CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG
4.2. Giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế tới điểm đến du lịch Đà Nẵng
4.2.4. Tổ chức quản lý điểm đến du lịch hiệu quả
Khai thác cần phải tiến hành song song với công tác bảo tồn, nghiên cứu, bảo vệ cảnh quan môi trường,.UBND chính quyền TP cần triển khai thực hiện nhất quán Chiến lược phát triển bền vững du lịch Đà Nẵng, thể hiện ở việc tăng cường năng lực quản lý DL bền vững; chính sách hỗ trợ DL sinh thái; bảo vệ tài nguyên DL;
phát triển các SPDL bền vững; nâng cấp dịch vụ và chất lượng các cơ sở kinh doanh và lưu trú DL; quảng bá và xúc tiến DL bền vững.
Khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng và chào bán các tour DL thân thiện với môi trường, DL sinh thái; lồng ghép các nội dung bảo vệ môi
thuế và mua bảo hiểm môi trường, trích một phần kinh phí thu được từ DL đầu tư cho công tác cải thiện môi trường; thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi quy định về bảo vệ môi trường. Sở DL Đà Nẵng cần giới thiệu và khuyến nghị các DNDL áp dụng nhãn xanh ASEAN và nhãn Bông Sen Xanh (áp dụng cho các cơ sở lưu trú DL tại Việt Nam).
Khuyến nghị các bộ ngành và doanh nghiệp cũng như người dân địa phương nghiêm túc thực hiện cam kết quốc tế và pháp luật Việt Nam. Cam kết quốc tế cần thực hiện như Công ước quốc tế về bảo tồn di sản tự nhiên và văn hoá thế giới của UNESCO; cam kết thực hiện các văn bản pháp luật cũng như những quy định của địa phương về phát triển bền vững để tránh sự xuống cấp về cảnh quan môi trường, tăng tỷ lệ chất thải được thu gom và xử lý, cảnh quan xuống cấp do xây dựng và một số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc ven biển.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường du lịch cũng như tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch. Cần làm cho người dân thấy được cách ứng xử có văn hoá, sự thân thiện, hoà đồng là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh tích cực về điểm đến lưu lại trong tâm trí du khách.
Cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ vật chất cho công tác nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, đồng thời có chính sách khen thưởng cho những cá nhân tiêu biểu tham gia tích cực vào công tác bảo vệ nguồn tài nguyên phục vụ du lịch;
Việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống là rất quan trọng trong việc phát triển du lịch. Điều này không chỉ giúp tạo ra các sản phẩm du lịch mà còn có ý nghĩa lớn trong việc hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân địa phương. Họ sẽ trở nên có ý thức cần phải giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc.
Tăng cường phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các sở, ngành liên quan và UBND TP Đà Nẵng kiểm tra bảo vệ môi trường, giám sát chất lượng môi trường tại các điểm DL, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật và các quy định liên quan; phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực DL.
UBND TP Đà Nẵng cần chia sẻ các thông tin để triển khai chương trình kiểm tra hiện trạng môi trường; mời sự tham gia tự nguyện của các tổ chức phi chính phủ (NGO) hàng đầu về môi trường để hợp tác trong vấn đề này
4.2.4.2. Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách
ĐĐDL Việt Nam nói chung và ĐĐDL Đà Nẵng nói riêng có lợi thế về an ninh, an toàn điểm đến. Hình ảnh về đất nước thanh bình, chính trị ổn định đã gây
chọn ĐĐDL. Do vậy, ấn tượng tốt đẹp đó ngày càng gia tăng, sử dụng lợi thế, thế mạnh này để cạnh tranh thì Đà Nẵng cần tiếp tục làm tốt các vấn đề sau:
Tăng cường, đảm bảo an toàn và an ninh cho khách DL, đặc biệt là khách DL quốc tế; giảm thiểu tình trạng trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, chèo kéo,… tạo ấn tượng tin tưởng, bình yên cho du khách khi đi tham quan ở các tuyến điểm DL của Đà Nẵng. Bên cạnh đó, cần đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách bao gồm cả hoạt động tham quan đường thủy; tránh tình trạng chìm tàu, cháy tàu gây tổn hại về người và của cho khách DL.
Phát huy hơn nữa vai trò của Thanh tra DL, tổ công tác liên ngành dưới sự chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng, Sở DL Đà Nẵng cần tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các điểm DL, các DNDL. Nội dung kiểm tra việc thực hiện các qui định về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, bảo đảm an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng dịch vụ và hàng hóa cung cấp cho du khách trong những ngày cao điểm, dịp lễ, tết hay các sự kiện lớn và xử lý đúng qui định pháp luật các trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ thương hiệu DL thành phố Đà Nẵng. Mục đích kiểm tra là để ngăn chặn việc nâng giá phi lý, ép giá; phát hiện, ngăn chặn đối tượng tội phạm hình sự trà trộn vào khách DL để trộm cắp;
ngăn chăn nạn bán hàng rong, ăn xin, cò mồi tại khu vực tập trung đông khách DL.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức và thực hiện cam kết của du khách, cộng đồng dân cư giữ gìn trật tự xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh an toàn trên địa bàn, chủ động và ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong lĩnh vực DL; tự giác chấp hành những quy định an toàn giao thông, có ý thức tôn trọng du khách.
Xây dựng nếp sống văn minh đô thị; người dân ổn định cuộc sống, có việc làm, có nhà ở, có lối sống văn hóa, giàu tính nhân văn, thân thiện trong giao tiếp, ứng xử; tích cực bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự đô thị; từ đó tạo hình ảnh đẹp về ĐĐDL Đà Nẵng.
Tiếp nhận và giải quyết hợp lý các kiến nghị của du khách thông qua việc xác định rõ các chức năng, thẩm quyền của Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở DL,... nhằm đáp ứng và đem lại sự hài lòng cho du khách.
4.2.4.3. Thu hút đầu tư vào phát triển du lịch
Nhìn chung, các yếu tố khiến Đà Nẵng trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư là chi phí lao động thấp, số lượng người tiêu dùng đang gia tăng, nền kinh tế đang được tự do hoá và sự cải thiện của môi trường pháp lý. Tuy nhiên, các nhà đầu tư và doanh nhân đã thể hiện mối quan tâm về một số các vấn đề chính như: sự không rõ ràng trong thủ tục đầu tư, sự chậm chễ trong thủ tục hành chính, tình trạng tham nhũng,.. vì vậy, để thực hiện được Quy hoạch tổng thể đề ra, Đà Nẵng cần làm tốt các vấn đề sau:
lĩnh vực DL. Hiện nay, các nhà đầu tư chưa nắm rõ được những thông tin về lợi ích đầu tư, thủ tục yêu cầu liên quan đến giấy phép và những ưu đãi về thuế;
những chính sách còn chưa mang tính cạnh tranh so với các ĐĐDL khác. Do vậy, cần đa dạng hoá các hình thức kêu gọi đầu tư; tích cực thu hút các nhà đầu tư tiềm năng để hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng cho ĐĐDL Đà Nẵng cũng như những dự án trọng điểm về cơ sở lưu trú, giáo dục, y tế, môi trường,…
Khuyến khích sự đầu tư của các nhà đầu tư địa phương, giúp họ tạo dựng mối quan hệ với các nhà khai thác khách sạn quốc tế. Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư (IPA) cần đóng vai trò tích cực trong việc thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực tương tự trong tương lai từ các công ty quản lý điều hành khách sạn lớn nhất. Sở DL Đà Nẵngcần khuyến khích các nhà đầu tư tìm kiếm, theo đuổi sự đầu tư hợp tác với các nhà điều hành, công ty quản lý khách sạn quốc tế bởi họ có thể tự quản lý khách sạn với mức chi phí thấp hơn.
Hỗ trợ tối đa quá trình đầu tư thông qua thực hiện các quy trình làm giấy tờ, thủ tục, đăng ký đầu tư,…hoạt động này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu được nội dung áp dụng của những luật khác nhau,…
Cần đảm bảo cho các nhà đầu tư là những điểm tham quan mới, các sự kiện DL sẽ được Đà Nẵng hỗ trợ bao gồm cơ sở hạ tầng hỗ trợ các biển báo công cộng;
tài liệu tiếp thị như bản đồ DL và ấn phẩm DL,…
Xử lý hiệu quả các vấn đề với các nhà đầu tư và doanh nghiệp bao gồm cả các hội nghị quảng bá và thu hút đầu tư; quy trình thủ tục thông thoáng và sự hỗ trợ kịp thời.
Phối hợp, hỗ trợ giữa các Sở, Ban, Ngành có liên quan trong kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp; hạn chế tối đa sự chồng chéo trong kiểm tra làm mất thời gian và tăng các chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Đặc biệt với các DNDL thì chính quyền địa phương cần có chính sách ưu đãi như hỗ trợ vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, tập huấn kỹ năng phục vụ du khách, đảm bảo quyền lợi cho các DNDL,…