CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2018
2.2. Khái quát về thị trường khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng trong giai đoạn 2013-2018
2.2.1. Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng
Trong những năm qua, Đà Nẵng luôn tập trung phát triển để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, kết quả thu được từ phát triển du lịch là rất khả quan. Đà Nẵng đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách trong nước cũng như quốc tế. Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, tổng lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng ước cả năm 2018 là 7.660.000 lượt khách, tăng 15,5% so với năm 2017, đạt 102,5 % kế hoạch.Trong đó, khách quốc tế đến Đà Nẵng đạt 2.875.000 lượt, tăng 23,3% so với năm 2017, đạt 106,5% kế hoạch và khách nội địa đạt 4.785.000 lượt, tăng 11,2% so với năm 2017, đạt 100,3% kế hoạch.
Tổng thu từ hoạt động du lịch ước cả năm 2018 đạt 24.060 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2017, đạt 106,9% kế hoạch.Bên cạnh đó, lượng khách du lịch đường hàng không đến Đà Nẵng trong năm 2018 ước đạt ước đạt 2,35 triệu lượt, tăng 48,7% so với năm 2017; đón 100 chuyến tàu du lịch cập cảng Tiên Sa với khoảng 145 ngàn lượt, tăng 66% số khách so với năm 2017; đường sông: ước đạt 480 ngàn lượt, tăng 36% so với năm 2017 (năm 2017 là 353.211 lượt khách).
Bảng 2.2. Kết quả thực hiện chỉ tiêu khách du lịch giai đoạn 2014 - 2018
Chỉ tiêu đạt
Đơn vị tính
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Tăng trưởng BQ (%) 1. Tổng
lượt khách
Lượt
khách 3.800.000 4.700.000 5.510.000 6.511.000 7.660.000 21 Khách
quốc tế
Lượt khách
955.000 1.250.000 1.660.000 2.205.000 2.875.000 30
Khách nội địa
Lượt khách
2.800.000 3.350.000 3.840.000 4.249.000 4.785.000 18
2. Doanh thu ngành
du lịch
Tỷ
đồng 9.740 12.768 16.000 18.406 24.060 27
(Nguồn: Sở Du lịch TP. Đà Nẵng) Thị trường khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng trong những năm qua đã có sự biến động mạnh mẽ. Vào năm 1999, khách du lịch châu Âu chiếm tỷ trọng lớn với 53,37%, châu Mỹ 15,39%, châu Úc 3,85% và châu Á là 24,99%. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, TP đã tập trung mở rộng các loại hình vận tải, nhất là mở thêm nhiều chuyến bay trực tiếp nối Đà Nẵng với các trung tâm du lịch trong nước và quốc tế, dần dần đã hình thành nên bốn nhóm khách quốc tế chủ yếu đến Đà Nẵng, đó là: nhóm khách nối tour từ thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội, nhóm khách đường bộ Thái Lan, nhóm khách sử dụng đường bay trực tiếp thường kỳ Singapore - Đà Nẵng và nhóm khách sử dụng đường bay trực tiếp thuê chuyến Quảng Châu - Đà Nẵng.
Vì thế, qua biểu đồ 2.1 có thể thấy trong 2 năm 2017-2018, thị trường khách đã có sự chuyển biến tích cực, ngoài các thị trường truyền thống ở khu vực châu Âu như Pháp, Anh, Đức hay thị trường châu Mỹ như Bắc Mỹ… thị trường khách có sự chuyển dịch sang khu vực châu Ávới sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường khách Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN… Hiện nay, hai thị trường khách Hàn Quốc
và Trung Quốc đang có sự tăng trưởng vượt bậc, thay nhau dẫn đầu các thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng.
Biểu đồ 2.1. Top 10 thị trường khách quốc tế của Đà Nẵng
(Nguồn: Sở Du lịch TP. Đà Nẵng) Trong vòng 4 năm (từ 2013-2017), thị trường khách Hàn Quốc tăng 16 lần, từ 55.000 lượt khách (năm 2013) lên hơn 900.000 lượt khách (năm 2017). Bên cạnh đó, thị trường khách Trung Quốc, Nhật Bản cũng có biên độ tăng trưởng nhất định. Việc hình thành các tuyến đường xuyên Á, đặc biệt là tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây mà Đà Nẵng là cửa ngõ mở ra Biển Đông và Thái Bình Dương là nhân tố thuận lợi cho việc thu hút khách hay nối tour với các tuyến du lịch của các nước trong vùng qua Thái Lan và Lào. Khách du lịch đường bộ từ Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng qua các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Bờ Y trong thời gian qua rất sôi động nhờ khai thông các cầu qua sông Mêkông.Bên cạnh đó, một số thị trường khách quốc tế đứng sau thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản là Mỹ, Úc và các nước trong nhóm thị trường châu Âu như Anh, Pháp… thường xuyên nằm trong top 10 đến Đà Nẵng, nhưng lượng khách hay có sự dao động.Thị trường Tây Âu vẫn tương đối ổn định qua các năm, nhưng sức
cạnh tranh đối với thị trường này rất cao do đây là thị trường truyền thống của du lịchViệt Nam. Thị trường Bắc Mỹ cho phép có thể khai thác lượng khách du lịch lớn.
Đặc biệt, khi quan hệ kinh tế, thương mại, hàng không của Mỹ và Việt Nam được cải thiện sẽ tạo nhiều cơ hội để khai thác khách từ thị trường này.