TRỌNG TÂM KIẾN THỨC PHẦN TẬP LÀM VĂN
A. NHỮNG DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP
Đề 1
Phần I (5 điểm)
Câu 1. Đọc kĩ các câu thơ sau (trích từ Truyện Kiều của Nguyễn Du), chú ý những chữ in đậm:
a. – Gần xa nô nức yên anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân (1).
- Ngày xuân (2) em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non.
b. – Được lời như cởi tấm lòng,
Giở kim thoa với khăn hồng trao tay (1).
- Cũng nhà hành viện xưa nay,
Cũng phường bán thịt cũng tay (2) buôn người.
Hãy cho biết nghĩa của từ xuân, từ tay trong các câu trên, nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào?
Câu 2
Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Làng của Kim Lân và cho biết tại sao tác giả chỉ đặt tên cho tác phẩm của mình bằng một từ làng mà không phải là làng Chợ Dầu?
Phần II (5 điểm)
Cảm nhân của em về đoạn thơ sau:
Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ Lăng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Hay là khi tóc bạc.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)
Đề 2
Phần I (5 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn thơ sau:
Chú bé loắt choắt Các xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích Nhảy trên đường vàng.
(Lượm – Tố Hữu) a. Chỉ ra các từ láy của đoạn thơ trên.
b. Phân tích tác dụng của phép so sánh.
Câu 2
Nêu nhận xét của em về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua hai đoạn trích: Chị em Thúy Kiều và Mã Giams Sinh mua Kiều (Truyện Kiều).
Phần II (5 điểm)
Chọn một trong hai câu sau:
Câu 1
Dựa vào đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (Trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu), em hãy giải thích và chứng minh ý kiến của Xuân Diệu: “Cái ưu cái đối với người lao động, sự kính mến học là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu”.
Câu 2
Phân tích cái hay của khổ thơ đầu và cuối (trích Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận):
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then , đêm sập cưa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn tuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Đề 3
Phần I (5 điểm)
Câu 1. Phân tích ngữ pháp của các câu sau:
- Ngày xưa, người ta gọi nhà thơ là người đa sầu, đa cảm, khóc mướn, thương vay.
- Giờ đây người nghệ sĩ phải là người cảm thông sâu sắc với những vui buồn của nhân dân mình.
Câu 2. Trình bày cảm nhận của em về bốn câu mở đầu bài thơ Nói với con của Y Phương bằng một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch.
Câu 3. Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, tác giả đã sáng tạo tình huống truyện căng thẳng, thử thách nội tâm nhân vật, từ đó bộc lộ đời sống bên trong, tư tưởng, tình cảm của nhân vật. đó là tình huống nào? Em hãy nêu và phân tích ngắn gọn khoảng 10 câu.
Phần II (5 điểm)
Chọn một trong hai đề sau:
Câu 1. Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Câu 2. Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên”, lại có câu “Học thầy không tày học bạn”. Em hiểu hai câu này như thế nào? Hãy trình bày suy nghĩ của mình và rút ra bài học cho bản thân.
Đề 4
Câu 1 (2 điểm). Chỉ ra câu sai và chữa đúng bằng những cách kjác nhau, sau đó ohân tích ngữ pháp của các câu văn đã chữa:
Qua Truyện Kiều của Nguyễn Du cho ta thấy sự phong phú của tiếng Việt.
Câu 2 (2 điểm)
“Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặ áo giáp, dẫn bọn lính kĩ mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng bác mà chạy.
quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nahu qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”
a. Cho biết đoạn văn trên trích từ tác phảm nào? Của ai?
b. Đoạn văn sử dụng các phép liên kết nào? Chỉ rõ và phân tích.
Câu 3 (6 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Đề 5
Câu 1 (2,5 điểm). Đọc hai đoạn văn cùng viết về một dòng sông:
a. Nó cùng vẫy, nhảy nhót, chốc chốc chơi trò nhào lộn. Những con sóng lựuc lưỡng quất thẳng vào vách đá. Chúng nhảy chồm lên, tung bọt, gào rống, rồi khéo nhau vụt chạy.
b. Con sông Thu Bồn tả xung hữu đột khỏi Phường Rạch mới thở phapf, xả hơi, bước những bướ khoan khoai, lượn giữa những ngàn dâu và bãi dâu xanh xuống Hòn Phước, dang đôi tay ôm vào lòng thơm đất Gò Nổi.
(Võ Quảng) - Cho biết hai đoạn văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của nó.
- Nhận xét cách viết câu trong hai đoạn văn có gì khác nhau? Nếu tác dugj?
Câu 2 (2,5 điểm). Nêu nhận xét của em về nhan đề truyện ngăn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuêm, sau đó tóm tắt tác phẩm khoảng 10 câu.
Câu 3. (5 điểm). Phân tích diễm biến tâm lí, hành động của bé Thu (trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) từ khi gặp ông Sáu đến khi hai cha con chia tay nhau/
Đề 6
Câu 1 (5 điểm). Bài thơ về tiểu dội xe không kính của Phạm Tiến Duật được mở dầu như sau:
Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi…
- Cách mở đầu như vậy gây ấn tượng gì cho em về nhưng chiếc xe vận tải trên tuyến đường Trường Sơn chống Mĩ?
- Hãy chép chính xác nhưng câu thơ nói về hình ảnh những chiếc xe độc đáo ấy và nêu cảm nhận bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp, trong đó có sử dụng một câu ghép và một câu bị động (gạch dưới).
- Viết các câu đó ra và phân tích ngữ pháp.
Câu 2 (5 điểm). Đọc đoạn văm sau:
Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng, thích Ca-chiu-sa của hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh…”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều.
a. Xác định câu rút gịn được sử dụng trong đoạn trích.
b. Nhân vật tôi trong đoạn văn là ai? Trong tác phẩm nào? Của ai?
c. Giới thiệu nhân vật đó bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu.