CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TỚI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH ĐÀ NẴNG
4.1. Dự báo, quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch của điểm đến Đà Nẵng
* Về khách DL:Để giữ vững mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch biển cao cấp, mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, TP Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2020 đón 9 - 9,5 triệu khách du lịch (trong đó có 3 - 3,5 triệu khách quốc tế và trên 5,8 triệu khách nội địa), Tốc độ tăng trưởng về lượng khách bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 13-14%.
* Về thu nhập từ DL: Mức tăng trưởng doanh thu sẽ giúp tăng đáng kể tỷ trọng của DL trong GDP toàn thành phố. Đà Nẵng đã đặt ra những mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế tập trung vào ngành dịch vụ vào năm 2020. Tăng trưởng trong ngành DL sẽ góp phần đáng kể vào quá trình chuyển đổi này. Dịch vụ du lịch phát triển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và quan trọng, bước đầu đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến du lịch lớn của khu vực và cả nước, có khả năng cạnh tranh quốc tế và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố.
Năm 2018, du lịch đóng góp trên 24% GRDP, trong đó đóng góp trực tiếp là 14%, trong đó đóng góp trực tiếp là 13,7% và đóng góp gián tiếp (lan tỏa) là 10,7%.Với tương quan tốc độ tăng trưởng giữa DL và tổng GDP, mục tiêu tăng gấp 2 lần tỷ trọng DL trong GDP của Đà Nẵng được cho là hợp lý; Đến năm 2020 phấn đấu tổng thu du lịch đạt 31.500 tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 19,7%.
* Về nguồn nhân lực DL: DL sẽ đóng góp vào KTXH của thành phố Đà Nẵng bằng cách tạo ra công ăn việc làm, mang lại việc làm ổn định trong các khách sạn, công ty điều hành tour DL, đại lý DL và các trung tâm mua sắm và nhà hàng ăn uống.Với dân số hơn 1,2 triệu người, lực lượng lao động chiếm hơn 55% dân số, đa số trẻ, năng động, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho thời kỳ phát triển mới của thành phố. Việc làm trực tiếp trong DL dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi để đáp ứng sự gia tăng lượng khách DL. Đến năm 2025 tạo việc làm cho trên 40.000 người lao động trực tiếp. Về số lượng lao động gián tiếp cũng sẽ tăng lên gần 60.000 vào năm 2020 (hiện tại cứ 01 lao động trực tiếp sẽ tương ứng với 1,5 lao động gián tiếp phục vụ cho DL song không phải là người tiếp xúc trực tiếp với khách DL, ví dụ các công ty phân phối thực phẩm, đồ uống).
để đáp ứng sự tăng trưởng lượt khách này vào năm 2020. Dựa trên số lượt khách dự kiến và để đáp ứng được nhu cầu này thì đòi hỏi phải có sự đầu tư gia tăng đáng kể về số lượng buồng khách sạn tại mỗi địa điểm. Năm 2018, tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Đà Nẵng ước tính có 785 cơ sở, với 35.615 phòng (tăng 92 cơ sở với 6.835 phòng so với năm 2017). Trong đó có 79 khách sạn từ 4-5 sao với 15.402 phòng (chiếm 43% trong tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố). Với con số này, Đà Nẵng vẫn có khả năng tiếp đón số lượt khách nhiều hơn nữa, - hiện tại công suất sử dụng buồng bình quân còn khá thấp vào khoảng 60% so với mức bình quân của toàn khu vực Đông Nam Á là 70%. Nếu công suất sử dụng buồng khách sạn của Đà Nẵng sẽ tăng lên 70% theo mức bình quân của toàn khu vực, thì mục tiêu cụ thể năm 2020, tổng số nhu cầu phòng CSLTDL dự kiến là 40.610 phòng, trong đó khối 4-5 sao là 14.538 phòngchiếm 35,8% tổng số phòng; khối 1-3 sao trở xuống là 21.117 phòng, chiếm 52% tổng số phòng (khối 1-2 sao chiếm 32,2% tổng số phòng). Năm 2025, tổng số nhu cầu phòng CSLTDL dự kiến là 74.435 phòng. Năm 2030, tổng số nhu cầu phòng CSLTDL dự kiến là 109.051 phòng. Định hướng phát triển CSLTDL theo từng khu vực nhất định như khu vực trọng điểm (các quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Hải Châu), khu vực ven sông ven biển, khu vực trung tâm, khu vực các tuyến đường khác…
4.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Đà Nẵng
* Quan điểm chung:
Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16/10/2003 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố” và mới đây Nghị quyết 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Bộ Chính trị (Khóa XII) ban hành đã tạo nền tảng để ngành Du lịch Đà Nẵng tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế, đưa Du lịch TP phát triển, thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục xây dựng thương hiệu, xây dựng thành phố trở thành trung tâm du lịch biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Ngành du lịch sẽ tập trung vào một số định hướng sau:
Một là, tập trung phát triển du lịch vào chiều sâu, hình thành các sản phẩm du lịch mới, có sức cạnh tranh cao. Ưu tiên phát triển theo 3 nhóm sản phẩm chính:
- Nhóm sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp.
- Nhóm sản phẩm du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE).
- Nhóm sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái, làng quê, làng nghề.
ẩm thực, chữa bệnh - làm đẹp, du lịch thể thao giải trí biển...
Hai là, nâng cao chất lượng dịch vụ theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo môi trường du lịch an ninh, an toàn, sạch đẹp, thân thiện và mang tính bền vững. Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực du lịch có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, gắn hoạt động đào tạo của nhà trường với thực tiễn của doanh nghiệp, xã hội.
Ba là, phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế: Làm tốt công tác nghiên cứu, xúc tiến thị trường để xác định đối tượng khách chủ lực của Đà Nẵng để có hướng đầu tư, khai thác thích hợp. Đẩy mạnh phát triển các thị trường Đông Bắc Á; duy trì và phát triển thị trường khách truyền thống khu vực Đông Nam Á, Tây Âu, Bắc Mỹ hướng đến mở rộng thì trường khách các nước Úc, Trung Đông, Ấn Độ, Nga và Đông Âu. Tiếp tục phát triển thị trường khách nội địa, chú trọng thu hút thị trường khách nghi dưỡng và du lịch MICE.
* Mục tiêu phát triển tổng thể
Thành phố Đà Nẵng tuân thủ định hướng tư tưởng của Đảng và Nhà nước, chủ trương chiến lược phát triển KTXH của quốc gia và vùng; xây dựng và bảo vệ đất nước. Phát triển phát triển KTXH của Đà Nẵng phải phù hợp với chiến lược quy hoạch phát triển của quốc gia, của vùng, của tỉnh và của các ngành; đầu tư xây dựng để trở thành động lực phát triển chính của quốc gia; là cửa ngõ thương mại và hợp tác kinh tế vùng, quốc gia và quốc tế.
Phát triển KTXH dựa trên cơ sở phát huy giá trị nguồn lực hiện có và các dự án mang tính đột phá có sự thúc đẩy từ bên ngoài; tận dụng hiệu quả lợi thế so sánh của Đà Nẵng bao gồm tài nguyên DL tự nhiên và giá trị văn hoá độc đáo.
Phát triển nguồn nhân lực được quan tâm đầy đủ như một trụ cột chính trong phát triển KTXH; đặc biệt liên quan đến việc phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phát huy các ứng dụng khoa học - công nghệ để đáp ứng các mục tiêu phát triển.
Phát triển kinh tế đi kèm các phương án đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao mức sống của người dân và bảo đảm phát triển xã hội, cân bằng giữa các tầng lớp dân cư đô thị và nông thôn.
Chủ động phát triển hợp tác quốc tế, đảm bảo ổn định biên giới, hoà bình, hợp tác và thân thiện với các nước làng giềng; bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới và biển đảo; duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và góp phần cải thiện vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Về phát triển các SPDL Đà Nẵng: Ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố nâng cao chất lượng SPDL hiện có và phát triển SPDL mới Cụ thể cần tập trung xây dựng hệ thống SPDL quy mô, chất lượng, đặc sắc - độc đáo, đa dạng và có giá trị cao để đáp ứng nhu cầu của du khách, phát triển các SPDL có gắn với các tài nguyên tự nhiên và văn hóa các địa phương. DL gắn với yếu tố cộng đồng để có cơ sở quy hoạch mạng lưới tổ chức khai thác DL hợp lý, có tính chất hỗ trợ nhau, phát huy các thế mạnh của mỗi điểm DL để tạo ra được những sản phẩm đặc thù, tránh chồng chéo, sao chép, gây hiệu ứng tiêu cực, đặc biệt có thể bổ trợ cho nhau để hình thành các tour tuyến DL có chất lượng và thời lượng đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm cũng như về thời gian tour của du khách.
Về không gian DL: Xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị du lịch biển theo hướng hiện đại, văn minh; một trung tâm DL của cả nước mang tầm quốc tế, một cửa ngõ DL đến Việt Nam được biết đến trong phạm vi toàn cầu.
Về đầu tư, xây dựng hạ tầng DL: chú trọng đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối hệ thống giao thông thành phố với các tỉnh lân cận, khu vực và quốc tế bằng đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không.Đà Nẵng cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án động lực, trọng tâm là các dự án: Xây dựng cảng Liên Chiểu, mở rộng và chuyển đổi cảng Tiên Sa, di dời Ga đường sắt và tái phát triển đô thị, dự án phối hợp với tỉnh Quảng Nam mở rộng cửa khẩu Đắc Ốc thành cửa khẩu quốc tế, nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng,...
Về quốc phòng, an ninh: Kết hợp phát triển DL với đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh vùng núi cao, biên giới.
Về VHXH: Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Đà Nẵng nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung; tạo thêm nhiều việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội; góp phần phát triển thể chất, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Về hội nhập và hợp tác quốc tế: Tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động khái thác tối đa các lợi thế và hạn chế các yếu tố bất lợi để phát triển.
Tăng cường liên kết vùng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và xúc tiến DL mở rộng không gian và thị trường DL.
Như vậy, có thể nói, với lợi thế so sánh về tài nguyên DL, đặc biệt là tài nguyên DL tự nhiên; với hệ thống CSHT và CSVCKTDL đang dần được đồng bộ và hiện đại thì những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể phát triển DL Đà Nẵng đến
trong thời gian tới.