A. HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC PHÀN TỪ VỰNG
III. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
1. Để làm bài tập này phải nắm chắc từ phức và các loại từ phức.
Gợi ý: khủng bố, chúng nó, bao nhiêu, Việt gian. Đốt phá, đâu đâu, dân quân, tự vệ, bố trí, cầm cự, rfnh rọt, tỉ mỉ, ông lão.
2. Muốn xác định từ láy hay từ ghép, cần xét quan hệ của từ: các tiếng có quan hệ về ngữ âm thì đó là từ láy, có quan hệ về ngữ nghĩa thì đó là từ ghép. Khẳng định tất cả các từ đã cho là từ láy không đúng.
Có thể xếp thành hai nhóm như sau:
- Từ láy: Thập thò, loáng thoáng, chiều chuôn gj, nhấp nhổm, tấp nập, thấp thỏm, mập mạp, mấp mô.
- Từ ghép: non nước, tội lỗi đón đợi, mồ mả, tỏng trắng, vùng vẫy, đả đảo, tưỡng tá.
3. Có ba nhóm nghĩa khác nhau. Cụ thể là:
- Nhóm 1 chỉ hình dáng, dáng vẻ: lom khom, khẳng khiu lò dò, lù dù, tập tễnh.
- Nhóm 2 chỉ âm thanh: rì rào, lao xao, líu lo, tí tách, lộp bộp.
- Nhóm 3 chỉ tâm trạng: bồn chồn, náo nức, bang khuâng, ngại ngùng, buồn bã.
A2 ( XÉT THEO NGHĨA CỦA TỪ, THEO QUAN HỆ VỀ ÂM, NGHĨA CỦA CÁC TỪ )
I. LÍ THUYẾT
TT Tên gọi Khái niệm Ví dụ
1 Nghĩa của từ Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
- Mẹ: người phụ nữ có con.
- Chạy: phóng mình đi mau, gót chân không bám đất.
- Độ lượng: rộng lượng, dễ cảm thong với người có sai lầm và dễ tha thứ.
2 Từ nhiều nghĩa Từ nhiều nghĩa là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa khác nhau.
- Một số từ nhiều nghĩa: chân tay, mắt mũi, lá, quả, xuân,..
3 Hiện tượng
chuyển nghĩa của từ
Là hiện tượng làm thay đổi nghĩa của từ tạo ra nhưng từ nhiều nghĩa, Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở để hình thành nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc( chuyển theo phương thức ẩn dụ, hoan dụ).
-“Mùa xuân (1) là tết trồng cây! Làm cho đất nước càng ngày càng xuân (2)” (Hồ Chí Minh)
Xuân (1) nghĩa gốc, xuân (2) nghĩa chuyển (ẩn dụ).
- Miệng (gốc) −> miệng giếng, miệng bát (chuyển theo phương thức ẩn dụ).
- Miệng −> nhà có 5 miếng ăn (chuyển theo phương thức hoán dụ).
4 Từ đồng âm Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh những nghĩa khác xa nhau, không có lien quan gì với nhau.
- “Trên đường hành quân xa/
Dừng chân bên xóm nhỏ”
(Xuân Quỳnh).
- “Mẹ già như chuối ba hương/
như xôi nếp mật như đường mía lau” (Ca dao).
những từ có nghĩa giống nhua hoặc gần giống nhau.
Mọt từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau
- Cho, biếu, tặng
6 Từ trái nghĩa Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau, Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
• Sống >< chết
• Đẹp >< xấu
• Nô lệ >< tự do
7 Cấp độ khái
quát nghĩa của từ
Các từ có quan hệ bao hàm hoặc được bao hàm nhau về nghĩa được gọi là cấp dộ khái quát nghĩa của từ.
• Từ “động vật” có nghĩa rộng hơn các từ thú, chim. Cá,…
• Nghĩa của từ Thú nghĩa rộng hơn các từ voi, hổ, báo,…
8 Trường từ vựng Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
Trường từ vựng về mắt :
• Bộ phận của mắt : long đen,lòng trắng, long mày, long mi,…
• Đặc điểm của mắt: sắc, tinh, mờ, mù,…
• Hoạt đọng của mắt : trông, nhìn ngó, liếc, nhòm ngó,…
9 Từ tượng hình Là những từ gợi nhình ảnh, dáng vẻ, trạng thái sự vật.
• Lắc lư, lảo đảo, lênh khênh, lè lè, trùng trục…
• “Lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác trên sông chợ mấy nhà”. (Bà Huyện Thanh Quan)
10 Từ tượng thanh Là những từ mô
phỏng âm thanh • Ào ào, ầm ầm, oang oang, sang sảng, lách cách,..
• Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” ( Ca dao).
*Lưu ý:
1. Bảng hệ thống này tập hợp các bài học riêng lẻ về đặc điểm nghĩa của từ thường gặp trong sử diungj nhằm mục đích giúp HS có cái nhìn tổng quát về vốn kiến thức cơ bản thuộc phần từ vựng đã được học tẻng chương trình THCS. Nắm được những cơ sở lí thuyết này là nền tảng để học sinh tiếp nhận các kiến thức cao hơn ở các lớp trên, Và đây cũng là điều kiện đầu tiên cho việc sử dụng từ ngữ ddusngs và hya trong giao tiếp, cho việc cảm nhận cái vẻ đjep về nghệ thuật ngôn từ trong vác tác phẩm văn chương.
2. Cần phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm
- Từ nhiều nghĩa: các nghĩa ít nhiều có lien quan với nghĩa gốc.
- Từ đồng âm: giữa chúng không có mối lien quan nào về nghĩa.
Ví dụ 1:
+ Ba mưới năm ấy chân (1) không mỏi Mà đến bây giờ mới tới nơi.
(Theo chân Bác, Tố Hữu).
+ “Buồn trong nội cỏ rầu rầu
Chân mây (2) mặt đất một màu xanh xanh”.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Trong câu thơ của Tố Hữu, từ chân (1) là nghĩa gốc, chỉ bộ phận dưới cùng của cơ thể người (hoặc động vật) dung để đi, đứng.
Trong câu thơ của Nguyễn Du, từ chân (2) là nghĩa chuyển (ẩn dụ cố định) chỉ đường giới hạn tầm mắt ở nơi xa tít tưởng như mây trời tiếp xúc với mặt đát. Như vậy chân (2) có nét nghĩa chung: bộ phận dưới cùng, giáp đất, tiếp xúc với mặt đất. Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.
Ví dụ 2:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bới xem một quẻ lấy chồng lợi (1) chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi (2) thì có lợi (3) nhưng răng chẳng còn.
(Ca Dao)
Trong bài ca dao có ba từ lợi. Từ lợi (2) có nghĩa lấp lửng. Từ lợi (1) và lợi (3) nghĩa khác nhau, không lien quan,
lợi (1): ích lợi, được lợi, lợi- hại.
lợi (3): phần thịt ở hàm, chỗ rang mọc.
=> Đây là hiện tượng từ đồng âm.
Trong cuộc sống, cũng như trong văn chương người ta thương lợi dụng hiện tượng từ đồng âm với mục đích chơi chữ. Còn hiện tượng chuyển nghĩa của từ được sử dụng để phát triển từ vựng ( theo hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ).
1. Vê từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa gồm hai loại: từ đồng nghĩa cùng sắc thái và từ đồng nghĩa không cùng sắc thái. Khi xét từ đồng nghĩa, phải chu ý đến 3 yếu tố:
+ Các từ đồng nghĩa xphair khác nhau về ngữ âm
+ Các từ đồng nghĩa phải chỉ cùng một sự vật, một hành động hoặc mọt tính chất.
+ Các từ đòng nghĩa có cùng sắc thái hay không cùng sắc thái.
Ví dụ:
Mẹ - má: Khác nhau về ngữ âm, cùng chỉ một đối tượng, cùng sắc thái (thay thế cho nhau được)
Cho - biếu: Khác nhau về mặt ngữ âm. Cùng chỉ một hành động, sắc thái ý nghĩa khác nhau (không thể thay thế cho nhau được)
4. Về từ tượng hình, tượng thanh
Từ tượng hình, tượng thanh có khả năng có khả năng gợi hình ảnh, âm thanh một cách sống động, có giá trị biểu cảm cao, được sử dụng nhiều trong văn miêu tả và tự sự.
II. LUYỆN TẬP
1. Có mấy cách giải nghĩa của từ? Trong hai cách giải nghĩa của từ vị tha sau, em chọn cách nào? Vì sao?
- Cách 1:
Vị tha: long thương yêu rộng rãi đến hết thảy mọi người, mọi loài.
• Cách 2:
Vị tha: tinh thần quên mình chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác.
2. Đọc hai câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm) Từ mặt trời trong câu thứ hai được chuyển nghĩa thao phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng nhiều nghĩa được hay không? Vì sao?
3. Trong hai trường hợp sau, tường hợp nào là đồng âm? Trường hợp nào là từ nhiều nghĩa? Hãy giải thích?
a. Tôi vừa câu (1) cá vừa ngâm nga một câu (2) thơ mới thuộc.
b. Quạt (1) nan mỏng dính Quạt (2) gió rất dày.
(Gió từ tay mẹ, Vương Trọng) 4. Đọc câu văn:
“Khi người ta đã ngoài bảy mươi xuân thì tuổi càng cao, sức khỏe càng thấp”. (Di chúc, Hồ Chí Minh)
Em hãy cho biết, dựa trên cơ sở nào từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi? Việc thay thế trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?
5. Chỉ ra tác dụng của từ trái nghĩa trong câu sau:
Thiếu tất cả ta rất giàu dung khí
Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung Giặc muốn ta nô lệ ta lại háo anh hung Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
(Tuổi 25, Tố Hữu)
6. Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của từ ngữ trong nhóm từ ngữ sau đây:
a. Quần áo, y phục, quần dài, quần đùi, áo sơ mi, áo dài.
b. Văn học dân gian, văn học viết, văn học Việt Nam, văn học trung đại, văn học hiện đại, truyện dân gian, thơ ca dân gian, sân khấu dân gian.
7. Đọc đoạn văn sau, tìm ba từ thuộc một phạm vi nghĩa, trong đó có một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn.
“Xe chạy chầm chầm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán ướt đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi jhoir, thì tôi òa khóc lên và cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo…”.
(Những ngày thơ ấu, Nguyên Hồng) 8. Vận dụng kiến thức đã học về trường từ vựng để phân tích cái hay trong cách dung từ ở đoạn văn sau:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
Lão hu hu khóc”.
(Lão Hạc, Nam Cao) 9. Đọc đoạn văn sau, chỉ ra các từ tượng hình tượng thanh và nói rõ tác dụng diễn tả của chúng trong việc miêu tả cảnh ngày mùa.
“Nắng lên. Nắng chan mỡ gà trên cánh đồng lúa chin. Rất đều, rất gọn nhẹ, các xã viên cúi xuống, một tay nắm khóm lua, một tay cắt giật. Một nắm, hai nắm… xoèn xoẹt…
lúa chất lại dồn tành từng đống. Tiếng xe cút kít nặng nề chở lúa về làng. Mays tuốt lúa lù lù đúng giữa sân kho, kêu tành tạch. Người ta nhét những ôm lúa vào bụng nó. Nó nhầu nhầu một lát rồi phì rơm ra. Bụi mù mịt, thóc rào rào rơi xuống gầm máy…”.
(Nguyễn Thị Ngọc Tư) III. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP
1. Gợi ý
- Có hai cách giải nghĩa từ:
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
+ Dùng từ đông nghĩa hoặc trái nghĩa với từ được giải thích.
- Để có câu trả lời đúng, phải hiểu từ vị tha là từ Hán Việt, xét về từ loại, đây là tính từ chỉ phẩm chất con người. Vị là vì, tha là người khác. Vị tha là tinh thần quên mình, chăm lo đến lợi ích của người khác. Như vậy chọn cách giải thích thứ hai là đúng.
2. Gợi ý:
Mặt trời trong câu thứ hai là một ẩn dụ chỉ em cu Tai, em là Mặt Troiwif dựa trên hai mối quan hệ tương đồng dựa theo cảm nhận của nhà thơ, dây không phải là hiện tượng nhiều nghĩa.
3. Cần nắm chắc khái niệm từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Đọc lại lưu ý 2, trong hai trường hợp này:
- Trường hợp a, hai từ câu có vỏ ngữ âm giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác
- Trường hợp b, hai từ quạt có vỏ ngữ âm giống nhau và có liên quan với nhau:
Quạt (1): đồ dùng để cho không khí tạo thành gió (danh từ).
Quạt (2): làm cho không khí chuyển động thành gió bằng cái quạt (động từ).
Như vậy, từ danh từ chỉ sự vật được chuyển thành động từ chỉ hành động.
Trường hợp này thuộc hiện tượng nhiều nghĩa.
4. Xác định từ xuân được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ? Cơ spwr chuyển nghĩa là gì?
- Trong câu nói của Bác, xuân là từ chỉ mùa trong năm, mỗi năm có một mùa xuân, lấy mùa để chỉ năm (hay chỉ tuổi). Như vậy, đây là hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
- Việc thay thế từ xuân cho năm, cho tuổi vừa thể hiện được tinh thàn lạc quan, khỏe khoắn của Bác vừa tránh lặp từ khiếp cho câu văn thêm đẹp, trong sang, có hình ảnh và giàu sức gợi cảm.
5. Chỉ ra cặp từ trái nghĩa sau đó làm rõ tác dụng của việc diễn tả nội dung.
Gợi ý:
- Các cặp từ trái nghĩa:
+ thiếu > < giàu, sống > < chết, cúi đầu > < ung dung + nô lệ > < anh hùng, nhân nghĩa > < cường bạo
- Tác dụng: Các cặp từ trái nghĩa đxa diễn tả thật ấn tượng về tầm vóc của dân tộc Việt Nam, dân tộc anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trước những âm mưu đen tối và tàn bạo của kẻ thù, chúng muốn dân tộc ta phải cúi đầu làm nô lệ nhưng với lòng yêu nước háy bỏng, với lòng tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc, với sức mạnh của chính nghĩa, nhân dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, anh dũng, hiên ngang quyết tâm chiến đấu và chiến thắng quân thù.
6. Để lập được sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm, cần có cái nhìn bao quát để nhận ra từ nào bao hàm, từ nào được bao hàm. Cụ thể
a.
b.
7. Đọc kĩ đoạn văn và xác định.
Gợi ý:
- Ba từ thuộc một phạm vi nghĩa là: khóc, nức nở, sụt sùi.
- Từ khóc có nghĩa rộng hơn. Nức nở, sụt sùi cũng là khóc nhưng có nghĩa cụ thể, nghĩa hẹp.
- Lập sơ đồ:
8. Đọc kĩ đoạn văn, nhận biết các từ ngữ cùng trường (chú ý đến trường chỉ bộ phận, trường chỉ hành động, trạng thái của bộ phận). Cụ thể:
- Trường từ ngữ chỉ bộ phận: mặt, đầu, miệng.
- Trường từ ngữ chỉ cử chỉ, trạng thái, hành động: co rúm, xô lại, ép, chảy ra, ngoẹo, mếu, hu hu khóc.
- Tác dụng: Các từ ngữ thuộc hai trường nghĩa có quan hệ chặt chẽ với nhau làm nổi bật lên sự đau đớn về tinh thần của lão Hạc. Sau khi bán chó, lão cảm thấy hụt hẫng, thiếu vắng, lương tâm day dứt, lão tự oán trách mình. Ở đây Nam Cao đã khéo léo dựa vào cái hay của trường từ vựng miêu tả ngoại hình, cử chỉ, trạng thái để bộc lộ rõ nội tâm, tâm trạng nhân vật.
9. Các từ tượng hình, tượng thanh phần lớn thuộc từ láy. Cần thực hiện 2 việc:
- Chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh.
- Nêu tác dụng của chúng trong văn cảnh.
Cụ thể:
- Các từ tượng hình: nặng nề, lù lù, mù mịt, nhằu nhằu.
- Các từ tượng thanh: xoèn xoẹt, tành tạch, rào rào.
- Tác dụng: Các từ tượng hình, gợi thanh tham gia vào văn cảnh làm nổi bật cảnh gặt lúa trên đồng và cảnh tuốt lúa trên sân kho hợp tác xã. Các xa viên lao động hăng say, hối hả. Cảnh tượng như hiển hiện trước mắt người đọc một bức tranh ngày mùa rộn rã, no ấm, tràn đầy sức sống.
A3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG, TRAU RỒI VỐN TỪ VỰNG I. LÍ THUYẾT
1. Sự phát triển của từ vựng
Từ vựng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội. Từ vựng có thể phát triển bằng cách:
- Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng theo phương thức biến đổi, chuyển nghĩa của từ (chủ yếu là phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ).
- Phát triển số lượng của từ ngữ bằng cách tạo ra từ ngữ mới hoặc vay mượn từ ngôn ngữ nước ngoài (tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp,…)
Có thể sơ đồ hóa như sau:
2. Trau dồi vốn từ:
- Từ có vao trò quan trọng đối với việc sử dụng ngôn ngữ. Vốn từ nghèo nàn làm cho khả năng diễn đạt và giao tiếp cũng hạn chế. Ngược lại, vốn từ phong phú làm cho khả năng diễn đạt và giao tiếp cũng đa dạng, tinh tế và thuận lợi. Do đó rất cần phải trau dồi vốn từ.
- Có hai cách để trau dồi vốn từ:
+ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ, biết huy động trường nghĩa mỗi khi cần diễn đạt, biết so sánh và lựa chọn các từ trong cùng trường và các từ đồng nghĩa có giá trị biểu đạt cao để sử dụng.
+ Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
II. LUYỆN TẬP
1. Từ tay là từ nhiều nghĩa. Hãy xác định trong các câu sau:
a. Người đứng trên đài lặng phút giây Trông đàn con đó vẫy hai tay.
(Theo chân Bác, Tố Hữu) b. Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa.
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Nguyễn Duy) c. Cũng nhà hành viện xưa nay
Cũng phường buôn thịt, cũng tay buôn người.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du) - Trường hợp nào từ tay dùng với nghĩa gốc.
- Trường hợp nào dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ?
- Trường hợp nào dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ?
2. Tìm từ Hán Việt trong đoạn thơ sau? Em có nhận xét gì về số lượng từ Hán Việt trong Tiếng Việt?
Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh