CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHÍ PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TUẤN HƯƠNG
2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
2.2.7 Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp tại DNTN xây dựng Tuấn Hương
2.2.7.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Đánh giá sản phẩm dở dang tại DNTN xây dựng Tuấn Hương được tiến hành như sau:
+ Đối với các công trình quy mô nhỏ: Bên chủ đầu tư nhận khối lượng hoàn thành bàn giao khi công trình hoàn thành toàn bộ thì chi phí sản xuất dở dang của công trình đó được tính như sau:
Giá trị sản phẩm xây
lắp dở dang cuối kỳ = Giá trị sản phẩm xây
lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
+ Đối với công trình có quy mô lớn: Bên chủ đầu tư nhận khối lượng hoàn thành bàn giao và chấp nhận thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật thì cán bộ kỹ thuật cùng với chủ đầu tư tiến hành kiểm tra chất lượng công trình. Sau đó cùng lập bảng
tổng hợp khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán trong quý và bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang theo dự toán (theo từng khoản mục tính giá thành). Cán bộ kỹ thuật sẽ gửi các bảng này sang phòng kế toán, kế toán căn cứ vào đó và tổng chi phí thực tế phát sinh trong kỳ, chi phí dở dang đầu kỳ tính ra chi phí dở dang cuối kỳ theo công thức sau:
Giá trị khối Lượng xây lắp
DDCK
=
Chi phí sản xuất DDĐK
+ Chi phí sản xuất PSTK
x
Giá trị khối lượng xây lắp DDCK
theo dự toán Giá trị của khối lượng
xây lắp hoàn thành theo dự toán
+
Giá trị khối lượng xây lắp DDCK
theo dự toán
Đối với công trình xây dựng Nhà đăng ký phương tiện xe cơ giới Công an huyện Yên Châu, Thời gian thi công kéo dài từ ngày 01/07/2014 – 30/09/2014. Do công trình bắt đầu thi công vào ngày 01/07/2014 và hoàn thành vào ngày 30/09/2014 nên không có chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí dở dang cuối kỳ.
2.2.7.2 Đối tượng và kỳ tính giá thành
* Đối tượng tính giá thành
Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là rất quan trọng trong công tác tính giá thành sản phẩm, tại Doanh nghiệp để thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành được thực hiện nhanh chóng, chính xác,… nên đã lựa chọn đối tượng tính giá thành trùng với đối tượng hach toán chi phí sản xuất là các công trình – hạng mục công trình.
* Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành: Chính là thời điểm công trình – hạng mục công trình hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng đối với công trình có giá trị nhỏ. Kỳ tính giá thành là quý nếu công trình có giá trị lớn mà phương thức thanh toán là điểm dừng kỹ thuật.
2.2.7.3 Phương pháp tính giá thành
Doanh nghiệp chọn phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp cho từng công trình – hạng mục công trình.
. Theo đó, giá thành sản phẩm xây lắp được tính như sau:
GTSP
xây lắp = Chi phí sản xuất
DDĐK + Chi phí sản
xuất PSTK - Chi phí sản xuất Kinh doanh DDCK Theo đó, giá thành CTXD Nhà đăng ký phương tiện xe cơ giới Công an huyện Yên Châu là:
ZNĐK = 0 + 1.125.915.812- 0 = 1.125.915.812 đồng Kế toán định khoản:
Nợ TK 632: 1.125.915.812
Có TK 154 – CTNĐK: 1.125.915.812
Số liệu trên được thể hiện qua thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp ( Biểu 4.0)
Biểu 4.0:
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
Công trình: Nhà đăng ký phương tiện xe cơ giới Công an huyện Yên Châu Năm 2014
ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Tổng số
Theo khoản mục chi phí Chi phí
NVLTT
Chi phí NCTT
Chi phí MTC
Chi phí SXC
1.CPSXKDĐK 0 0 0 0 0
2.CPSXKDPSTK 1.125.915.812 563.471.298 178.194.439 156.642.886 227.907.189
3.CPSXKDDCK 0 0 0 0 0
4.GTSP 1.125.915.812 563.471.298 178.194.439 156.642.886 227.907.189 Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
* Phân tích, so sánh giá thành thực tế so với dự toán tại DNTN Tuấn Hương Qua thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại DNTN Tuấn Hương ta thấy công tác kế toán đã đảm bảo ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ các khoản mục chi phí phát sinh trong kỳ, tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ một cách hợp lý, chính xác nhất.
Tuy nhiên, để có thể hiểu sâu hơn về tình hình thực hiện kế hoạch chi tiêu giá thành của doanh nghiệp thì ta phải tiến hành phân tích thông qua chỉ tiêu giá thành, cơ cấu của giá thành thực tế so với kế hoạch đã định ra đối với từng khoản mục chi phí của từng năm ta có thể đánh giá được tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành công trình xây lắp. Qua đó, các nhà quản lý sẽ có những biện pháp tối ưu nhằm giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Để thấy được tình hình hạ giá thành tại DNTN Tuấn Hương ta đi so sánh và phân tích ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí đến chỉ tiêu giá thành của doanh nghiệp.
Cụ thể, tại công trình Nhà đăng ký phương tiện xe cơ giới Công an huyện Yên Châu ta có bảng so sánh như sau:
Biểu 4.1 BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Công trình: Nhà đăng ký phương tiện xe cơ giới Công an huyện Yên Châu ĐVT: VNĐ Khoản
mục chi phí
Giá thành dự toán Giá thành thực tế Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
NVLTT 770.650.000 50,43 563.471.298 50,05 -207.178.702 -26,88 NCTT 180.443.000 15,95 178.194.439 15,83 -2.248.561 -1,25 MTC 150.500.000 13,30 156.642.886 13,91 6.142.882 4,08 SXC 229.909.000 20,32 227.907.189 20,21 -2.001.811 -0,87 Tổng 1.331.502.000 100 1.125.915.812 100 -205.586.188 -15,44
Qua bảng phân tích trên ta thấy, tổng giá thành thực tế của công trình Nhà đăng ký phương tiện xe cơ giới Công an huyện Yên Châu đã giảm đi 205.586.188 đồng so với giá thành dự toán, tương ứng với giảm 15,44% , trong đó:
- Chi phí NVLTT giảm so với dự toán là 207.178.702 (đ) tương ứng giảm 26,88%
- Chi phí NCTT giảm so với dự toán là 2.248.561 (đ) tương ứng giảm 1,25%
- Chi phí MTC tăng so với dự toán là 6.142.882 (đ) tương ứng tăng 4,08%
- Chi phí SXC giảm so với dự toán là 2.001.811 (đ) tương ứng giảm 0,87%
Như vậy, có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm giảm giá thành là do giảm chi phí NVLTT, chi phí NCTT.
Nguyên nhân làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm là do doanh nghiệp đã tìm được nguồn nguyên liệu rẻ hơn so với dự tính ban đầu ngoài nguồn hàng cũ đã ký hợp đồng. Ngoài ra chi phí vật liệu giảm còn do doanh nghiệp tăng cường ở khâu quản lý lưu trữ, bảo quản nguyên vật liệu, làm giảm thất thoát, hỏng, lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân làm giảm chi phí nhân công trực tiếp là do chi phí sử dụng máy thi công tăng lên, điều này cho thấy doanh nghiệp đã tăng cường sử dụng máy móc thay thế cho sức lao động của con người, làm giảm công việc, giảm lực lượng lao động do vậy chi phí nhân công trực tiếp giảm.
Bên cạnh ba khoản mục chi phí giảm làm cho giá thành giảm thì còn có khoản mục chi phí tăng làm giá thành tăng là chi phí sử dụng máy thi công, tuy nhiên phần tăng này ít hơn hơn so với giảm ba chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung do vậy giá thành công trình vẫn giảm so với dự toán.
Nguyên nhân làm tăng chi phí sử dụng máy thi công chủ yếu là do các chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công tăng như các chi phí về sử dụng dụng cụ để thay thế, sửa chữa các máy đang hoạt động, mặt khác do doanh nghiệp không có một số loại máy có công suất lớn nên phải đi thuê ngoài.
Tóm lại, hiện nay với trình độ quản lý khá tốt của doanh nghiệp, cộng thêm sự nhanh nhậy trong cơ chế thị trường, có biện pháp tổ chức, bố trí lao động hợp lý, nên doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thể hiện được sự chịu khó tìm tòi các nguồn hàng mới có giá cả thấp hơn trước mà vẫn đảm bảo được chất lượng, và chi phí vận chuyển nguyên liệu giảm…Ngoài ra ở DNTN Tuấn Hương các chi phí về thiệt hại trong xây lắp hầu như là không có. Tuy nhiên doanh nghiệp cần xem xét lại một số khoản mục làm tăng giá thành đã được nêu ở trên để có các chính sách tốt thích hợp hơn nhằm quản lý tốt các khoản mục chi phí.