ALAN B.MORISON, Những vấn đề cơ bản của Luật pháp Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, trang 528.

Một phần của tài liệu BAI N0P 2 docx (Trang 27 - 28)

36 Tham khảo địa chỉ: http://www.hca.org.vn/tin_tuc/vde_qtam/nam2007/thang6/DDDN_Vietnam/bai13_bis.pdf và địa chỉ: http://vibonline.com.vn/vi-VN/Home/PrintTopic.aspx?TopicID=1574 địa chỉ: http://vibonline.com.vn/vi-VN/Home/PrintTopic.aspx?TopicID=1574

nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định37.

So với LDN năm 1999, tỷ lệ biểu quyết trong các trường hợp này đã được nâng cao, điều này đã đem lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp và có nhiều ý nghĩa cho cả cổ đông. Cụ thể như:

Cổ đông hay nhóm cổ đông nắm giữ khoảng 20% vốn điều lệ có quyền phủ quyết những quyết định không phù hợp với lợi ích của họ vì trên thực tế ít khi tập hợp được 100% cổ phần có quyền biểu quyết của tất cả cổ đông.

Điều kiện tổ chức ĐHCĐ phải hội đủ 65% vốn điều lệ sẽ làm cho việc tổ chức ĐHCĐ cần được chuẩn bị kỹ lưởng, cần phải tranh thủ sự ủng hộ của nhiều cổ đông, nhất là các cổ đông lớn trong những doanh nghiệp ít có cổ đông lớn.

Việc tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản phải đạt trên 75% vốn điều lệ sẽ hạn chế hình thức lấy ý kiến bằng văn bản và các vấn đề đều được ĐHCĐ quyết định, HĐQT cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn những nội dung cuộc họp.

Cuối cùng, cùng với phương thức bầu dồn phiếu thì việc thôn tính công ty sẽ trở nên khó khăn hơn trước. Người thôn tính toàn bộ DN thì phải nắm giữ trên 75% vốn điều lệ thì mới có toàn quyền quyết định , một khi chưa đạt tỷ lệ trên thì vẫn có thể bị nhóm cổ đông khác phủ quyết mọi quyết định về đường lối phát triển doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận đã gây khó khăn cho các NĐT nước ngoài, làm quan ngại một số NĐT lớn trong nước. Bởi ở một số lĩnh vực, NĐT nước ngoài chỉ được góp vốn đến tỷ lệ cao nhất đến 51% nhưng không quá 65% hay 75%, các cổ đông chính này lẽ ra có thể chi phối được công ty thông qua việc biểu quyết tại ĐHĐCĐ và cơ cấu đa số trong HĐQT nhưng lại phụ thuộc vào các cổ đông khác.

Lo ngại của các NĐT nước ngoài trong trường hợp này là hoàn toàn hợp lý. Để giải tỏa lo ngại này , tại Đoạn 502 Báo cáo của ban công tác Việt Nam gia nhập WTO có tuyên bố: “…Đại diện Việt Nam khẳng định kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ bảo đảm rằng, mặc dù đã có những yêu cầu tại LDN, các NĐT thiết lập hiện diện thương mại dưới hình thức liên doanh theo các cam kết trong Biểu Cam Kết dịch vụ của Việt Nam sẽ có quyền xác định trong Điều lệ doanh nghiệp, tất cả những loại quyết định cần phải đệ trình xin phê duyệt của Đại hội đồng cổ đông; các quy định về số đại biểu cần thiết, nếu có, trong quy trình bỏ phiếu; và tỷ lệ đa số phiếu chính xác cần có để đưa ra tất cả các quyết định, gồm tỷ lệ đơn giản là 51%”.

Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2006 phê chuẩn nghị định thư gia nhập WTO cho phép áp dụng trực tiếp nội dung của cam kết WTO quy định rằng: “trong trường hợp quy định của Việt Nam không phù hợp với quy định của Hiệp định thành lập WTO, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm thì áp dụng quy định của Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới, Nghị định thư và các tài liệu đính kèm”. Quy định này phù hợp với tinh thần của LDN38 nhưng Nghị quyết lại không nêu rõ chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài hay cả doanh nghiệp 100% vốn trong nước. Thắc mắc đặt ra và được Tổ công tác thi hành LDN và LĐT giải thích rằng: “Cam kết này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh trong các ngành mà Việt Nam áp dụng hạn chế sở hữu đối với NĐT nước

Một phần của tài liệu BAI N0P 2 docx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w