CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM KHOA HỌC
4.2. Kết quả thực nghiệm
4.2.1. Kết quả đánh giá sản phẩm thiết kế BHKT của sinh viên
4.2.1.1. Đánh giá sản phẩm bài thiết kế của sinh viên K39 trong dạy học thực nghiệm phần PPDH môn Khoa học (thuộc học phần PPDH tự nhiên và xã hội ở tiểu học)
Từ các bảng 4.1. và 4.2. có thể nhận xét như sau:
- Điểm trung bình đánh giá kĩ năng TKBHKT đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau (lớp thực nghiệm là 4,02; lớp đối chứng là 4,06). Bên cạnh đó, tỉ lệ điểm đánh giá kĩ năng TKBHKT cũng chênh lệch không đáng kể. Cụ thể: tỉ lệ chênh lệch giữa hài lớp thực nghiệm và đối chứng giữa mức chưa có kĩ năng là 1,76%, giữa mức bước đầu có kĩ năng là 5,09%, giữa mức có kĩ năng thành thạo là 3,32%. Số liệu này chứng tỏ trình độ đầu vào về kĩ năng thiết kế bài học của sinh viên ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau và đều đạt ở mức độ chủ yếu là bước đầu có kĩ năng.
Bảng 4.1. Phân phối tần suất điểm đánh giá sản phẩm thiết kế BHKT của SV K39
Loại TN
Số bài
Điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
TNđv 64 1 6 13 23 15 4 2 0 0 0 4,02
ĐCđv 63 0 8 12 21 14 6 2 0 0 0 4,06
TNđr 64 0 0 0 4 7 14 25 12 2 0 6,63
ĐCđr 63 0 1 3 9 14 22 10 3 1 0 5,59
- Điểm đánh giá trung bình về sản phẩm đầu ra của sinh viên ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn SV lớp đối chứng (6,63 – 5,59 = 1,04 (điểm)).
- Tỉ lệ sinh viên trong lớp thực nghiệm đạt được trình độ có kĩ năng TKBHKT tăng lên khá rõ rệt so với trước khi dạy học thực nghiệm (tăng 51,56%); và cũng ở trình độ này, tỉ lệ sinh viên đạt được ở lớp thực nghiệm cao hơn đáng kể so với lớp đối chứng (chênh lệch 10,15%).
- Tỉ lệ sinh viên đạt được trình độ có kĩ năng TKBHKT giỏi ở lớp thực nghiệm tăng từ 0% đến 21,88%; và cũng ở trình độ này, tỉ lệ sinh viên đạt được ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chúng (chênh lệch 15,53%).
- Tỉ lệ sinh viên ở trình độ chưa có kĩ năng ở lớp thực nghiệm giảm mạnh so với trước khi dạy học thực nghiệm (giảm 10,94%). Trong khi đó ở lớp đối chứng vẫn còn một số sinh viên ở trình độ chưa có kĩ năng thiết kế bài học (gần 1,6%).
Bảng 4.2. Kết quả xếp loại tổng hợp đánh giá sản phẩm thiết kế BHKT của SV K39 Bài
kiểm tra
Số bài
Mức độ hình thành kĩ năng TKBHKT Chưa có KN Bước đầu có
KN
KN thành
thạo KN giỏi
SL % SL % SL % SL %
TNđv 64 7 10,94 51 79,69 6 9,38 0 0,00
ĐCđv 63 8 12,70 47 74,60 8 12,70 0 0,00 TNđr 64 0 0,00 11 17,19 39 60,94 14 21,88 ĐCđr 63 1 1,59 26 41,27 32 50,79 4 6,35
- Tỉ lệ sinh viên đạt trình độ bước đầu có kĩ năng thiết kế bài học ở lớp thực nghiệm cũng giảm rất mạnh (giảm 62,5%). Trong khi đó tỉ lệ sinh viên ở lớp đối chứng đạt trình độ này nhiều hơn so với lớp thực nghiệm là 24,08%.
Điều đó có nghĩa tỉ lệ tiến lên bậc kĩ năng cao hơn ở lớp ĐC ít hơn ở lớp TN.
- Đường hội tụ tiến của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải đường hội tụ tiến (đường lũy tích) của lớp đối chứng (Hình 4.1). Điều này cũng có nghĩa là kết quả đánh giá kĩ năng TKBHKT qua sản phẩm của sinh viên ở lớp thực nghiệm nhìn chung cao hơn lớp đối chứng. Có thể cho rằng kĩ năng TKBHKT ở lớp TN được cải thiện nhiều hơn ở lớp ĐC.
Những số liệu cụ thể để vẽ đường biểu diễn trên được mô tả chi tiết tại bảng 2.3, bảng 2.4 ở phần phụ lục [XT, PL2].
0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00
3 4 5 6 7 8 9 10
THUC NGHIEM DOI CHUNG
Hình 4.1. Đường biểu diễn kết quả đánh giá sản phẩm TKBHKT của SV K39 GDTH trong dạy học TN PPDH Khoa học
Để kiểm định tính chính xác kết quả thực nghiệm vòng 1 ta cần tính toán các tham số liên quan đến các số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm. Những tính toán cụ thể của các tham số thống kê này được mô tả chi tiết tại phụ lục (bảng 2.1, 2.2) [XT, PL2]. bảng 4.3. tổng hợp những kết quả chính của kiểm định.
Chọn mức ý nghĩa 0,01,
Độ lệch tự do: k n1n2264632125
Tra bảng phân phối Student với và k như trên ta có t 2,3642,36. Như vậy td t (4,64 > 2,36). Chỉ báo này cho thấy kết quả đánh giá của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê toán học. Nói khác đi, việc sử dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng TKBHKT trong môn Khoa học cho sinh viên ngành GDTH bước đầu thu được kết quả tích cực.
Bảng 4.3. Tham số thống kê kết quả thực nghiệm dạy học PPDH Khoa học cho SV K39
Các tham số TN đầu ra ĐC đầu ra
n (số lượng bài KT) N 64 63
Điểm trung bình Mean 6,63 5,59
Sai số trung bình cộng Std. Error of mean 0,15 0,17
Độ lệch chuẩn Std. Deviation 1,18 1,34
Phương sai Variance 1,39 1,80
Hệ số biến thiên Cv% 17,79 23,99
Đại lượng kiểm định td 4,64
4.2.1.2. Đánh giá sản phẩm thiết kế bài học của sinh viên K38 GDTH trong dạy học thực nghiệm học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (Nội dung PPDH môn Khoa học)
Từ các bảng 4.4. và 4.5. có thể nhận xét như sau:
- Điểm trung bình đánh giá kĩ năng TKBHKT đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng K38 GDTH là tương đương nhau (lớp thực nghiệm là 5,26; lớp đối chứng là 5,35). Bên cạnh đó, tỉ lệ điểm đánh giá kĩ năng thiết kế bài học đầu vào của sinh viên K38 GDTH cũng chênh lệch không đáng kể. Cụ thể: tỉ lệ chênh lệch giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng ở trình độ chưa có kĩ năng là 1,36%, chênh lệch giữa mức bước đầu có kĩ năng là 6,49%, giữa mức có kĩ năng thành thạo là 4,16%.
Số liệu này chứng tỏ trình độ đầu vào về kĩ năng thiết kế bài học của sinh viên ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau và đều đạt ở mức độ chủ yếu là bước đầu có kĩ năng. Kết quả đánh giá đầu vào đối với K38 GDTH cũng có điểm khác biệt với K39 GDTH, ở chỗ K38 GDTH có một tỉ lệ không nhỏ sinh viên đã đạt được trình độ có kĩ năng thiết kế bài học thành thạo (32,76% ở lớp thực nghiệm và 36,92% ở lớp đối chứng).
Bảng 4.4. Phân phối tần suất điểm đánh giá sản phẩm thiết kế BHKT cho SV K38 Loại
TN
Số bài
Điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
TNđv 58 0 1 2 12 21 13 6 3 0 0 5,26
ĐCđv 65 0 2 3 9 23 16 8 4 0 0 5,35
TNđr 58 0 0 0 1 2 7 15 20 9 4 7,62
ĐCđr 65 0 0 1 4 12 19 15 11 3 0 6,35
Bảng 4.5. Tổng hợp đánh giá kĩ năng thiết kế BHKT của SV K38 Bài
kiểm tra
Số bài
Mức độ hình thành kĩ năng TKBHKT Chưa có KN Bước đầu có
KN
KN thành
thạo KN giỏi
SL % SL % SL % SL %
TNđv 58 1 1,72 35 60,34 19 32,76 3 5,17 ĐCđv 65 2 3,08 35 53,85 24 36,92 4 6,15 TNđr 58 0 0,00 3 5,17 22 37,93 33 56,90 ĐCđr 65 0 0,00 17 26,15 34 52,31 14 21,54
Trên thực tế, đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu, vì sinh viên K38 GDTH tính đến thời điểm tiến hành thực nghiệm sư phạm đã có kĩ năng thiết kế bài học khá tốt, do các em đã được học hầu hết các môn PPDH bộ môn như PPDH môn Toán tiểu học, PPDH Tiếng Việt ở tiểu học, PPDH tự nhiên và xã hội ở tiểu học, đồng thời cũng đã thực hành rèn luyện kĩ năng sư phạm thường xuyên đối với một số môn như môn PPDH toán, PPDH tiếng Việt ở tiểu học.
- Điểm trung bình về đánh giá sản phẩm đầu ra của sinh viên ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng (7,62 – 6,35 = 1,27 (điểm)).
- Tỉ lệ sinh viên đạt trình độ bước đầu có kĩ năng thiết kế bài học ở lớp thực nghiệm giảm mạnh (giảm 55,17%). Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên ở lớp đối chứng còn ở trình độ này nhiều hơn so với lớp thực nghiệm là 20,98%.
- Tỉ lệ sinh viên trong lớp thực nghiệm đạt được trình độ có kĩ năng TKBHKT thành tháo tăng hơn so với trước khi dạy học thực nghiệm (trên 5%).
- Tỉ lệ sinh viên đạt được trình độ có kĩ năng TKBHKT giỏi ở lớp thực nghiệm tăng từ 5,17% đến 56,9%; và cũng ở trình độ này, tỉ lệ sinh viên đạt được ở lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng (chênh lệch 35,36%).
Nhìn vào những kết quả so sánh trên đây giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng của K38 GDTH ta dễ dàng nhận thấy, ở lớp thực nghiệm có sự tiến bộ rõ rệt về kĩ năng TKBHKT và đạt được trình độ cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Tuy nhiên, để khẳng định được sư tiến bộ vượt trội này đã chính xác hay chưa, có bền vững hay không, có phải do các biện pháp rèn luyện kĩ năng, biện pháp dạy học được triển khai ở lớp thực nghiệm hay do một nhân tốt nào khác thì chúng ta cần sử dụng thêm các thông số của thống kê toán học. Dưới đây sẽ mô tả những khảo sát cơ bản xét trên phương diện toán thống kê để chứng minh cho các kết luận trên.
- Đường hội tụ tiến của lớp thực nghiệm luôn nằm bên phải đường hội tụ tiến của lớp đối chứng (hình 4.2). Điều này cũng có nghĩa là kết quả đánh giá kĩ năng TKBHKT qua sản phẩm của sinh viên ở lớp thực nghiệm nhìn chung cao hơn lớp đối chứng.
Những số liệu cụ thể để vẽ đường biểu diễn trên được mô tả chi tiết tại bảng 2.7, bảng 2.8 ở phần phụ lục [XT, PL2].
0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00
3 4 5 6 7 8 9 10
THUC NGHIEM DOI CHUNG
Hình 4.2. Đường biểu diễn kết quả đánh giá sản phẩm TKBHKT của SV K38 GDTH trong dạy học TN Rèn luyện NVSP
Để kiểm định tính chính xác kết quả thực nghiệm trên sinh viên K38 GDTH, chúng tôi tính toán các tham số liên quan đến các số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm. Kết quả tính toán cụ thể của các tham số thống kê này được mô tả chi tiết tại phụ lục (bảng 2.5, bảng 2.6) [XT, PL2]. Bảng 4.6. dưới đây tổng hợp những kết quả chính.
Chọn mức ý nghĩa 0,01, Độ lệch tự do:
121 2 65 58
2 2
1
n n k
Tra bảng phân phối Student với và k như trên ta có t 2,3642,36. Như vậy td t (4,64 > 2,36). Chỉ báo này cho thấy kết quả của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là có ý nghĩa về mặt thống kê toán học.
Nói khác đi, kết quả tác động sư phạm trên lớp thực nghiệm của sinh viên K38 GDHT có hiệu quả.
Bảng 4.6. Tham số thống kê kết quả thực nghiệm dạy học học phần Rèn luyện NVSP (nội dung PPDH Khoa học) trên SV K38
Các tham số TN đầu ra ĐC đầu ra
n (số lượng bài KT) N 58 65
Điểm trung bình Mean 7,62 6,35
Sai số trung bình cộng Std. Error of mean 0,21 0,19
Độ lệch chuẩn Std. Deviation 1,62 1,52
Phương sai Variance 2,63 2,31
Hệ số biến thiên Cv% 21,27 23,92
Đại lượng kiểm định td 4,64
4.2.2. Kết quả tự đánh giá kĩ năng thiết kế BHKT của sinh viên
Để góp phần đánh giá chính xác hơn kĩ năng TKBHKT của sinh viên tham gia thực nghiệm chúng tôi đã thiết kế phiếu tự đánh giá [XT, PL2] và tổ chức cho sinh viên tự đánh giá theo hình thức điều tra, khảo sát ý kiến. Dưới đây là một số kết quả chính đã thu được.
Từ bảng 4.8. và bảng 4.9. tổng hợp kết quả tự đánh giá kĩ năng TKBHKT của sinh viên K39 GDTH ta nhận thấy, tổng điểm mà sinh viên đạt được là 61,47 điểm và điểm này đang ở mức có kĩ năng thiết kế thành thạo trong khung đánh giá kĩ năng TKBHKT (xem thêm 4.1.5). Điểm đánh giá này nằm ở phân khúc giữa trong phổ điểm của mức có kĩ năng thành thạo (từ 50 đến 75 điểm).
Bảng 4.8. Tự đánh giá kĩ năng TKBHKT của sinh viên K39 GDTH
Kĩ năng TKBHKT
Các mức độ đạt được
Chưa có KN
(1 điểm)
Bước đầu có
KN (2 điểm)
Có KN thành
thạo (3 điểm)
Có KN giỏi
(4 điểm)
Điểm trung bình
Tổng điểm thành
phần
Thiết kế mục tiêu học
tập 14 30 19 1 2,33 11,64
Thiết kế nội dung học
tập 15 26 21 2 2,38 11,90
Thiết kế hoạt động
học tập 8 20 27 9 2,84 14,22
Thiết kế PPDH 17 29 15 3 2,28 11,38
Thiết kế phương tiện, học liệu, môi trường học tập
13 28 18 5 2,47 12,33
Tổng điểm 61,47
Như vậy có thể nói, nhìn chung kĩ năng TKBHKT mà sinh viên K39 GDTH hình thành được sau thực nghiệm là hết sức khả quan, vì đến giai đoạn này, sinh viên K39 còn khá nhiều các học phần liên quan tới lí luận dạy học bộ môn và các học phần liên quan tới rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Chính vì thế các em đã có những tiền đề thuận lợi và còn nhiều cơ hội để rèn luyện, phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung và kĩ năng TKBHKT nói riêng. Ưu điểm nổi bật là SV đã biết chú ý đến thiết kế hoạt động học tập trong bài học.
Bảng 4.9. Tự đánh giá kĩ năng TKBHKT của sinh viên K38 GDTH
Kĩ năng TKBHKT
Các mức độ đạt được
Chưa có KN
(1 điểm)
Bước đầu có
KN (2 điểm)
Có KN thành
thạo (3 điểm)
Có KN giỏi
(4 điểm)
Điểm trung bình
Tổng điểm thành
phần
Thiết kế mục tiêu học
tập 3 21 23 11 2,72 13,62
Thiết kế nội dung học
tập 4 17 25 12 2,78 13,88
Thiết kế hoạt động
học tập 2 14 23 19 3,02 15,09
Thiết kế PPDH 5 16 23 14 2,79 13,97
Thiết kế phương tiện, học liệu, môi trường học tập
3 17 20 18 2,91 14,57
Tổng điểm 71,12
Xem xét các điểm thành phần của kĩ năng TKBHKT của sinh viên K39 GDTH ta thấy: kĩ năng thiết kế mục tiêu học tập, kĩ năng thiết kế nội dung học tập, kĩ năng thiết kế PPDH, kĩ năng thiết kế học liệu, phương tiện và môi trường học tập đều đạt điểm trung bình dao động khoảng 2,3 điểm. Điều này có nghĩa là các em đạt được ở ngưỡng bước đầu hình thành được kĩ năng thành thạo. Riêng kĩ năng thiết kế hoạt động học tập được sinh viên tự đánh giá đạt điểm trung bình là 2,84 điểm, tức là gần đạt tới mức có kĩ năng thiết kế giỏi (mức giỏi được tính từ trên 3,0). Lí giải cho sự chênh lệch về mức độ hình thành kĩ năng thiết kế hoạt động này so với các kĩ năng còn lại trong hệ
thống các kĩ năng TKBHKT, chúng tôi cho rằng, việc thiết kế hoạt động học tập là việc được các em quan tâm hơn, thường xuyên thực hành hơn và cũng là kĩ năng quan trọng nhất so với các kĩ năng khác. Chính vì thế, sinh viên có ý thức cao hơn trong việc rèn luyện kĩ năng này. Bên cạnh đó, trong các tài liệu tham khảo liên quan tới vấn đề thiết kế dạy học, thiết kế giáo án thì nội dung thiết kế hoạt động được trình bày nhiều và chi tiết hơn cả. Do vậy sinh viên có cơ hội học tập được nhiều hơn, thường xuyên hơn mà không phải là chỉ được rèn luyện trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
Chúng tôi cũng cho rằng, việc sinh viên có kĩ năng thiết kế hoạt động học tập tốt sẽ là tiền đề quan trọng để phát triển các các kĩ năng thiết kế khác như kĩ năng thiết kế PPDH, vì từ việc định dạng được hoạt động học tập của học sinh sẽ xác định được phương pháp để dạy học sao cho hiệu quả, phù hơp với người học; và từ việc định dạng được hoạt động học tập cũng sẽ giúp cho người thiết kế xác định được đồ dùng, phương tiện, học liệu và xây dựng được môi trường học tập hiệu quả.
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy, tổng điểm tự đánh giá kĩ năng TKBHKT của sinh viên K38 GDTH đạt được là 71,12 điểm. Điểm số này nằm ở ngưỡng trên của mức có kĩ năng thành thạo. Điều này cũng có nghĩa là kĩ năng TKBHKT của sinh viên K38 GDTH tốt hơn so với sinh viên K39 GDTH.
Điều này không khó lí giải bởi sinh viên K38 GDTH được học thực nghiệm trong học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên nên cơ hội để thực hiện các chiến lược dạy học thực nghiệm triệt để hơn, vì ở học phần này nhiệm vụ quan trọng nhất là rèn luyện kĩ năng thiết kế và tổ chức dạy học môn học tự nhiên và xã hội ở tiểu học. Hơn nữa như đã trình bày, sinh viên K38 GDTH đã được học hầu hết các học phần lí luận dạy học bộ môn nên kiến thức và kĩ năng nền tảng trước khi thực nghiệm cao hơn so với sinh viên K39 GDTH.
Phân tích kết quả đánh giá các kĩ năng thành phần của kĩ năng TKBHKT của sinh viên K38 GDTH, chúng tôi nhận thấy, hầu hết điểm trung bình của các kĩ năng này đều gần tiệm cận tới 3,0 – tức là gần chạm tới ngưỡng cao nhất của mức có kĩ năng thiết kế tốt. Trong số những kĩ năng TKBHKT này, sinh viên tự đánh giá kĩ năng thiết kế mục tiêu là thấp hơn cả (2,72 điểm), kĩ năng thiết kế hoạt động được đánh giá tốt nhất so với các kĩ năng TKBHKT còn lại (3,02 điểm). Theo nhận định chủ quan của chúng tôi, thiết kế mục tiêu dạy học được sinh viên đánh giá kém hơn vì mục tiêu của bài học kiến tạo được yêu cầu thiết kế theo 6 bậc như cách xác định và thang đánh giá nhận thức của B. Bloom. Đây là được xem là cách thiết kế mục tiêu chi tiết, rõ ràng, phân hóa được các mức độ nắm bắt tri thức của người học, dễ định lượng và ứng dụng tốt cho thiết kế hoạt động học tập của người học, dễ sử dụng dể đánh giá kết quả dạy học; tuy nhiên lại rất khó để xây dựng, kể cả đối với những người có kinh nghiệm mà không chỉ khó khăn đối với sinh viên – những người mới tiếp cận với cách thiết kế mục tiêu này. Kĩ năng thiết kế hoạt động học tập sinh viên tự đánh giá là tốt nhất vì thiết kế hoạt động học tập của người học là hoạt động thường xuyên, phổ biến nhất khi bàn tới thiết kế dạy học. Sinh viên có thể tham khảo về cách thiết kế hoạt động học tập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và trong quá trình học tập các môn học lí luận dạy học bộ môn, giảng viên cũng thường chú tâm rèn luyện kĩ năng này cho sinh viên.
4.2.3. Kết quả đánh giá kĩ năng thiết kế bài học kiến tạo của sinh viên qua nghiên cứu trường hợp
Như đã trình bày ở trên, để đánh giá kĩ năng TKBHKT của sinh viên, nếu chỉ dựa vào việc đánh giá sản phẩm thiết kế của sinh viên là chưa đủ. Vì để đánh giá kĩ năng không chỉ đơn thuần đánh giá về tính hiệu quả mà cần thiết phải dựa vào các tiêu chí khác, chẳng han như tính đầy đủ của nội dung