CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI HỌC KIẾN TẠO MÔN KHOA HỌC CHO SINH VIÊN
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Thực trạng kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo môn Khoa học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
Để tìm hiểu thực trạng kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo môn Khoa học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát trực tiếp sinh viên và giảng viên ngành Giáo dục tiểu học [XT, PL1], kết quả thu được cụ thể như sau.
2.2.1.1. Nhận thức của sinh viên về học tập kiến tạo
Từ bảng 2.1 ta thấy, có tới trên 50% sinh viên được hỏi chưa có nhận thức đúng về lí thuyết kiến tạo, về học tập kiến tạo. Phần đông quan niệm của sinh viên đồng nhất mọi kiểu dạy học mới, lí thuyết dạy học mới về kiểu dạy học lấy học sinh làm trung tâm, kiểu dạy học phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh mà chưa có hiểu biết thực sự đầy đủ, chưa chỉ ra được điểm khác biệt, mấu chốt nhất để phân biệt các phương pháp, chiến lược, quan điểm dạy học.
Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên về học tập kiến tạo
Quan niệm về học tập kiến tạo Số lượng Tỉ lệ % 1a. Là chiến lược học tập trong đó người học được giáo
viên cung cấp, trang bị kiến thức một chiều. 87 8,83 1b. Là kiểu học tập chủ động, mang tính chất tìm tòi,
phát hiện và giải quyết vấn đề hoặc tích lũy và phát
triển giá trị của người học. 152 15,43
1c. Là kiểu học tập đề cao tính tích cực, chủ động của
người học trong tìm kiếm và khám phá tri thức. 319 32,39 1d. Là kiểu học tập trong đó người học dựa vào vốn
kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để tự tạo dựng
tri thức mới. 427 43,35
1e. Ý kiến khác
0 0,00 Kết quả điều tra sinh viên này cũng tương đối phù hợp với những nhận định, đánh giá của giảng viên về hiểu biết của sinh viên đối với lí thuyết kiến tạo và học tập kiến tạo.
Bảng 2.2. Đánh giá của giảng viên đối với hiểu biết của SV về LTKT và HTKT Đánh giá hiểu biết của sinh viên về lí thuyết kiến tạo
và học tập kiến tạo Số lượng Tỉ lệ %
6a. Rất tốt 11 10,28
6b. Tốt 28 26,17
6c. Bình thường 52 48,60
6d. Chưa có hiểu biết 16 14,95
Đánh giá chung của giảng viên về hiểu biết cơ bản của sinh viên đối với lí thuyết kiến tạo, học tập kiến tạo là ở mức trung bình (48,60%). Cũng có một tỉ lệ không nhỏ giảng viên đánh giá là sinh viên chưa hề có hiểu biết, chưa hề được tiếp cận với lí thuyết dạy học tiềm năng này.
Cũng để tìm hiểu về nhận thức của sinh viên đối với lí thuyết kiến tạo, học tập kiến tạo, chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến chuyên gia theo câu hỏi 1 trong phiếu hỏi ý kiến chuyên gia [XT, PL1]. Một số chuyên gia là giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học chia sẻ, trong chương trình giảng dạy các môn Phương pháp dạy học chuyên ngành hầu như rất ít đề cập tới các phương pháp dạy học hiện đại. Phần lớn tập trung vào cách dạy và các học theo lối truyền thống như đàm thoại, quan sát, thuyết trình, thí nghiệm. Chính vì thế sinh viên chưa có nhiều điều kiện để tiếp cận với các lí thuyết giáo dục hiện đại nói chung và lí thuyết kiến tạo nói riêng.
Đây cũng được xem là hạn chế lớn của việc dạy học các học phần về lí luận dạy học và là hạn chế của quá trình đào tạo giáo viên nói chung cần được nhanh chóng khắc phục.
Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về đặc trưng của học tập kiến tạo Đặc trưng của học tập kiến tạo Số lượng Tỉ lệ % 2a. Tri thức được cá nhân tạo nên phù hợp và đáp ứng
được yêu cầu của tự nhiên và thực trạng xã hội đặt ra. 376 38,17 2b. Người học hình thành được tri thức mới theo quá
trình: Dự báo Kiểm nghiệm Thất bại Thích nghi Tri thức mới.
404 41,02 2c. Tri thức là sản phẩm của con người và được tạo ra
cả về mặt xã hội và văn hóa. 264 26,80
2d. Các tương tác xã hội làm nảy sinh ra tri thức ở mỗi
cá nhân người học. 343 34,82
2e. Tri thức người học có được trong quá trình học tập
là nhờ sự truyền đạt, chỉ dẫn của người dạy. 566 57,46 2f. Người học luôn dựa vào vốn hiểu biết đã có để xây
dựng nên tri thức mới cho bản thân. 494 50,15
Để đánh giá sâu hơn mức độ nắm bắt về lí thuyết kiến tạo của sinh viên, chúng tôi đưa ra câu hỏi khảo sát số 2 trong Phiếu điều tra dành cho sinh viên về đặc trưng của học tập kiến tạo. Kết quả khảo sát cho thấy, đánh giá của sinh viên với các đặc trưng của kiểu học tập kiến tạo rất trung tính.
Tỉ lệ lựa chọn dao động ở mức 40%. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên (57,46%) lựa chọn phương án 2e – không phải là đặc trưng của kiểu học tập kiến tạo. Điều này cho thấy, sinh viên chưa có nhiều điều kiện tìm hiểu về lí thuyết dạy học kiến tạo.
Như vậy, kết quả đánh giá cả từ phía sinh viên, giảng viên và chuyên gia trên đây cho thấy, nhìn chung hiểu biết của sinh viên về lí thuyết kiến tạo, học tập kiến tạo còn nhiều hạn chế. Do vậy, để hình thành được kĩ năng thiết kế bài học cho sinh viên theo lí thuyết kiến tạo, thì công việc trước tiên cần thực hiện là bổ trợ nhận thức cho sinh viên về lí thuyết dạy học này theo các cách khác nhau như bổ sung nội dung dạy học theo định hướng đổi mới vào các môn phương pháp dạy học chuyên ngành, xây dựng chuyên đề để bồi dưỡng kiến thức về lí luận dạy học hiện đại cho sinh viên.
2.2.1.2. Nhận thức của sinh viên về đơn vị bài học trong dạy học
Số liệu thống kê từ bảng trên cho thấy, có tới hơn một nửa số sinh viên được hỏi (53,91%) có nhận thức chưa đúng về đơn bị bài học trong dạy học.
Trong đó, có 27,21% sinh viên nhầm lẫn đơn vị bài học với hình thức dạy học, tức là nhầm lẫn giữa nội dung dạy học và phương thức dạy học. Có 26,70% số sinh viên được hỏi đã đồng nhất đơn vị bài học với kế hoạch dạy
học hay giáo án để lên lớp.
Bảng 2.4. Quan niệm của sinh viên về đơn vị bài học
Quan niệm về đơn vị bài học Số lượng Tỉ lệ % 3a. Là một hình thức dạy học và nó được phân biệt với
các hình thức dạy học khác như tham quan, thực hành,
semina… 268 27,21
3b. Là đơn vị nội dung cơ bản được sử dụng để tổ chức
dạy học trong một môn học nhất định. 454 46,09 3c. Là bản thiết kế dạy học trong một môn học cụ thể
và trong một đơn vị thời gian xác định. 263 26,70
3d. Cách hiểu khác 0 0,00
Những hạn chế trong hiểu biết của sinh viên về đơn vị bài học sẽ là một trong những trở lực không nhỏ, làm ảnh hưởng tới việc hình thành kĩ năng thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo cho các em và đương nhiên trong các biện pháp đề xuất để hình thành kĩ năng này cho sinh viên cần thiết có các nội dung để bổ khuyết cho các em những kiến thức lí luận không chỉ về dạy học kiến tạo, mà cả đơn vị bài học, cách thiết kế bài học…
Một thực tế ngày nay mà nhiều chuyên gia được hỏi đánh giá là đang có sự nhầm lẫn giữa một số khái niệm gần gũi như bài học, giáo án, bài giảng.
Khái niệm bài học có nội hàm chính là bản thiết kế hoạt động học tập của học sinh trên lớp học. Trong đó mô tả rõ từ mục tiêu bài học, các hoạt động với các thao tác và quy trình thực hiện cụ thể, các đồ dùng, phương tiện học sinh cần sử dụng để học tập… và điểm mấu chốt ở đây, bài học là đối tượng tác động, sử dụng của người học. Còn khái niệm bài giảng để chỉ bản thiết kế dạy học của người giáo viên khi lên lớp. Về cơ bản thì cả bài giảng và bài học đều mô tả hoạt động của học sinh, song bài giảng được thầy sử dụng để dạy học,
học sinh không sử dụng tới kế hoạch dạy học. Khái niệm giáo án ngày nay được sử dụng tương tự như khái niệm bài giảng.
2.2.1.3. Đánh giá của sinh viên về vai trò của bài học kiến tạo trong việc phát triển nhận thức và tư duy của học sinh tiểu học
Bảng 2.5. Đánh giá của sinh viên về vai trò của bài học kiến tạo Đánh giá về vai trò của bài học kiến tạo trong việc
phát triển nhận thức, năng lực tư duy cho học sinh tiểu học
Số lượng Tỉ lệ %
4a. Rất tốt 213 21,62
4b. Tốt 429 43,55
4c. Bình thường 325 32,99
4d. Không tốt 18 1,83
Từ bảng trên ta thấy, có tới 65,17% số sinh viên được hỏi đánh giá cao về vai trò của bài học kiến tạo trong việc phát triển nhận thức cũng như năng lực tư duy của học sinh tiểu học. Kết quả đánh giá này của sinh viên về vai trò của lí thuyết kiến tạo không hề mâu thuẫn với hiểu biết của sinh viên về chính lí thuyết kiến tạo. Bởi có thể trong nhận thức của sinh viên, nội hàm của lí thuyết kiến tạo chưa thực sự sáng rõ, song ý thức để tiếp nhận cái mới, cái tiến bộ ở các em rất lớn. Trong tiềm thức của sinh viên đã hình thành được một tư tưởng cốt lõi, những cái tiến bộ, cái mới, cái phù hợp với xu thế của thời đại sẽ đem lại kết quả tích cực và lí thuyết kiến tạo sẽ giúp cho học sinh học tập hiệu quả hơn.
2.2.1.4. Hiểu biết của sinh viên về kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo
Kết quả khảo sát cho thấy, việc xác định các kĩ năng thành phần trong hệ thống kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo của sinh viên tương đối tốt.
Có tới 62,34% số sinh viên được hỏi xác định kĩ năng phân tích bài học để
tìm ra nội dung hợp lí và thiết kế thành hoạt động học tập kiến tạo. Trên 79% số sinh viên xác định kĩ năng thiết kế các hoạt động học tập tìm tòi, phát hiện cho học sinh. Kĩ năng phân tích đặc điểm nhận thức và học tập của người học có tỉ lệ sinh viên lựa chọn gần 50%. Kĩ năng thiết kế phương pháp hướng dẫn, trợ giúp của giáo viên có tỉ lệ sinh viên lựa chọn là gần 40%. Riêng kĩ năng thiết kế môi trường học tập của học sinh có tỉ lệ sinh viên lựa chọn thấp (27,51%).
Bảng 2.6. Hiểu biết của sinh viên về kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo Các kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo Số lượng Tỉ lệ % 5a. Phân tích bài học để tìm ra nhưng nội dung trọng
tâm có thể tổ chức học tập bằng kiến tạo. 614 62,34 5b. Phân tích đặc điểm nhận thức và học tập của người
học. 437 44,37
5c. Thiết kế các hoạt động học tập tìm tòi, phát hiện
cho học sinh. 782 79,39
5d. Thiết kế phương pháp hướng dẫn, trợ giúp của giáo
viên. 356 36,14
5e. Thiết kế môi trường học tập của học sinh. 271 27,51
5f. Các kĩ năng khác:… 22 2,23
Nguyên nhân chính của thực trạng này là do xưa nay không chỉ sinh viên mà cả giảng viên thường chỉ quan tâm tới các phương tiện, công cụ dạy và học, đồng nhất các yếu tố này như là môi trường dạy học. Trên thực tế, yếu tố môi trường trong dạy học có nội hàm rộng lớn hơn nhiều, nó không chỉ bao gồm các phương tiện, công cụ dạy học mà cả các yếu tố quan hệ, tâm lí của cả người học và người dạy.
Có một lượng nhỏ sinh viên được hỏi (2,23%) đề xuất thêm các kĩ năng khác. Trong đó các ý kiến tập trung chủ yếu vào các kĩ năng cụ thể như: kĩ
năng thiết kế câu hỏi, kĩ năng thiết kế quy trình kiến tạo tri thức mới của học sinh, kĩ năng thiết kế đồ dùng phương tiện học tập của học sinh… Về cơ bản, các kĩ năng mà sinh viên đề xuất thêm đều được bao chứa, đều là các kĩ năng thành phần của các kĩ năng đưa ra khảo sát.
Kết quả khảo sát trên đây cho thấy, sinh viên đã nắm bắt được khá đầy đủ các kĩ năng cần có để thiết kế bài học môn Khoa học theo lí thuyết kiến tạo. Đây là một lợi thế lớn để rèn luyện, bồi dưỡng kĩ năng quan trọng này cho sinh viên. Vì để rèn luyện, hình thành bất kì một kĩ năng nào cho người học nói chung thì việc làm trước tiên là giúp cho họ nhận diện và nắm bắt được loại kĩ năng ấy, tức là biết kĩ năng đó là gì, thao tác hay phương thức tiến hành ra sao, sau đó mới tổ chức thực hành, làm việc thực tế dần dần mới có được kĩ năng mong muốn.
2.2.1.5. Đánh giá kĩ năng thiết kế bài học của sinh viên ngành Giáo dục tiểu học
Bảng 2.7. Sinh viên tự đánh giá về kĩ năng thiết kế bài học
Sinh viên tự đánh giá về kĩ năng thiết kế bài học Số lượng Tỉ lệ %
6a. Rất tốt 114 11,57
6b. Tốt 298 30,25
6c. Bình thường 469 47,61
6d. Chưa có kĩ năng 104 10,56
Kết quả thống kê bảng trên cho thấy, phần lớn số sinh viên được hỏi tự đánh giá kĩ năng thiết bài học của bản thân ở mức bình thường (gần 50%). Có một tỉ lệ không nhỏ số sinh viên tự đánh giá là bản thân chưa có kĩ năng (10,56%).
11.57 6.54
30.25 21.5
47.61 32.71
10.56 39.25
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Rất tốt Tốt BT Chưa có
SV GV
Hình 2.1. So sánh đánh giá của SV và GV về kĩ năng thiết kế BHKT của SV Kết quả tự đánh giá của sinh viên về vấn đề này tương đối trùng khớp với những đánh giá của giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy (Hình 2.1.).
Từ bảng 2.7. cho thấy chỉ có khoảng 28% số giảng viên được hỏi đánh giá là sinh viên đã có kĩ năng thiết kế bài học ở mức độ tốt. Gần 30% giảng viên đánh giá là sinh viên bước đầu có kĩ năng thiết kế bài học. Còn lại gần 40%
giảng viên đánh giá là sinh viên chưa có được kĩ năng quan trọng này.
Bảng 2.8. Giảng viên đánh giá kĩ năng thiết kế bài học của sinh viên Giảng viên đánh giá về kĩ năng
thiết kế bài học của sinh viên Số lượng Tỉ lệ %
5a. Rất tốt 7 6,54
5b. Tốt 23 21,50
5c. Bình thường 35 32,71
5d. Chưa có kĩ năng 42 39,25
Để có thêm thông tin đánh giá về vấn đề này, chúng tôi đã xin ý kiến
chuyên gia theo câu hỏi số 2 trong phiếu xin ý kiến chuyên gia [XT, PL1].
Phần lớn các chuyên gia được hỏi đều có chung một nhận xét. Kĩ năng thiết kế bài học của sinh viên nói chung chưa tốt. Mỗi khi được yêu cầu thiết kế bài học cho một môn bất kì trong các hoạt động học tập môn phương pháp dạy học chuyên ngành hay trong hoạt động thực hành, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thì việc đầu tiên sinh viên nghĩ đến là tìm kiếm các tài liệu hướng dẫn thiết kế, sách giáo viên để tham khảo ý tưởng. Sinh viên ít có sự mày mò, sáng tạo, tự tìm kiếm những đường hướng mới trong thiết kế bài học.
Qua những phân tích trên đây ta có thể bước đầu khẳng định rằng nhìn chung sinh viên chưa có kĩ năng thiết kế bài học, đặc biệt là kĩ năng thiết kế bài học theo định hướng đổi mới, theo các triết lí, tư tưởng dạy học hiện đại như lí thuyết kiến tạo. Đây là một trong những thiếu hụt lớn đang tồn tại trong các trường sư phạm nói chung và đối với sinh viên ngành Giáo dục tiểu học nói riêng. Cũng qua đây một lần nữa có thể khẳng định rằng, định hướng nghiên cứu của đề tài hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Góp phần hình thành cho sinh viên sư phạm ngành Giáo dục tiểu học kĩ năng nghề nghiệp quan trọng – thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo hướng vào việc hình thành năng lực tự học cho học sinh tiểu học.
2.2.2. Thực trạng công tác rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học môn Khoa học theo lí thuyết kiến tạo cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
2.2.2.1. Nhận thức của giảng viên về học tập kiến tạo
Bảng 2.9. Nhận thức của giảng viên về học tập kiến tạo
Quan niệm của giảng viên về học tập kiến tạo Số lượng Tỉ lệ % 1a. Là chiến lượng học tập trong đó đề cao hoạt động
giáo viên cung cấp, trang bị kiến thức cho người học. 3 2,80 1b. Là kiểu học tập chủ động, mang tính chất tìm tòi, 12 11,21
phát hiện và giải quyết vấn đề hoặc tích lũy và phát triển giá trị của người học.
1c. Là kiểu học tập đề cao tính tích cực, chủ động của
người học trong tìm kiếm và khám phá tri thức. 17 15,89 1d. Là kiểu học tập trong đó người học dựa vào vốn
kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để tự tạo dựng tri thức mới.
69 64,49
1e. Ý kiến khác 6 5,61
Kết quả thống kê từ bảng trên cho thấy phần lớn giảng viên được hỏi (64,49%) có nhận thức đúng về kiểu học tập kiến tạo (phương án 1d). Số giảng viên còn lại (trên 27%) đa phần đồng nhất học tập kiến tạo với các kiểu học tập tích cức, học tập theo hướng tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề. Mặc dù những giảng viên này chưa xác định được điểm then chốt, tính độc đáo làm nên đặc trưng của kiểu học tập kiến tạo đó là kiểu học tập dựa vào nền tảng hiểu biết, vốn kinh nghiệm của bản thân, dựa vào tương tác xã hội để tự xây dựng tri thức mới. Song xét trên phương diện tổng thể, kiểu học tập kiến tạo thuộc kiểu học tập coi trọng vai trò của người học, dựa vào chính hoạt động của người học để xây dựng nên tri thức mới. Do đó sự sai khác, lệch pha trong quan niệm có thể coi như một sai sót nhỏ, có thể chấp nhận được. Một số giảng viên đưa ra quan niệm khác, các ý kiến chủ yếu tập trung vào các quan niệm: học tập kiến tạo là kiểu học tập học sinh trao đổi, tương tác, thảo luận với thầy, với bạn để tự xây dựng kiến thức cho bản thân, học tập kiến tạo là quá trình người học thích nghi với môi trường thông qua các hoạt động đồng hóa và điều ứng các tri thức và kinh nghiệm sẵn có của mình sao cho thích ứng với môi trường… Về cơ bản, các ý kiến bổ sung cho quan niệm về dạy học kiến tạo của các giảng viên không mâu thuẫn với quan niệm mà