Về đặc điểm của du khách quốc tế đến với Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (Đề tài NCKH) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Đà Nẵng của khách du lịch quốc tế (Trang 49 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN 2013-2018

2.2. Khái quát về thị trường khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng trong giai đoạn 2013-2018

2.2.2. Về đặc điểm của du khách quốc tế đến với Đà Nẵng

Theo kết quả khảo sát của Sở du lịch Đà Nẵng năm 2016, du khách quốc tế đến với Đà Nẵng đa số là du khách trẻ và trung niên nhưng vẫn không có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm tuổi.Khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng chủ yếu là từ 25 đến 45 tuổi, xếp sau đấy là đối tượng du khách từ 46 đến 60 tuổi, trên 60 tuổi và dưới 25 tuổi.

Trong nhóm du khách trẻ (dưới 45 tuổi), các du khách đến từ các nước Đông Nam Á chiếm tỷ lệ cao nhất, với 72,6%, tiếp đến là các du khách đến từ các nước Đông Bắc Á và châu Úc với tỷ lệ lần lượt là 53,5% và 53,6%. Ngược lại, đối với châu Âu và Bắc Mỹ, du khách trên 45 tuổi lại chiếm tỷ lệ cao hơn, tương ứng là 59,6% và 58,4%.

Đặc biệt, nhóm du khách trên 60 tuổi đến từ châu Âu chiếm đến 31%.

2.2.2.1. Đặc điểm của chuyến đi

Hình thức đi du lịch Đà Nẵng: Báo cáo về Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng cho biết phần lớn du khách đều lựa chọn tour du lịch cho chuyến đi của mình.

Tuy nhiên, dù đi theo hình thức nào thì việc tổ chức đi du lịch cùng gia đình, bạn bè vẫn được hầu hết khách du lịch quốc tế lựa chọn trong cuộc hành trình của mình.

Cụ thể, du lịch theo bạn bè và gia đình chiếm tỷ trọng lớn, 80,1% đối với du lịch theo tour và 72,5% đối với hình thức tự đi. Các du khách Bắc Mỹ và châu Úc thường ưa thích đi du lịch với gia đình trong khi đó du khách Đông Bắc Á, Đông Nam Á và châu Âu thường thích đi du lịch cùng bạn bè hơn .Du khách đi du lịch một mình chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt chỉ là 19,9% (theo tour) và 27,5% (tự đi).

Các dịch vụ du lịch được du khách sử dụng: Du khách quốc tế đến với Đà Nẵng được hỏi phần lớn đều sử dụng dịch vụ thưởng thức đặc sản ẩm thực (54,6%);

trong đó du khách Đông Bắc Á ưa thích thưởng thức đặc sản ẩm thực hơn cả (40,2% đã sử dụng dịch vụ này);tiếp đến là các dịch vụ mua sắm (42,91%); dịch vụ vận chuyển (31,03%) cũng nhận được sự quan tâm đáng kể của du khách quốc tế khi đến với Đà Nẵng.

Các dịch vụ về ngân hàng, viễn thông, y tế chỉ được một số ít du khách sử dụng khi đến với thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt, chỉ có 3,07% du khách đã sử dụng vụ dịch vụ y tế.

Thời gian lưu trú của du khách: Phần lớn các du khách quốc tế đều lưu trú ngắn ngày khi đến với thành phố Đà Nẵng. Tỷ lệ du khách lưu trú chỉ dưới một ngày tại Đà Nẵng chiếm tỷ lệ khá cao 45,3%; từ 1 đến 2 ngày chiếm 24,4%; từ 3 đến 5 ngày chiếm 24,2%, số ngày lưu trú trên 5 ngày chiếm tỷ lệ rất ít ( 6,1%)

Số ngày khách quốc tế lưu trú tại Đà Nẵng bình quân là 3,6 đêm, khách đi du lịch qua công ty lữ hành là 3,3 đêm và theo hình thức tự sắp xếp là 4,3 đêm. Khách Mỹ lưu trú với thời gian cao nhất (5,6 đêm), tiếp đến là khách Úc (4,3 đêm), khách Trung Quốc và quốc gia khác có thời gian lưu trú bằng nhau (3,7 đêm) và khách đến từ Malaysia có thời gian lưu trú thấp nhất (2,6 đêm).

Biểu đồ 2.2. Thời gian lưu trú của khách quốc tế tại Đà Nẵng

( Nguồn: Sở Du lịch TP. Đà Nẵng ) Chi tiêu của khách du lịch: Với thời gian lưu trú ngắn, chi tiêu của phần lớn du khách quốc tế khi đến với Đà Nẵng chỉ ở mức khá thấp, 92,3% du khách chỉ chi tiêu dưới mức 2000 USD/người.

Cụ thể, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵngcó đến 70,8% du khách được khảo sát chi tiêu dưới mức 500 USD; 15% chi tiêu từ 500 - dưới 1000 USD; 6,5% chi tiêu từ 1000 - dưới 2000 USD. Số lượng du khách chi tiêu trên 2000 USD chiếm tỷ lệ thấp chỉ 7,6%. Đặc biệt các du khách ĐôngBắc Á chi tiêu trên 500 USD chiếm tỷ trọng khá lớn. Bên cạnh đó, chi tiêu của nhóm du khách Bắc Mỹ và Đông Nam Á cũng ở mức khá.Tổng số tiền chi tiêu bình quân chung của 1 lượt khách quốc tế tại Đà Nẵng là trên 5,32 triệu đồng.

Kháchđi theo tour có mức chi tiêu bìnhquân 4,29 triệu đồng, cao hơn so với khách tự sắp xếp là 3,1 triệu đồng. Khách Mỹ có mức chi tiêu cao nhất (14,4 triệu đồng), tiếp đến là Singapore (8,94 triệu đồng), lần lượt đến Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Du khách đến từ Trung Quốc và Pháp có mức chi tiêu thấp nhất, lần lượt là 3,6 triệu đồng và 3 triệu đồng. Trong khi đó, tổng số chi tiêu bình quân chung của một lượt khách nội địa tại Đà Nẵng là 2,75 triệu đồng.

Báo cáo cũng chỉ ra, chi tiêu bình quân 1 lượt khách quốc tế chủ yếu cho dịch vụ thuê phòng, ăn uống và đi lại (72,3%), trong đó dịch vụ thuê phòng là cao nhất (33,4%) , các dịch vụ còn lại chiếm tỷ trọng khá thấp, thấp nhất là chi cho dịch vụ y tế (0,1%).

Biểu đồ 2.3. Mức chi tiêu của khách du lịch khi đến Đà Nẵng

(Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng ) 2.2.2.2. Động cơ đi du lịch tại Đà Nẵng

Trong những nguyên nhân lựa chọn điểm đến Đà Nẵng, các du khách quốc tế hầu hết đều lựa chọn Đà Nẵng là một địa điểm để khám phá và trải nghiệm, bao gồm 3 lý do cụ thể sau: để khám phá thêm một điểm đến mới, để được thăm danh lam thắng cảnh của Đà Nẵng đã biết nhưng chưa từng đến, muốn tìm hiểu và trải nghiệm về văn hóa miền Trung Việt Nam. Các lý do khác như: để thăm lại điểm du lịch đã từng đến và yêu thích nhưng chưa khám phá hết, để thăm người thân ở đây, công tác/công vụ, tìm kiếm cơ hội đầu tư chiếm tỷ lệ khá thấp. Đặc biệt, du khách đến Đà Nẵng để thăm lại điểm du lịch đã từng đến và yêu thích nhưng chưa khám phá hết cũng chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn 12,43%. Tuy nhiên, vẫn có một số lượng không nhỏ các du khách đến với Đà Nẵng chỉ vì quá cảnh chốc lát để đi Hội An/Huế/Tây Nguyên hay bởi vì hành trình chuyến du lịch thiết kế có điểm đến là Đà Nẵng

Theo Báo cáo về Hành vi mua khách du lịch quốc tế đế Đà Nẵng của Sở DL TP Đà Nẵng, đối với từng nhóm du khách, có những sự khác biệt về lý do đến Đà Nẵng du lịch. Tỷ lệ du khách Đông Nam Á đến Đà Nẵng để được thăm những danh

lam thắng cảnh đã biết nhưng chưa từng đến cao hơn hẳn so với các nhóm khác với tỷ lệ 46%.

Bên cạnh đó phần lớn du khách Đông Nam Á đều lựa chọn Đà Nẵng làm địa điểm du lịch chính, họ không đến Đà Nẵng chỉ vì quá cảnh chốc lát để đi Hội An/Huế/Tây Nguyên, hay bởi vì hành trình chuyến du lịch thiết kế có điểm đến là Đà Nẵng. Trong khi đó tỷ lệ lượng du khách từ các quốc gia Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc đến Đà Nẵng chỉ để quá cảnh đi Hội An/Huế/Tây Nguyên là khá lớn

2.2.2.3. Thái độ đối với điểm đến Đà Nẵng

- Đánh giá về các điểm đến/khu du lịch ở Đà Nẵng

Đến với Đà Nẵng, Viện cổ chàm, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn và bãi biển Non nước là ba địa điểm được du khách quốc tế đánh giá khá cao so với nhiều điểm đến du lịch khác trên địa bàn thành phố. Trong khi đó, các khu du lịch Sơn Trà và Bà Nà vẫn chưa thu hút được nhiều sự chú ý của khách du lịch quốc tế.

- Đánh giá của khách du lịch sau khi đến Đà Nẵng

Các yếu tố như nhân viên tại các khách sạn/nhà hàng/điểm đến nhiệt tình, trung thực; người dân địa phương thân thiện; bãi biển đẹp và phong cảnh thiên nhiên đa dạng là bốn chỉ tiêu được các du khách quốc tế tán thành sau khi đến Đà Nẵng.

Ngược lại, các yếu tố như: lễ hội dân gian/festival thu hút; dịch vụ giải trí phong phú; các loại hình du lịch đa dạng; mua sắm được nhiều quà lưu niệm không được các du khách quốc tế đánh giá cao sau khi đến Đà Nẵng; dặc biệt là các chỉ tiêu về sự thu hút của các lễ hội dân gian/festival; sự phong phú của các dịch vụ giải trí; các loại hình du lịch đa dạng và mua sắm được nhiều quà lưu niệm.

Nhóm du khách châu Âu đánh giá rất thấp đối với sự thu hút của các lễ hội dân gian/festival, sự đa dạng của các dịch vụ giải trí cũng như sự đáp ứng về các sản phẩm lưu niệm khi du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Các du khách Đông Nam Á lại khá khắt khe trong đánh giá về yếu tố con người Đà Nẵng đối với các hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn/nhà hàng cũng như sự thân thiện của người dân. Bên cạnh đó các yếu tố về sự thuận tiện của đường xá, phương tiện đi lại, sự phù hợp của giá cả và các loại phí dịch vụ cũng không được họ đánh giá cao. Đồng thời du khách Đông Bắc Á cũng đánh giá không tốt về sự nhiệt tình, trung thực của các nhân viên khách sạn/nhà hàng. Ngược lại, các yếu tố được nhóm nghiên cứu đưa ra hầu hết đều được các du khách châu Úc đánh giá khá cao.

2.2.2.4. Cách tiếp cận nguồn thông tin về điểm đến Đà Nẵng

Bên cạnh việc tiếp cận các điểm đến du lịch từ các nguồn thông tin truyền thống như tạp chí, sách hướng dẫn du lịch, brochure (lữ hành, khách sạn). Với sự phát

triển của công nghệ thông tin và truyền thông như hiện nay, du khách sẽ có nhiều phương tiện lựa chọn để có thể tiếp cận được các điểm đến. Trong số các nguồn thông tin về điểm đến Đà Nẵng mà khách hàng tìm hiểu để đi du lịch, nguồn thông tin quan trọng đối với họ lần lượt là từ bạn bè đồng nghiệp, mạng xã hội, sách hướng dẫn du lịch.

Biểu đồ 2.4. Nguồn thông tin biết đến Đà Nẵng của khách du lịch quốc tế ( Nguồn: Sở Du lịch TP. Đà Nẵng) Tuy nhiên, có những sự khác biệt giữa các nhóm du khách đối với cách tiếp cận nguồn thông tin du lịch. Đối với các du khách Bắc Mỹ thì nguồn thông tin từ báo điện tử được họ đánh giá là nguồn thông tin quan trọng nhất, sau đó là tham khảo thông tin điểm đến từ bạn bè/đồng nghiệp/người thân và từ sách hướng dẫn du lịch. Đối với du khách Úc, họ lại đặc biệt coi trọng nguồn thông tin từ bạn bè/đồng nghiệp/người thân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, nghiên cứu đã khái quát về du lịch Đà Nẵng, các kết quả hoạt động kinh doanh DL của Đà Nẵng đã đạt được trong giai đoạn 2013 - 2018 và phân tích đặc điểm của khách du lịch quốc tế đã đến Đà Nẵng. Kết quả phân tích cho thấy du lịch Đà Nẵng đang ngày càng phát triển cả về chất lẫn về lượng; tuy nhiên, sự phát triển này còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có của Đà Nẵng. Những kết quả này sẽ làm cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút khách DL quốc tế tới Đà Nẵng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (Đề tài NCKH) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Đà Nẵng của khách du lịch quốc tế (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)