Khái quát chung về Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý chất lượng nhân lực y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG

2.1 Khái quát chung về Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang

BVĐK tỉnh Bắc Giang thành lập năm 1907, với khoảng thời gian hơn 100 năm kể tử khi hình thành, từ một nhà thương với số lượng giường bệnh rất khiêm tốn đến nay đã là cơ sở y tế hạng I có số lượng 800 giường bệnh. Là đơn vị khám bệnh, chữa bệnh lớn nhất của tỉnh, bệnh viện có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu có trang bị thích hợp đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện tuyến huyện.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy UBND, HĐND đặc biệt là Sở Y tế Bắc Giang và sự lãnh chỉ đạo trực tiếp và sát sao theo đúng lộ trình phát triển của Giám đốc bệnh viện. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang là bệnh viện hạng I, có trách nhiệm khám, chữa bệnh đối với 1,6 triệu dân trong tỉnh thuộc 10 huyện/thành phố và một số vùng lân cận.

Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện gồm: “Công tác khám, chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú; Quản lý khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của nhà nước; Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong và ngoài tỉnh; Quản lý khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu; Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện vượt quá khả năng khám chữa bệnh; Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học; Tổ chức đào tạo liên tục cho các y, bác sĩ trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn; Nghiên cứu khoa

học về y học: Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp nhà nước, cấp bộ hoặc cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc; Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố; Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện; Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (bệnh viện hạng II) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn; Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành; Chỉ đạo phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch...; Hợp tác quốc tế: Hợp tác về lĩnh vực y tế với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan ở ngoài nước theo quy định của nhà nước; Quản lý kinh tế y tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh; Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và người bệnh không có thẻ BHYT, dịch vụ xã hội hóa, các nguồn thu khác”.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức bao gồm Ban Giám đốc gồm 03 người, 08 phòng chức năng, 30 khoa lâm sàng và 06 khoa cận lâm sàng và 3 trung tâm. Mỗi khoa, phòng có quyền hạn, nhiệm vụ và chức năng khác nhau.

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ) Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy BVĐK tỉnh Bắc Giang

Các đoàn thể

Khối lâm sàng 1. Khoa Khám bệnh

2. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 3. Khoa Dinh dưỡng

4. Khoa Dược

5. Khoa Phẫu thuật gây mê HS 6. Khoa Ngoại tổng hợp 7. Khoa Ngoại tiêu hóa

8. Khoa Ngoại thận TN- Nam học 9. Khoa Ngoại chấn thương 10. Khoa Ngoại thần kinh 11. Khoa Nhi

12. Khoa Mắt 14. Khoa RHM 15. Khoa VLTL 16. Khoa lão học 17.Khoa cấp cứu

18.Khoa HSTC chống độc 19.Khoa Nội tim mạch 20.Khoa Nội tổng hợp 21.Khoa Nội tiêu hóa 22.Khoa Nội hô hấp

23.Khoa Nội thần kinh cơ xương khớp 24.Khoa Nội thận TN-LM

25.Khoa truyền nhiễm 26.Khoa Da liễu

27. Khoa y học cổ truyền

28. Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu 29. Khoa Ngoại Lồng ngực – Chỉnh hình – Bỏng

30. Khoa Phụ Sản

Hội đồng tư vấn Khoa học kỹ thuật Thuốc và điều trị Thị đua khen thưởng

Khối cận lâm sàng 1.Khoa chẩn đoán hình ảnh

2.Khoa thăm dò chức năng

3.Khoa hóa sinh 4.Khoa huyết học 5. Khoa vi sinh 6. Khoa giải phẫu bệnh

Phòng chức năng 1. Phòng tổ chức cán bộ

2. Phòng KHTH 3. Phòng TCKT 4. Phòng VT-TTBYT 5. Phòng Điều dưỡng 7. Phòng Quản lý chất lượng BV

8. Phòng Hành chính 9. Phòng Công nghệ thông tin

10. Phòng công tác xã hội

Trung tâm

1.TT Giám định Y khoa

2. TT Giám định pháp Y

3. TT Bảo vệ sức khỏe tỉnh

2.1.3 Tình hình nhân lực của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang 2.1.3.1 Quy mô nhân lực y tế của bệnh viện

Trong thời gian từ 2017-2019 nhân sự y tế của bệnh viện có sự biến động nhỏ.

Về cơ bản quy mô nhân sự có xu hướng tăng lên về số lao động trong biên chế và lao động hợp đồng, điều này thể hiện cầu về dịch vụ khám, điều trị của nhân dân cũng như quy mô của bệnh viện ngày một tăng lên. Qua dữ liệu tại bảng 2.1 cho thấy năm 2018 tổng số lao động tăng lên là 14 người, tương đương với mức tăng là 2,08%, năm 2019 bệnh viện tăng 37 lao động tương đương với mức tăng là 5,39%

so với năm 2018. Trong đó, chủ yếu là tăng số lượng lao động biên chế tại bệnh viện là 31 lao động và 6 lao động hợp đồng.

Về trình độ năm 2018 so với năm 2017 hầu hết các bậc trình độ đều có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên riêng trình độ sau ĐH, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II giảm 6,67% tương đương với 2 lao động do đến tuổi nghỉ hưu. Bước sang năm 2019 tất cả các bậc trình độ đểu tăng lên, đặc biệt lượng lao động tăng trình độ tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp II, bác sĩ chuyên khoa cấp I là nhiều nhất mới mức tăng lần lượt là 10,71% và 11,32% so với năm 2018.

Như vậy, nhìn một cách tổng quan về bức tranh nhân lực y tế của bệnh viện cho thấy rằng trình độ chuyên môn của bác sĩ, y tá trong cơ quan tăng lên cả về chất và lượng. Đây là một trong những kết quả đạt được qua quá trình nỗ lực phấn đấu, đào tạo nâng cao chất lượng thực hiện công việc và trình độ của các cán bộ bác sĩ, y tá, dược sĩ ... tạ cơ quan thời gian vừa qua. Đặc biệt trong năm 2019 đã có 12 nhân viên hoàn thành khóa đào tạo đại học và 12 bác sĩ hoàn thành chương trình học thạc sĩ của mình. Giúp bệnh viện nâng tỷ lệ bác sĩ lên 5,36%, bác sĩ chuyên khoa cấp I, thạc sĩ lên 11,32%. Riêng nhóm nhân viên có trình độ trung cấp, cao đẳng tăng 5 lao động trong năm 2018 và lên 10 lao động năm 2019 tương đương với tăng 3,05%.

Bảng 2.1: Tình hình biên chế lao động tại BVĐK Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 -2019

Nội Dung Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2018/2017 Năm 2019/2018 Chênh lệch

tuyệt đối % Chênh lệch tuyệt đối %

1. Số lượng lao động 672 686 723 14 2.08 37 5.39

Viên chức nhà nước 618 625 656 7 1.13 31 4.96

Hợp đồng 54 61 67 7 12.96 6 9.84

2. Trình độ

Sau đại học (CK cấp

II, tiến sĩ) 30 28 31 (2) (6.67) 3 10.71

Sau đại học (CK cấp I,

thạc sĩ) 104 106 118 2 1.92 12 11.32

Đại học 215 224 236 9 4.19 12 5.36

Cao đẳng, trung cấp 323 328 338 5 1.55 10 3.05

Sơ cấp 0 0 0

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Giang) 2.1.3.2 Cơ cấu nhân lực y tế của bệnh viện theo giới tính

Cơ cấu về giới tính nhân lực y tế của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2019 được tác giả tổng hợp tại bảng 2.2 dưới đây. Qua biểu đồ cho thấy tỷ lệ lao động nữ trong bệnh viện cao hơn so với lao động nam. Tỷ lệ này tăng lên qua 3 năm nghiên cứu. Do đặc thù tính chất lao động lĩnh vực y tế cẩn thận tỷ mỷ, chăm sóc người bệnh nên người lao động cần có đức tính cần cù, chịu khó, nhẹ nhàng và bền bỉ thì phụ nữ rất phù hợp với công việc chăm sóc người bệnh bởi họ là những y tá, điều dưỡng, hộ lý hội tụ đầy đủ những đức tính đó.

Hơn nữa, nguồn lao động ngành y từ các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp học điều dưỡng, hộ lý chủ yếu là nữ giới, có sinh viên nam tuy nhiên lượng sinh viên nam rất thấp. Vì vậy khi tuyển dụng lượng ứng viên là nữ chiếm đại đa số. Do đó, lượng nhân viên y tế là nữ giới ở cơ quan có tỷ trọng lớn hơn so với nam giới.

Với đặc thù số lượng lao động nữ lớn hơn lao động nam thì đây cũng là một hạn chế lớn khi lãnh đạo cơ quan thiết lập chính sách chế độ cho cán bộ y bác sĩ, nhân viên nữ thường được quan tâm, có chế độ liên quan để đảm bảo buộc sống của cá nhân

chính sách thai sản, thời gian trực, chế độ nghỉ ngơi… Điều đó tác động đến việc bố trí sắp xếp lực lượng lao động thay thế nếu trong bệnh viện có số lượng lớn điều dưỡng nghỉ chế độ thai sản cùng lúc. Mặt khác, việc cử cán bộ đi đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực nhóm nhân viên nữ cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với nhân viên nam, bởi nhân viên nữ ở nước ta với đặc điểm văn hóa phương đông sẽ đảm nhiệm công việc nội trợ, chăm sóc con và gia đình. Điều này sẽ rất khó khăn để họ bố trí thời gian cho công việc, ca trực tại bệnh viện đồng thời học tập để phát triển chuyên môn của cá nhân nhưng vẫn phải trách nhiệm công việc chăm sóc gia đình.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017 -2019

Giới tính

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Nam 218 32.44 222 32.36 226 31.26

Nữ 454 67.56 464 67.64 497 68.74

Tổng 672 100 686 100 723 100

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế quản lý chất lượng nhân lực y tế của bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)