4 (Thành thạo)

Các phiếu này được sử dụng cả trước thực nghiệm, trong thực nghiệm và sau thực nghiệm.

Đối với kĩ năng tổng hợp (kĩ năng đánh giá NLKH trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông theo quan điểm PISA), chúng tôi chấm điểm dựa trên bài kiểm tra. Và cũng bằng phương pháp chuyên gia, chúng tôi xây dựng phiếu đánh giá như sau:

Bảng 3.2. Phiếu đánh giá kĩ năng đánh giá NLKH trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông theo quan điểm PISA

Kĩ năng Nội dung đánh giá Điểm

Lập kế hoạch ĐG

- Xác định mục tiêu đánh giá rõ ràng, chính xác

- Thiết kế các thủ tục trong quy trình đánh giá rõ ràng, nhất quán giữa các nội dung.

- Xác định được cơ hội học tập của HS sau đánh giá

0,5

Xác định chỉ số hành vi của NLKH cần ĐG

- Xác định được chỉ số hành vi quan trọng và viết chỉ số hành vi của các NLKH chính xác, rõ ràng

0,5

Xây dựng rubric tiêu chí ĐGNLKH

- Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá thành thạo, chính xác, rõ ràng

1 Xây dựng ma

trận đề kiểm tra

Thiết kế ma trận đề kiểm tra chi tiết, phù hợp với mục tiêu đánh giá

2 Xây dựng câu

hỏi theo quan điểm PISA

Câu hỏi đánh giá được NLKH của HS theo quan điểm PISA, phù hợp với mục đích, nội dung, phương pháp đánh giá

3

Thử nghiệm và hoàn thiện đề KT

Tổ chức thử nghiệm đề KT và đánh giá chính xác chất lượng để hoàn thiện đề KT

2

Sử dụng các phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ đánh giá (bảng tiêu chí, phần mềm hỗ trợ)

0,5

Giải thích số liệu thu được

Giải thích chính xác, rõ ràng số liệu đánh giá thu được 1

Truyền tải thông tin kết quả ĐG đến các đối tượng liên quan

Thông tin về kết quả đánh giá được truyền tải đúng thời điểm, nội dung báo cáo chính xác, tích cực, đầy đủ, dễ hiểu

0,5

Sử dụng kết quả ĐG để điều chỉnh quá trình dạy học

Sử dụng kết quả đánh giá để lập kế hoạch dạy học cho GV, tự học cho HS rõ ràng, chính xác, khả thi

1

Một phần của tài liệu Hình thành cho sinh viên kỹ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)