I. Quyền và nghĩa vụ của CĐUĐ trong CTCP.
1. Cổ đông ưu đãi biểu quyết.
Quyền biểu quyết của CĐPT đã là quyền quan trọng để CĐPT thực hiện quyền làm chủ của mình thì việc ưu đãi về quyền biểu quyết lại là cơ hội để các cổ đông nâng cao quyền chi phối của mình trong công ty khi số cổ phần của họ chưa đủ để chi phối công ty. Tỷ lệ biểu quyết của cổ phần này do Điều lệ quy định. Không phải ai cũng có quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết bởi vì nếu ai cũng có quyền nắm CPUĐ biểu quyết thì sẽ có trường hợp tỷ lệ biểu quyết của họ áp đảo các cổ đông khác ngay cả khi họ nắm trong tay một lượng cổ phần chưa đủ để chi phối công ty.và thật sự nguy hiểm nếu các quyết định đó không đem lại kết quả khả quan cho công ty. LDN quy định chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và CĐSL được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết, quy định này nhằm đem lại đặc quyền cho các chủ thể này, đặc biệt là các CĐSL nhưng đồng thời cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông khác. Đối với các CĐSL, họ đã bị hạn chế quyền chuyển nhượng số CPPT của mình thì cổ phần ưu đãi biểu quyết là loại cổ phần để các CĐSL thể hiện quyền của người sáng lập. Còn đối với các cổ đông khác, họ sẵn sàng bỏ vốn ra nhưng họ cũng cần phải có niềm tin đối với hành động này bởi lẽ “thị trường vốn là thị trường niềm tin”.
Xuất phát từ ý nghĩa của CPUĐBQ là nâng cao quyền chi phối trong công ty, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty nên cổ đông nắm giữ loại cổ phần này không được chuyển nhượng. Điều này không làm mất đi sự bình đẳng giữa người nắm giữ CPPT và cổ phần ưu đãi biểu quyết, được hưởng thành quả nhưng cũng phải gánh chịu hậu quả đối với các quyết định của họ.
Tuy nhiên, việc sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết vô thời hạn của tổ chức được Chính phủ ủy quyền dường như chỉ có ở Việt Nam48. Các nước như Singapore, Thái
48 Nguyễn Ngọc Bích, “Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong CTCP ”, NXB Trẻ, trang 146, trang 315, trang 167. 167.
Lan, Philippines, Malaysia quyền ưu đãi biểu quyết chỉ có ở các công ty không phát hành chứng khoán và theo tập tục, luật pháp các nước Anh và Mỹ, quyền biểu quyết luôn đi theo cổ phiếu phổ thông, người ta không coi nó là ưu đãi, ưu đãi của họ là ưu đãi về tiền bạc. Trong các công ty này, người ta thực sự quan tâm đến quyền biểu quyết của CĐSL, CĐSL giữ ưu thể biểu quyết vĩnh viễn chứ không bị giới hạn trong ba năm. Khác hẳn với luật của Anh, Mỹ; luật của ta lại cho phép tổ chức được Chính phủ uỷ quyền được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết vô thời hạn. Khi quy định như thế, LDN rõ ràng bảo vệ quyền lợi của Chính phủ hành xử qua tổ chức được ủy quyền.
Trong một số ngành nghề quan trọng cần phải có sự giám sát của Nhà nước, Nhà nước đầu tư và tham gia hành xử thông qua tổ chức được Chính phủ ủy quyền nhằm mục đích quản lý và bảo vệ sự phát triển của CTCP khi đang vươn vai đúng nhịp với Chính trị và nền Kinh tế của Đất nước, việc nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết của Nhà nước khi cần thiết được lý giải với những nguyên nhân như trên. Nhưng việc Nhà nước cho phép mình có quyền điều hành quá lớn như thế liệu có đi ngược lại với xu hướng mở cửa, mở rộng quyền của NĐT. Liệu ý chí của Nhà nước có đi ngược lại với các quy định của Nhà nước, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Vấn đề này cần phải xem xét lại.
Về giá trị của một phiếu biểu quyết của cổ phần ưu đãi biểu quyết. LDN không quy định giá trị của một phiếu biểu quyết cụ thể sẽ là bao nhiêu. Tùy từng tình huống, tùy vào tương quan lực lượng trong công ty mà Điều lệ sẽ quy định số phiếu biểu quyết của cổ phần ưu đãi biểu quyết. Một CPPT chỉ có một phiếu biểu quyết, nhưng cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết có thể có hai phiếu biểu quyết hoặc nhiều hơn thế tùy thuộc vào Điều lệ công ty. So với luật pháp của Ba Lan “một cổ phần ưu tiên có nhiều nhất không quá hai lá phiếu”49, thì quy định của pháp luật Việt Nam như vậy đem lại nhiều thuận lợi hơn cho người nắm giữ. Cho nên, CTCP cần một sự cân nhắc khi đưa ra tỷ lệ ưu đãi này để tránh tình trạng cổ đông lớn ép cổ đông nhỏ. Mặt khác, nếu cổ đông ưu đãi biểu quyết nắm giữ tỷ lệ có quyền biểu quyết quá lớn, quyền lực của họ quá lớn thì mục đích kêu gọi hùn hợp của CTCP khó mà thành công.