Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trong môn khoa học (Trang 97 - 103)

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THIẾT KẾ BÀI HỌC

3.2. Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo

3.2.1. Xây dựng và áp dụng qui trình chung rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo

Hình 3.1. mô tả qui trình và cũng là chu trình rèn luyện kĩ năng TKBHKT gồm 5 bước cơ bản. Nó là chu trình vì các bước này có thể lặp lại nhiều lần trong khi sinh viên rèn luyện kĩ năng. Qui trình bao hàm tất cả những hoạt động rèn luyện kĩ năng TKBHKT được mô tả trong các bước và được trình bày trong tất cả các biện pháp sau.

3.2.1.1. Nghiên cứu lí thuyết kiến tạo, lí thuyết bài học và bài học kiến tạo trong dạy học môn Khoa học

Việc nghiên cứu phần lí thuyết được thực hiện trong các môn học Tâm lí học, Giáo dục học và Phương pháp dạy học bộ môn và các seminar ngoại khóa. Mỗi môn học chú ý nhấn mạnh đến các lí thuyết học tập trong khuôn khổ môn học đó, kể cả lí thuyết học tập kiến tạo.

Hình 3.1. Qui trình chung rèn luyện KNTKBHKT

Tuy vậy, về bài học kiến tạo và kĩ năng TKBHKT thì sinh viên phải tham gia các semina chuyên đề và tự nghiên cứu tài liệu chuyên biệt dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Nghiên cứu lí thuyết và suy nghĩ về việc ứng dụng nó vào học tập và giảng dạy chủ yếu là nhiệm vụ tự học của sinh viên. Song giảng viên phải có kế hoạch và biện pháp hướng dẫn họ học cái gì và học như thế nào. Những hoạt động cụ thể của bước này bao gồm:

- Phát triển một chuyên đề tự học Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo, trong đó chỉ ra nội dung mà sinh viên phải học và hướng dẫn các hoạt động rèn luyện như thế nào trong học tập, trong các điều kiện khác.

2. Nghiên cứu mẫu

kĩ năng TKBHKT

3. Thực hành TK BHKT để học KN

4. Phát triển KN sang thiết kế các BH khác 1. Nghiên

cứu lí thuyết về bài học

kiến tạo

5. Đánh giá và tự đánh giá điều chỉnh

Qui trình chung rèn luyện kĩ năng

thiết kế bài học kiến tạo môn Khoa

học ở tiểu học

Chuyên đề này được thực hiện trong quĩ thời gian tự học nhưng vẫn được tổ chức bởi nhóm, tổ hay lớp do cán sự lớp chủ trì có sự tham gia và tư vấn của giảng viên hay các chuyên gia khoa học.

- Tư vấn và hỗ trợ thư viện sắp xếp những nguồn học liệu tập trung vào các chủ đề lí thuyết học tập, học tập kiến tạo, bài học, kĩ năng dạy học, kĩ năng thiết kế bài học, bài học kiến tạo v.v…, tức là hình thành những Tủ sách chuyên môn dễ tiếp cận. Những Tủ sách này được xây dựng không chỉ do trường, mà sinh viên cũng tham gia cung cấp tư liệu. Qua hoạt động này sinh viên đã trải nghiệm được ít nhiều về những chủ đề đó vì các em phải trực tiếp tra cứu, sưu tầm, học hỏi và chia sẻ qua các kênh khác nhau thì mới hoàn thành được công việc.

3.2.1.2. Phân tích nội dung và cấu trúc, nguyên tắc và qui tắc của bài học kiến tạo để hiểu mẫu kĩ năng và thực hành từng phần

Do kĩ năng TKBHKT là kĩ năng phức tạp nên phải nghiên cứu mẫu kĩ năng thật kĩ lưỡng. Đó là bước bắt buộc trước khi học kĩ năng. Ở đây phải kết hợp học lí thuyết với thực hành trực tiếp những điều vừa học. Ví dụ, học lí thuyết về thiết kế mục tiêu học tập kiến tạo thì cần thực hành ngay việc thiết kế mục tiêu của một vài bài học. Sinh viên thực hiện những hoạt động cơ bản sau đây dưới các hình thức tự học, sinh hoạt semina, nghiên cứu và làm bài tập ở nhà.

- Lựa chọn chủ đề nghiên cứu về một kĩ năng thiết kế thành phần, ví dụ kĩ năng thiết kế mục tiêu của bài học kiến tạo, kĩ năng thiết kế nội dung của bài học kiến tạo, kĩ năng thiết kế hoạt động của bài học kiến tạo v.v… để nghiên cứu cá nhân hoặc nghiên cứu theo nhóm. Các em có thể tổ chức nhóm như một dự án học tập và phân công nhau từng việc cụ thể như sưu tầm tư liệu, tóm tắt, dịch thuật văn bản, khái quát hóa hay tổng hợp kết quả nghiên cứu, viết báo cáo chuyên đề v.v… Trong dự án hay hoạt động này, sinh viên

mô tả và phân tích kĩ lưỡng các thao tác của kĩ năng cụ thể về mặt lí thuyết và thảo luận về việc ứng dụng lí thuyết đó vào thiết kế bài học.

- Tiếp theo sinh viên sẽ áp dụng lí thuyết để học kĩ năng thành phần của mình hay của nhóm mình đã chọn. Các em tiến hành thiết kế thực sự theo lí thuyết đã chỉ dẫn và theo những gì mình đã hiểu. Hành động này có thể làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi trình diễn kĩ năng thành phần đó tương đối rõ ràng và giải thích được cách làm về mặt lí luận trên ví dụ một tài liệu bài học môn Khoa học.

- Trong khi trình diễn kĩ năng thì nhóm nhận xét, góp ý, bổ sung, phê phán kĩ năng đó của cá nhân. Nếu là học nhóm hay dự án thì các em thảo luận để tìm kiếm hình mẫu tốt hơn cả trong nhóm để khái quát hóa kết quả cuối cùng. Việc học cá nhân hay nhóm đều trải qua giai đoạn chia sẻ và xử lí nhóm như vậy mới sáng tỏ được nhiều khía cạnh sâu sắc của lí thuyết và kĩ năng TKBHKT. Hình thức để tiến hành việc này vẫn là sinh viên tự quản, tự tổ chức dưới sự khuyến khích của bộ môn, của giảng viên hoặc dưới hình thức hội nghị khoa học của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

- Ở bước này nhìn chung sinh viên đã học được và phần nào rèn luyện được 1 kĩ năng thành phần. Nhìn tổng thể cả nhóm hay cả lớp thì nhóm hay lớp đã học được kĩ năng tổng thể thiết kế BHKT nhưng mỗi em hay mỗi nhóm sở hữu một mảng làm cơ sở để có thể lĩnh hội được toàn bộ kĩ năng.

- Giai đoạn cuối cùng của bước này là từng sinh viên thực hành tất cả những kĩ năng thành phần của thiết kế BHKT qua hướng dẫn lẫn nhau. Bạn nào chủ sự kĩ năng thiết kế nội dung thì hướng dẫn lại cho các bạn khác chưa nghiên cứu và áp dụng sâu sắc kĩ năng này. Bạn nào chủ sự về kĩ năng thiết kế hoạt động cũng sẽ có trách nhiệm như vậy v.v…Kết cục là trong nhóm mọi thành viên đều học được 6 kĩ năng thành phần với 17 thao tác cơ bản, qua nghiên cứu và thực hành. Tuy vậy, kết quả này vẫn là những kĩ năng riêng lẻ vì các em mới nghiên cứu và áp dụng riêng lẻ trên từng phần của bài học.

3.2.1.3. Thực hành thiết kế bài học kiến tạo để qua đó học kĩ năng

Sau khi thực hành và nắm được, làm được những kĩ năng thành phần và thực hiện được những thao tác cơ bản trong mỗi kĩ năng, sinh viên cần thực hành thiết kế tổng thể một bài học, tức là rèn luyện toàn bộ kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo cho đến khi hoàn thành thiết kế. Bước này chủ yếu thực hiện trong các bài tập lớn của các môn NVSP và trong thực tập sư phạm. Sinh viên thực hiện những hoạt động sau.

- Phân tích chương trình Khoa học ở tiểu học và lựa chọn bài học hay chủ đề cụ thể để luyện tập thiết kế tổng thể bài học kiến tạo.

- Ghép nhóm hoặc giảng viên tổ chức nhóm học tập hợp tác và giao nhiệm vụ thiết kế bài học kiến tạo theo bài hay chủ đề mà nhóm đã chọn. Việc này có thể làm dưới hình thức nhóm hoặc giao cho cá nhân sinh viên tùy theo điều kiện quản lí đào tạo của trường.

- Sinh viên thực sự huy động tri thức lí luận, hiểu biết về kĩ năng TKBHKT và các kĩ năng thành phần mà mình đã học được để tiến hành thiết kế tổng thể bài học. Trong hoạt động này, các em tích hợp được các kĩ năng thành phần khác nhau thành một kĩ năng toàn vẹn bởi vì mỗi sinh viên hay mỗi nhóm đều phải thể hiện tất cả những kĩ năng thành phần cùng một lúc và trên tổng thể một bài học.

- Cuối bước này, mỗi sinh viên hay mỗi nhóm đã có kĩ năng thiết kế BHKT tại 1 bài cụ thể nhưng các sinh viên hay các nhóm khác nhau lại chọn những bài khác nhau. Do đó, nhìn đại thể các em đã có những hình mẫu thực tế của kĩ năng TKBHKT cho môn Khoa học do chính mình tạo ra tương ứng với nhiều bài học hoặc chủ đề học tập.

3.2.1.4. Luyện tập kĩ năng qua việc thiết kế các bài học khác

Khi đã tin rằng mình thành công trong thiết kế một bài học kiến tạo thì các em chuyển sang bước 4 là phát triển kĩ năng đó sang thiết kế một số bài

học hay chủ đề khác của môn Khoa học. Bước này không những giúp củng cố kĩ năng vừa học được mà còn bổ sung những điểm mới, khắc phục những thiếu sót chưa bộc lộ ở một bài học, giúp cho kĩ năng thuần thục hơn.

Trong bước này chủ yếu là việc chia sẻ và học hỏi lẫn nhau giữa sinh viên. Các em tổ chức nghiên cứu, thực hành nhóm hay nghiên cứu, thực hành cá nhân đều có thể hiệu quả. Các hoạt động chủ yếu của bước này là báo cáo, trình diễn, nhận xét, thảo luận, đóng góp kinh nghiệm.

- Sinh viên hay nhóm thiết kế bài nào thì trình diễn thiết kế đó và giải thích cách làm cho những người khác thấy. Những người khác quan sát, nhận xét, đánh giá và học hỏi. Trong khi quan sát phải chú ý vào chất lượng của thiết kế và cách làm của tác giả để nhận diện và đánh giá kĩ năng của họ chi tiết và chính xác.

- Đến lượt mình, người hay nhóm vừa làm khán giả lại trở thành người hay nhóm trình diễn thiết kế bài học của mình để người khác quan sát, nhận xét, đánh giá và học hỏi.

- Những hành động này xoay vòng hết lượt cá nhân hay nhóm cho đến khi tất cả đều cơ bản học được tổng thể kĩ năng TKBHKT trên nhiều bài học hay chủ đề học tập khác nhau của môn Khoa học.

3.2.1.5. Đánh giá và tự đánh giá điều chỉnh việc luyện tập

Bước 5 là các hoạt động nghiên cứu sản phẩm thiết kế lẫn nhau, nhận xét và đánh giá thiết kế, qua đó đánh giá mức độ kĩ năng đã đạt được. Những nhận xét và đánh giá nhằm vào cung cấp phản hồi, chia sẻ kinh nghiệm để sinh viên tự đánh giá và có những điều chỉnh trong thiết kế cũng như trong kĩ năng TKBHKT của mình. Trong bước này có những hoạt động cần thiết sau:

- Đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá sản phẩm thiết kế của mỗi sinh viên hay mỗi nhóm dựa trên các nguyên tắc và đặc điểm của học tập kiến tạo và bài học kiến tạo nói chung.

- Đánh giá sản phẩm thiết kế dựa trên các đặc trưng của môi trường học tập kiến tạo, những nguyên tắc và qui tắc của bài học kiến tạo môn Khoa học ở tiểu học.

- Hỏi, đặt vấn đề, nhận xét và suy nghĩ về sản phẩm thiết kế bài học dựa vào những giải thích, phân tích cách làm của tác giả để đánh giá kĩ năng thiết kế BHKT theo những tiêu chí nhận diện và các tiêu chí đánh giá kĩ năng TKBHKT đã mô tả trong Chuyên đề.

- Sau những nhận xét và đánh giá đưa ra những ý tưởng, góp ý về cách làm, cách điều chỉnh và chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bạn.

Phụ thuộc vào nhịp độ học tập của mỗi người, bước 5 có thể là bước kết thúc với người này nhưng chưa là bước kết thúc với người khác. Vì vậy, qui trình 5 bước này có thể được bắt đầu từ bước 1 với người mới rèn luyện, nhưng có thể bắt đầu ở bất cứ bước nào với người đang rèn luyện.

3.2.2. Hướng dẫn SV học tập lí luận về học tập kiến tạo và bài học kiến tạo trong môn Khoa học ở tiểu học

3.2.2.1. Xây dựng và thực hiện chuyên đề lí luận về học tập kiến tạo và bài học kiến tạo trong dạy học Khoa học

Việc xây dựng và thực hiện chuyên đề Học tập kiến tạo môn Khoa học ở tiểu học là biện pháp bổ sung giúp cho các hoạt động thuộc qui trình 5 bước (đặc biệt là bước 1 và bước 2) rèn luyện kĩ năng TKBHKT được mở rộng và sâu sắc hơn vì nó định hướng vào quá trình dạy học Khoa học. Chuyên đề được thực hiện một phần trong quá trình dạy học học phần Phương pháp dạy học Khoa học ở tiểu học, nhưng chủ yếu là qua tự học, nghiên cứu và chia sẻ giữa sinh viên với nhau, giữa sinh viên và giảng viên. Thời lượng nghiên cứu chuyên đề tương đương 02 tín chỉ. Nội dung khung của chuyên đề như sau.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học trong môn khoa học (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(218 trang)