GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỔI VÀ GIẢI BÀI TẬP

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Trang 47 - 54)

1. HS đọc kĩ phần Chú thích để trả lời, cần đạt được các nội dung chính sau:

a. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu, sinh tại làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), quê cha ở Thừa Thiên – Huế.

- Khi chuẩn bị bước vào kì thi Hội ở Huế (1849), được tin mẹ mất, ông trở về Gia Định chịu tang mẹ. Bất hạnh ập đến, ông bị mù cả hai mắt khi tuổi đời mới hai mươi sáu.

Đường công danh nghẽn lối, tình duyên bội ước, đất nước loạn li. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu không gục ngã trước số phận, vẫn hiên ngang ngẫng cao đầu sống trọn đời cho dân cho nước đến hơi thở cuối cùng.

- Cuộc đời Đồ Chiểu là tấm gương sáng chói về nghị lực sống và cống hiến cho đời:

một thầy giáo mẫu mực, một thầy thuốc y đức, một nhà văn yêu nước và chống ngoại xâm. Thơ văn của ông là lá cờ đầu trong phong trào kháng Pháp cuối thế kỉ XIX, sáng ngời về lòng yêu và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm.

- Các tác phẩm chính:

+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Hà – Từ Mậu (nội dung: truyền dạy đạo lí, đề cao nhân nghĩa).

+ Khi Pháp xâm lược: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ Điếu Trương Định và văn điếu Trương Định, thơ Điếu Phan Tòng, Văn tế nghĩa sĩ lục tỉnh vong, truyện dài Ngư tiều y thuật vấn đáp (nội dung yêu nước, chống ngoại xâm).

b. Truyện Lục Vân Tiên

- Truyện được viết khoảng đầu những năm 50, thế kỉ XIX.

- Thể loại: Truyên Nôm (kết hợp hai phương thức tự sự và trữ tình gồm 2082 câu thơ lục bát.

- Kết cấu theo kiểu truyền thống của loại truyện phương Đông (chương hồi) xoay quanh cuộc đời nhân vật chính. Kết cấu này mang tính chất truyện để kể hơn là để đọc.

Vì thế, Truyện Lục Vân Tiên đã trở thành hình thức diễn xướng văn hóa dân gian của người dân Nam Bộ như kể thơ, nói thơ, hát, diễn. Đây cũng là ló do tác phẩm chú trọng nhiều đến hành động của nhân vật hơn là miêu tả nội tâm.

- Nội dung: Truyện nhằm dạy đạo lí làm người; đề cao nhân nghĩa (lòng thương người và tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phù nguy); thể hiện khát vọng của nhà thơ cũng như của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

Lục Vân Tiên là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời…” (Phạm Văn Đồng).

- Tóm tắt tác phẩm: HS đọc trong SGK, cần nắm được cốt truyện gồm 4 phần:

+ Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.

+ Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.

+ Kiều Nguyệt Nga gặp nạn nhưng vẫn giữ lòng thủy chung, trong sáng.

+ Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga đoàn viên.

c. Đoạn trích

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu truyện. Đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và kahức họa phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

2. Nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

HS cần bám sát vapf văn bản thơ, nắm được kết cấu, đặc điểm nội dung Truyện Lục Vân Tiên và cách thức xây dựng nhân vật của tác giả để viết bài. Sau đây là gợi ý:

a. Mở bài

- Giới thiệu vị trí đoạn thơ.

- Giới thiệu khái quát hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

b. Thân bài. Cần đạt được các nội dung sau:

* Hình ảnh Lục Vân Tiên

- Hình ảnh Lục Vân Tiên được xây dựng trong đoạn thơ theo mô típ quen thuộc của truyện Nôm truyền thống: anh hùng cứu mĩ nhân thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu. Mô típ này thể hiện mong ước của tác giả cũng như của nhân dân lao động trong thời buổi nhiễu nhương, loạn lạc.

- Nổi loạn trong đoạn trích là hình ảnh Lục Vân Tiên – một trang anh hùng hảo hán

Giữa đường dẫu thấy bất đằng mà tha”. Tuổi đời mười sáu (hai tám) vừa rời trang sách hăm hở bước vào đời ham lập công danh. Đối mặt với bọn cướp Phong Lai cứu người hoạn nạn là tình huống đầu tiên trong đời để chàng trai thể hiện tài nănng, phí khách, “vị nghĩa quên thân” của trang nam nhi thời loạn. Đây là nhân vật lí tưởng trong sáng tác của nhà văn.

+ Lục Vân Tiên đơn phương độc mã chống trọi với bọn cướp hung hãn, đông đảo, gươm giáo đủ đầy, thanh thế lẫy lừng đã từng tác yêu tác quái trong nhân dân khiến ai cũng phải khiếp sợ. Nhưng để cứu người ra khỏi lao đao buổi này, Vân Tiên bẻ gậy làm cây tả đột hữu xông khác nào Triệu Tử Long trong Tam quốc phá vòng vây của Tào Tháo ở Đương Dương để bảo vệ A Đẩu (con nhỏ của Lưu Bị). Trong chốc lát, Vân Tiên đã phá tan đảng hung đồ hại dân, hạ thủ Phong Lai – tên cầm đầu toán cướp. Giọng điệu lời kể hả hê, hào hứng trước hành động nhanh, mạnh, dứt khoát, đầy dũng mãnh và nghĩa hiệp của Vân Tiên, bảo vệ mĩ nhân, đánh bại thế lực bạo tàn.

+ Dũng mãnh trước cái ác nhưng Vân Tiên lại rất ân cần, hào hiệp trước cái thiện.

•Thấy hai cô gái còn sợ hãi, Vân Tiên ân cần hỏi han, an ủi. “Tiểu thơ con gái nhà ai/ Đi đâu đến nỗi mang tai bất kì?”

•Nguyệt Nga muốn cảm ta, đền ơn nhưng Vân Tiên khiêm tốn từ chối “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”, “Nào ai tính thiệt so hơn làm gì”. Chàng bày tỏ quan điểm: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

=> Hành động, thái độ, cách ứng xử của Vân Tiên với bọn cướp, với Kiều Nguyệt Nga quả là hành động và cách ứng xử của người anh hùng nghĩa hiệp trọng nghĩa khinh tài. Một mẫu người lí tưởng trong văn chương Đồ Chiểu.

* Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga

- Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga trong đoạn thơ là một cô gái khuê các gặp bước hiểm nghèo. Tính cách của nàng được thể hiện qua ngôn ngữ đối thoại với Lục Vân Tiên.

+ Đó là một cô gái thùy mị, nết na, có học thức: từ cách xưng hô đến cách nói năng đều tỏ ra khiêm nhường, văn vẻ, mực thước, khuôn phép: “quân tử, tiện thiếp, Làm con đâu dám cai cha, Chút tôi liễu yếu đào tơ,…”.

+ Một cô gái đằm thắm, ân tình, cư xử có trước có sau: “Ơn ai một chút chẳng quên”. Nàng rất hiểu phép tắc ứng xử, hiểu được ơn cứu mạng và “tiết trăm năm

của Lục Vân Tiên đối với mình là rất lớn. Nàng băn khoăn tiền bạc không có “Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng người”. Mong muốn của nàng được mời Vân Tiên về nhà để cha đền đáp: “Hà Khê qua đó cũng gần/ Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng” . Nhưng tráng sĩ cứu khốn phò nguy, ai lại nhận việc đền ơn.

c. Kết bài

Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang đậm sắc thái Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng thành công mẫu người lí tưởng mà nhà thơ mơ ước. Phù hợp với tâm lí của nhân dân Nam Bộ và được nhiều người yêu thích.

3. Sắc thái lời thoại của các nhân vật trong đoạn thơ

Ngôn ngữ của mỗi nhân vật trong đoạn thơ rất phù với tính cách nhân vật và tình tiết cốt truyện.

- Ngôn ngữ của tên tướng cướp Phong Lai thì kiêu căng, hống hách, thô bỉ của kẻ vô học: thằng nào, tại mầy, tuyền quân bốn phía bủa vây bịt bùng.

- Ngôn ngữ của Vân Tiên thì đanh thép, dõng dạc, cam giận khi đối mặt với đảng cướp: “Bớ đảng hung đồ/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”, nhưng với Kiều Nguyệt Nga ở đoạn sau lại ân cần, mềm mỏng, ân tình.

- Ngôn ngữ của Nguyệt Nga thì thể hiện con gái của một gia đình có học, khiêm nhường, văn vẻ, khúc triết…

LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN

(Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu) I. HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ VÀ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Giới thiệu vị trí và chủ đề đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn.

2. Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu.

3. Truyện Lục Vân Tiên còn có những nhân vật nào có thể xếp cùng loại với ngư ông ở đoạn thơ này? Nêu đặc điểm chung và ý tưởng của tác giả khi xây dựng những nhân vật đó.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP 1. Vị trí và chủ đề của đoạn trích

- Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của truyện. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi về chịu tang. Trên đường về, Vân Tiên bị đau mắt rồi bị mù.

Vân Tiên và tiểu đồng đang bơ vơ đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đi thi trở về.

Sẵn lòng đố kị và ganh ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội này để hãm hại Vân Tiên. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng rồi chói lại, dẫn Vân Tiên xuống thuyền đưa về quê. Nhưng chờ đến đêm khuya vắng vẻ hắn đẩy Vân Tiên xuống sông. Đoạn trích kể lại việc Vân Tiên bị Trịnh Hâm hãm hại, chàng được Giao Long dìu vào bờ và được gia đình ngư ông cứu sống.

- Chủ đề: Đoạn trích nói lên sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin đối với nhân dân lao động.

2. Phân tích đoạn trích

Để bài viết đạt hiệu quả, HS cần:

- Bám sát văn bản thơ (SGK).

- Xem lại bài giảng của thầy cô.

- Đọc thêm các tài liệu liên quan.

- Phân tích kết hợp với chứng minh, bình, so sánh,…

- Bố cục, trình bày sáng rõ, chặt chẽ, nhất là kĩ năng viết đoạn văn, diễn đạt.

Gợi ý:

a. Mở bài. Giới thiệu vị trí và nêu chủ đề đoạn trích.

b. Thân bài. Làm rõ các luận điểm, luận cứ sau:

* Tâm địa và hành động độc ác của Trịnh Hâm

- Trước đó Trịnh Hâm và Bùi Kiệm đã gặp Vân Tiên, Tử Trực tại trường thi, họ đã kết bạn với nhau và cùng vào quán rượu xướng họa thơ phú, thử tài cao thấp. Trịnh Hâm nhận ra tài cao của Vân Tiên sinh nên lòng ganh ghét, đố kị:

Khoa này Tiên ắt thành công Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi.

- Hành động độc ác của Trịnh Hâm có nguồn gốc từ “Mối oán thù nhân một câu chuyện gọi bằng văn chương trong tâm địa của kẻ tiểu nhân đã dẫn đến những chuyện không ngờ” (Hoài Thanh). Lẽ ra, trong lúc Vân Tiên đang lâm vào tình cảnh bi đát: mẹ mất chưa về chịu tang được, mắt mù, hết tiền, bơ vơ đất khách quê người, hắn phải giang tay cứu giúp. Ngược lại, hắn lợi dụng tình cảnh đó để thực hiện hành động độc ác của kẻ bất nhân bất nghĩa.

- Hành động của hắn có âm mưu, taon tính, kế hoạch sắp đặt kĩ lưỡng. Hắn chọn thời điểm gây tội ác: giữa đêm khuya khoắt, giữa dòng nước chảy mênh mông, màn đêm giá lạnh bao phủ. Bất ngờ hắn đẩy Vân Tiên xuống nước. Vân Tiên không kịp trở tay, không kêu được một tiếng. Chờ tới khi không ai có thể cứu vớt, hắn mới “giả tiếng kêu trời”, la lối om sòm, rồi “lấy lời phui pha” kể lể, bịa đặt, lấp liếm tội ác của mình.

=> Chỉ tám câu thơ, tác giả đã dựng trọn vẹn một vụ án – một tội ác tày trời và lột tả đầy đủ tâm địa, kế hoạch đến hành động của kẻ bất lương, vô đạo; khơi vào lòng người đọc một thái độ căm giận, bất bình với kẻ độc ác, thương cảm, xót xa cho họ Lục bị hãm hại.

* Hành động nhân đức và phong cách ông ngư.

- Trái ngược với hành động bất nhân, bất nghĩa của Trịnh Hâm là hành động nhân đức của ngư ông và gia đình. Họ đã hết sức tận tình cứu sống Vân Tiên:

Hối con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, bà hơ mặt mày.

Câu thơ không đẽo gọt, mộc mạc trong lối kể nhưng hành động lại hết sức gấp gáp, khẩn trương “vội vã như cứu người chết đuối”, ẩn chứa bao ân tình của một gia đình thuyền chài đối với người gặp nạn.

- Đối lập với lòng ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của ngư ông. Sau khi Vân Tiên tỉnh lại, biết chàng đang lâm vào tình cảnh khốn khổ, ngư ông sẵn sàng cưu mang: “Người ở cùng ta/ Hôm mai hẩm hút với già cho vui”, đói nghèo rau cháo có nhau, cốt là tình người ấm áp. Vân Tiên băn khoăn biết lấy gì báo đáp ngoài tấm thân bệnh tật, trơ trọi? Ngư ông vui vẻ mà rằng:

Lòng lão chẳng mơ/ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”. Nét đẹp của ngư ông gặp gỡ nét đẹp của Vân Tiên. Khi Vân Tiên cứu Nguyệt Nga, chàng cũng thể hiện tấm lòng cao

cả: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” thì nay ngư ông cứu chàng, ngư ông cũng không mơ việc đó. Dốc lòng làm việc nghĩa là việc làm nhân đức, hái lộc đức sao còn chờ trả ơn?

- Nét đẹp trong nhân cách của ngư ông còn được thể hiện ở phong cách sống (đoạn cuối). Phong cách sống của ngư ông là phong cách của những ẩn sĩ. Từ suy nghĩ, quan niệm đến cách sống đều thể hiện con người không màng danh lợi, sống cuộc đời tự do, đạm bạc, trong sạch, phóng khoáng giữa trời mây, sông nước, hòa với thiên nhiên. Có gì vui bằng hằng ngày doi, vịnh, chích đầm, thả hồn vào bầu trời, hứng gió, chơi trăng, tắm mưa, gội nắng, …Lối sống có gì như thi vị hóa, thơ mộng nhưng rất thực:

Một mình thong thả làm ăn

Khỏe quơ chài kéo; mệt quăng câu dầm.

=> Lời nói của ngư ông cũng chính là tiếng lòng, mơ ước, khát vọng sống của Nguyễn Đình Chiểu. Mong sao được sống một cuộc đời bình an, đạm bạc, trong sạch, làm được nhiều điều nhân nghĩa, coi thường vinh hoa phú quý, hòa hợp với thiên nhiên.

c. Kết bài

Xây dựng cặp nhân vật đối lập (Trịnh Hâm với ngư ông), tác giả muốn lên án cái xấu xa, độc ác thấp hèn, đề cao cái thiện và nhân cách sống cao cả. Đồng thời nhà văn muốn gửi gắm niềm tin, khát vọng vào sự chiến thắng của cái thiện, vào những con người lao động, bình thường mà nhân cách cao đẹp. Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”.

3. Hệ thống nhân vật phụ và ý tưởng của nhà văn

- Nhân vật ngư ông trong đoạn thơ nằm trong hệ thống nhân vật phụ: ông tiều, ong quán, chú tiểu đồng, lão bà dệt vải trong rừng,… trong tác phẩm.

- Họ là những nhân vật phụ nhưng lại là những nhân vật phù trợ cho nhân vật chính trên con đường thực hiện ý tưởng nhân nghĩa. Họ được nhân dân yêu thích bởi đó là biểu tượng của những tình cảm yêu – ghét rõ ràng, trong sáng phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Họ hiện diện giữa đời, sống trong sạch thanh thản, khinh ghét sự đen bạc, tráo trở, sự bạo ngược hung tàn, luôn xuất hiện đúng lúc để giúp người hoạn nạn với tấm lòng trọng nghĩa khinh tài: “Xin tròn nhân ngãi còn hơn bạc vàng”.

- Họ là hình bóng của những ẩn sĩ, bộc lộ quan điểm nhân sinh, phong cách sống và là người phát ngôn tư tưởng, là sự hóa thân của tác giả mang khát vọng và công lí cao đẹp. “Với Đồ Chiểu, những người lao động ấy cũng là những người có tài, ghét đời ô trọc, mai danh ẩn tích”. (Xuân Diệu)

BẢNG THỐNG KÊ CÁC TÁC PHẨM

TT Tên văn bản Tác giả Nội dung chủ yếu Đặc sắc nghệ thuật 1

Đồng chí (1948) Chính Hữu

Tình đồng chí cao đẹp của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện tự nhiên, bình dị và sâu sắc trong mọi hoàn cảnh.

Tình cảm ấy góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và tinh thần của người lính cách mạng.

Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

2

Bài thơ về tiểu đội xe không

kính (1969)

Phạm Tiến Duật

Qua hình ảnh độc đáo – những chiếc xe không kính, khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

Chất liệu hiện thực sinh động, hình ảnh độc đáo, giọng điệu tự nhiên, khỏe khắn, giàu tính khẩu ngữ.

3

Đoàn thuyền

đánh cá (1958) Huy Cận

Bài thơ là bức tranh rộng lớn, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và con người lao động trên biển cả.

Qua đó, nhà thơ bộc lộ cảm xúc, niềm vui, niềm tự hào trước cuộc sống mới.

- Sáng tạo nhiều hình ảnh kì vĩ bằng liên tưởng, tưởng tượng.

- Âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan.

4

Bếp lửa (1963) Bằng Việt

Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu; đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng, biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

- Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả, bình luận.

- Hình ảnh thơ (bếp lửa) giàu ý nghĩa biểu tượng.

5

Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ

(1971)

Nguyễn Khoa Điềm

Tình yêu thương con của Người mẹ dân tộc Tà Ôi gắn liền với tình yêu nước và tinh thần chiến đấu, cùng khát vọng tương ali

- Giọng thơ thiết tha, ngọt ngào, trìu mến của lời ru.

- Bố cục đặc sắc, đan xen thơ và lời hát ru tạo ra khúc hát ru tâm tình, sâu lắng.

6

Ánh trăng (1978)

Nguyễn Duy

Ánh trăng nơi thành phố gợi lại những năm tháng cuộc dời người lính gắn bó với thiên nhiên bình dị.

Từ đó nhắc nhở thái độ sống thủy chung, ân nghĩa với quá khứ.

Giọng điệu tâm tình tự nhiên, kết hợp trữ tình với yếu tố tự sự.

Hình ảnh bình dị vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.

7 Con cò (1962) Chế Lan Viên

Bài thơ khai thác hình tượng con cò trong những lời hát ru, từ đó nhà thơ ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa

Vân dụng sáng tạo ca dao, có những câu thơ cô đúc mang ý nghĩa

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(270 trang)
w