CHƯƠNG 2. HÌNH THÀNH CHO SINH VIÊN KĨ NĂNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC KHOA HỌC CỦA HỌC SINH THEO QUAN ĐIỂM PISA
2.4. Xây dựng bài tập hình thành kĩ năng ĐGNLKH trong dạy học Sinh học
2.4.4. Bài tập hình thành KN xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ma trận đề kiểm tra chi tiết là một bản mô tả chi tiết về các nội dung, yêu cầu kiến thức, kĩ năng, NL cần đánh giá. Bản này đề cập đến hình thức đề, nội dung kiến thức cần kiểm tra, dạng câu hỏi phân loại mức độ đạt được của NL. Đồng thời, có phân định tỷ trọng tương ứng với mỗi nội dung và mỗi cách thể hiện của HS tương ứng với nội dung đó. Yêu cầu của kĩ năng này đối với SV là:
- Xác định được hình thức đề thi phù hợp. Xác định được thời gian dành cho từng phần và trọng số điểm tương ứng
- Liệt kê đầy đủ và cụ thể các nội dung cần kiểm tra, các cấp độ NL cần đánh giá - Viết được các chuẩn cần đánh giá ứng với mỗi nội dung, mỗi cấp độ nhận thức - Tính được trọng số điểm của mỗi nội dung
- Tính được trọng số điểm của mỗi cấp độ nhận thức, mỗi chuẩn; xác định số lượng câu hỏi tương thích.
2.4.4.2. Ví dụ về bài tập
* Bài tập: Em hãy nêu quy trình để xây dựng ma trận đề kiểm tra. Vận dụng quy trình đó để thiết kế ma trận đề kiểm tra trắc nghiệm nội dung phần “ Cấu trúc tế bào”
* Gợi ý trả lời:
Ma trận đề kiểm tra là một bảng có 2 chiều: một chiều chứa đựng các chủ để cần kiểm tra đã qui định trong chương trình; chiều kia là các mức độ cần đạt, hay cấp độ nhận thức đã qui định trong chương trình. Mỗi ô của ma trận trình bày các chuẩn cần kiểm tra, số lượng và trọng số điểm tương ứng. Thiết lập ma trận thường theo 7 bước:
- Xác định hình thức đề (tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp cả hai).
Xác định thời gian dành cho từng phần và trọng số điểm tương ứng.
- Liệt kê các nội dung cần kiểm tra và các cấp độ nhận thức cần đánh giá - Viết các chuẩn cần đánh giá ứng với mỗi nội dung, mỗi cấp độ nhận thức - Tính trọng số điểm của mỗi nội dung (căn cứ chủ yếu vào số tiết qui định trong phân phối chương trình và tầm quan trọng của nó trong chương trình).
- Tính trọng số điểm của mỗi cấp độ nhận thức: đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6,5; HS khá, giỏi có thể đạt từ 7 đến 10. Tính trọng số điểm của mỗi chuẩn; xác định số lượng câu hỏi tương thích.
Sau đây là một ví dụ vận dụng thiết kế ma trân đề kiểm tra trắc nghiệm phần “ Cấu trúc tế bào”, gồm các nội dung:
+ Cấu trúc tế bào nhân sơ và nhân thực: màng, tế bào chất, nhân và các bào quan (cấu tạo và chức năng)
+ Các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất + Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Với các nội dung như trên việc phân bố các nội dung ứng với từng cấp độ nhận thức và các trọng số điểm thể hiện trong bảng ma trận như sau:
Chủ đề kiểm tra
Giải thích hiện tượng KH
Đánh giá và lập kế hoạch nghiên
cứu KH
Giải thích dữ liệu và bằng
chứng KH
Tổng cộng I. Tế bào
nhân sơ
Giải thích cấu tạo tế bào phù hợp với hoạt động sống của SV nhân sơ (5 câu)
Hiện tượng nhờn thuốc kháng sinh (5 câu)
25%
tổng điểm = 10 câu II. Tế
bào nhân thực
- Giải thích sự khác nhau giữa tế bào động và thực vật (4 câu)
- Tìm các tế bào có nhiều lưới nội chất nhất, tế bào không có nhân (2 câu) - Vận dụng thí nghiệm co và phản co nguyên sinh trong lĩnh vực đời sống (muối dưa, dùng nước muối sinh lý…) (6 câu)
Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh (3 câu) - Thí nghiệm vai trò của màng sinh chất (3 câu)
- Thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trò của nhân tế bào (2 câu)
50%
tổng điểm=
20 câu
III. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
- Phân biệt sự khuyếch tán và hô hấp qua màng (2 câu)
- Lý giải các hiện tượng thực tiễn liên quan đến thực bào (3 câu)
- Vận dụng quá trình vận chuyển tích cực trong các hoạt động sinh lý của cơ thể con người (ví dụ: bài tiết
25%
tổng điểm = 10 câu
nước tiểu, ổn định gluco trong máu…) (5 câu)
22 câu 6 câu 12 câu 100%
tổng điểm=