Khoản 3 Điều 3 LDN.

Một phần của tài liệu BAI N0P 2 docx (Trang 28 - 29)

ngoài trong Biểu Cam Kết cụ thể về dịch vụ”39. Mặc dù về mặt pháp lý, giải thích của Tổ công tác thi hành LDN và LĐT không có giá trị vì đây không phải là cơ quan có thẩm quyền giải thích luật nhưng đứng ở góc độ nghiệp vụ các Sở Kế Hoạch và Đầu Tư phải thực hiện theo hướng dẫn này40.

Tuy nhiên, nếu thực hiện hướng dẫn này, làm hài lòng các NĐT nước ngoài nhưng sẽ làm cho NĐT trong nước cảm thấy bất bình đẳng và không muốn bỏ tiền ra đầu tư vì dù họ bỏ ra một tỷ lệ vốn áp đảo như NĐT nước ngoài nhưng họ không được quyết định những vấn đề cơ bản trong doanh nghiệp mà phải phụ thuộc vào những thành viên hoặc cổ đông khác, từ đó không khuyến khích các NĐT có tiềm năng trong nước tăng vốn đầu tư, thúc đẩy việc mở rộng sản xuất, kinh doanh…

Cổ đông thực hiện quyền biểu quyết của mình.

Về phía cổ đông, phải nhìn nhận một thực tế rằng không phải ai bỏ tiền ra mua cổ phiếu đều có am tường về kinh doanh, về pháp luật và chính vì thế, không phải bất kỳ ai cũng hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình. Chính sự thiếu hiểu biết này mà NĐT rất dễ bị thua thiệt. Trong khi đó, về phía công ty, các công ty lại không tạo điều kiện hay thậm chí là cản trở cổ đông thực hiện quyền của mình. Thực vậy, quyền tham dự và quyền biểu quyết là những quyền căn bản của các CĐPT, LDN quy định mỗi CPPT có một phiếu biểu quyết. Điều lệ của tất cả các công ty đều có ghi nhận nhưng khi áp dụng vào thực tế, nhất là khi thông báo triệu tập Đại hội đồng cổ đông, các CTCP đều quy định cổ đông muốn tham dự ĐHĐCĐ phải sở hữu số cổ phần nhất định hoặc được người khác ủy quyền số cổ phần mà công ty quy định. Lý giải cho những quy định này, một số công ty cho rằng không đủ cơ sở vật chất để đảm bảo tất cả cổ đông cùng dự họp. Một số công ty cố tình tổ chức ĐHĐCĐ ở những nơi rất xa, rất không thuận tiện về giao thông và nhiều cổ đông quả thật là khó lòng đến tham dự được. Nhiều công ty sử dụng hình thức này như một hàng rào kỹ thuật để gạt bỏ các NĐT tham dự ĐHĐCĐ mặc dù họ vẫn thông báo đến cổ đông một cách hợp lệ và đúng thời hạn. Hiện nay, luật cũng chưa dự liệu biện pháp chế tài nào đối với HĐQT khi cố tình cản trở quyền biểu quyết của cổ đông trong khi trên thực tế việc này vẫn thường xuyên xảy ra, cổ đông không thực hiện được quyền biểu quyết của mình. Về phía LDN Ngoài các hạn chế trên thì các quy định của LDN đôi khi chưa tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để cổ đông thực hiện quyền của mình một cách tốt nhất Thứ nhất, LDN quy định trong trường hợp triệu tập họp ĐHĐCĐ công ty phải gửi thông báo mời họp bằng phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là bảy (07) ngày trước ngày khai mạc cuộc họp41. Quy định này giúp cổ đông thu xếp thời gian, công việc để nghiên cứu tài liệu về cuộc họp hoặc sắp xếp việc ủy quyền cho người khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Do đó, cổ đông chỉ có thể thực hiện được quyền của mình tại cuộc họp ĐHĐCĐ nếu nhận được thông báo kịp thời. Đôi khi, quyền này bị cản trở bởi một số yếu tố:

Một là, trong quá trình gởi - nhận thông báo triệu tập gặp sự cố do lỗi bưu điện hoặc do lỗi của công ty nhưng các bên đều không có lưu lại giấy tờ để chứng minh, do vậy

Một phần của tài liệu BAI N0P 2 docx (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w