Mục tiêu của Cổ phần hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu BAI N0P 2 docx (Trang 37 - 38)

I. Quyền và nghĩa vụ của CĐUĐ trong CTCP.

1 Mục tiêu của Cổ phần hóa doanh nghiệp

Tuy nhiên, bước sang thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước không những đã không kịp chuyển mình để đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra, mà còn bộc lộ nhiều yếu kém như: quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ bé, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý non kém; tổ chức, bộ máy cồng kềnh; cơ chế quản lý trong các doanh nghiệp chưa hợp lý, kém hiệu quả; khả năng cạnh tranh yếu trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được coi là một giải pháp quan trọng để giảm bớt số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này, tăng cường huy động vốn đầu tư từ xã hội…

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống người lao động và những vấn đề xã hội khác nên được tiến hành một cách thận trọng với những bước thí điểm ban đầu vào năm 1990 trên cơ sở pháp lý là Quyết định số 143/HĐBT ngày 10-5-1990. Sau đó, Chính phủ đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này, như: Chỉ thị số 202 ngày 6-8-1992; Chỉ thị số 84 ngày 4-3-1993 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 7-5-1996; Nghị định số 25/CP ngày 26-3-1997; Thông báo số 63 TB/TW ngày 4-4-1997 của Bộ Chính trị; Nghị định số 44/NĐ- CP ngày 29-6-1998; Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19-6-2002…và mới đây là Chỉ thị số 45 ngày 22-10-2004 của Bộ Chính trị đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa IX về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Quá trình tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã trải qua một số giai đoạn sau: - Từ năm 1992 đến tháng 6 năm 1998. Những doanh nghiệp tự nguyện và làm ăn có lãi được lựa chọn để thí điểm tiến hành cổ phần hóa. Trong giai đoạn này, cả nước cổ phần hóa được 30 doanh nghiệp, trong đó 5 doanh nghiệp được cổ phần hóa theo cơ chế, chính sách thí điểm quy định tại Quyết định số 202/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, 25 doanh nghiệp được cổ phần hóa theo cơ chế chính sách của Nghị định 28/CP của Chính phủ.

- Giai đoạn từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 2-6-1998 đến ngày 31-12-1999. Trong thời gian này, có thêm 340 doanh nghiệp nhà nước và bộ phận doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Riêng năm 1999 có 250 doanh nghiệp, gấp 8 lần so với 7 năm trước cộng lại. Nhìn chung, đến thời điểm này, chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước đã được các ngành, các bộ, địa phương nhận thức đầy đủ hơn. Bản thân người lao động cũng có phần yên tâm hơn, vì thế công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đạt được nhiều tiến bộ so với thời kỳ trước.

- Giai đoạn từ tháng 1 năm 2000 đến nay. Đến thời gian này điều đáng chú ý là có Nghị quyết trung ương 3, khóa IX trong đó chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Theo tinh thần trên, Nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã được ban hành tập trung chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, xây dựng đề án đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp của bộ, ngành, địa phương mình, trong đó đưa ra các chỉ tiêu để đẩy nhanh tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, chỉ trong 3 năm 2001-2003, có 979 doanh nghiệp được cổ phần hóa, riêng năm 2003 có 611 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp. Năm 2004 cổ phần hóa được 715 doanh nghiệp và là năm đầu tiên hoàn

thành nhiệm vụ đề ra. Như thế, tính đến hết năm 2004 cả nước đã có 2.242 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hóa. Theo Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, từ năm 2005, quá trình cổ phần hóa bắt đầu thực chất, triệt để, vững chắc và có hiệu quả hơn. Đến năm 2005 còn lại khoảng 1200 doanh nghiệp tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước. Toàn bộ số doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn (khoảng 1400 doanh nghiệp) sẽ được tiếp tục cổ phần hóa. Trường hợp không thể cổ phần hóa được thì các doanh nghiệp sẽ được chuyển sang xử lý theo các phương án như giao, bán, giải thể, phá sản. Quá trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước đã góp phần giảm mạnh số lượng doanh nghiệp nhà nước, cải thiện cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo hướng tích cực, đó là, doanh nghiệp nhà nước chỉ nắm giữ những ngành, lĩnh vực, địa bàn then chốt, không nhất thiết phải giữ tỷ trọng lớn trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Có thể khẳng định do thực hiện tốt chủ trương này, tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ngày càng được đẩy nhanh, đặc biệt là trong các năm gần đây. Trong cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, các doanh nghiệp thuộc các tỉnh quản lý chiếm 74%, thuộc các tổng công ty “90″ và các bộ chiếm 20%, thuộc tổng công ty “91″ chiếm 6%. Có 51% doanh nghiệp đã cổ phần hóa thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, 32% trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, số còn lại thuộc các lĩnh vực khác.

Nhìn chung, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã thu được những kết quả đáng khích lệ về mặt kinh tế – xã hội. Kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp cổ phần đã hoạt động trên 1 năm cho thấy: hơn 90% doanh nghiệp có hiệu quả sản xuất cao, vốn điều lệ tăng 40%, nộp ngân sách tăng 25%, thu nhập của người lao động tăng 11,84%, cổ tức bình quân là 17,11%/năm, số lao động tăng gần 7%. Các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đã góp phần làm giảm gánh nặng của Nhà nước phải bao cấp, bù lỗ hằng năm. Hơn thế, trong quá trình cổ phần hóa, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước cũng được xử lý một cách cơ bản; đồng thời, chấm dứt xu hướng thành lập doanh nghiệp nhà nước một cách tràn lan. Trong các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, vai trò làm chủ của người lao động – cổ đông được nâng lên rõ rệt, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu BAI N0P 2 docx (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w