DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Trang 243 - 255)

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC PHẦN TẬP LÀM VĂN

A. DẠNG ĐỀ THƯỜNG GẶP

Đề 1

Phần I Câu 1 (a)

Xuân (1) chỉ mùa xuân −> nghĩa gốc.

Xuân (2) chỉ tuổi xuân, tuổi trẻ −> nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

(b).

Tay (1): một bộ phận của cơ thể người −> nghĩa gốc

Tay (2): chỉ con người (lấy bộ phận để chỉ toàn bộ) −> nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ.

Câu 2. Cần làm rõ hai yêu cầu:

- Nêu hoàn cảnh sáng tác/

- Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.

Gợi ý:

- Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Truyện diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng, yêu quê hương đất nước và tình thần kháng chiến của nhân vật ông Hai trong thời kì kháng Pháp xâm lược.

- Nhà văn Kim Lân đặt cho tác phẩm của mình một cái tên thật giản dị, gần gũi, thân thiết: Làng. Điều đó thể hiện những ý nghĩa sau:

+ Làng mang cảm xúc khát khao, là nguồn cảm hứng sâu sắc của tác giả. Ông gửi gắm nhiều tâm sự về tình yêu làng, gắn bó với làng, với cách mạng, với kháng chiến qua nhân vật và cốt truyện.

+ Làng Chợ Dầu được kể trong truyện cũng giống như bao làng quê khác trên đất nước Việt Nam bị giặc chiếm đóng, đốt phá thời kì đó. Đối với người Việt Nam, làng xóm là cái nôi nuôi dưỡng tinh thần mỗi người lớn lên nên ai cũng yêu làng, giàu tinh thần kháng chiến. Vì thế, nhà văn không lấy nhan đề bằng cái tên cụ thể Làng Chợ Dầu mà chỉ một chữ Làng, có ý nghĩa tiêu biểu, điển hình cho bao làng quê Việt Nam thời kháng Pháp.

Phần II.

Gợi ý:

a. Mở bài. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ cần phân tích.

- Thanh Hải là cây bút nổi bật trong văn học cách mạng ở miền Nam.

- Mùa xuân nho nhỏ được viết trong những ngày cuối đời của nhà thơ (1980). Bài thơ là nguyện ước chân thành của tác giả trước khi từ giã cuộc đời.

- Đoạn thơ được phân tích thuộc khổ 4 và 5 của bài thơ, đó là tiếng lòng tha thiết muốn được cống hiến trọn đời cho cuộc đời, cho đất nước, góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

b. Thân bài. Cần đạt được các ý sau:

* Ứơc nguyện cống hiến chân thành

- Nếu như ba khổ đầu, mạch cảm xúc của nhà thơ được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đến mùa xuân của đất nước, của con người cách mạng thì ở đoạn này, cảm xúc lắng đọc dần vào suy tư, làm bùng lên sức sống của xuân lòng. Trong không khí tưng bừng, hối hả ấy, nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của dân tộc để được cống hiến trọn đời cho đất nước (dẫn thơ).

- Ở khổ thơ đầu, bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện, tất cả cảnh vật muôn đem sắc màu, âm thanh của mình để làm đẹp cho mùa xuân, thì đến đây, ý thơ chuyển sang ước nguyện của con người làm đẹp cho cuộc đời, cho đất nước: Ta làm con chim hót… làm một cành hoa. Ta cũng giống như bông hoa tím biếc điểm giữa dòng sông xanh, như con chim chiền chiện lao liệng trên bầu trời mang tiếng hót ca dâng hién cuộc đời, làm đẹp cho đời. Ta muốn hòa vào bản hòa xa vĩ đại của dân tộc một nốt trầm xao xuyến. Một nốt trầm chứ không phải một nốt cao nhưng xao xuyến, tha thiết đầy ý nghĩa, không phô trương, khoe mẽ. Ta muốn hòa một mùa xuân nhỏ hơn của mình vào một mùa xuân lớn của mình vào một mùa xuân lớn của dân tộc, muốn lặng lẽ dâng cho cuộc đời tất cả sức lực, tuổi trẻ và ngay cả khi tóc đã bạc, sự sống đang với dần vẫn khát khao cống hiến.

- Nhà thơ Thanh Hải đã diễn tả thật sinh động ước nguyện sống có ích, cống hiến cuộc đời mình cho đất nước. Ông thuộc thế hệ nhà thơ chiến sĩ nên chất cách mạng đã thấm vào máu, ước nguyện cống hiến cho sự nghiệp chung của cách mạng, của đất nước rất chân thành. Với ông, sống chính là hi sinh âm thầm cống hiến cho Tổ quốc. Ý tưởng ấy cũng đã từng được nhà thơ Tố Hữu nói tới: “Dẫu là con chim chiếc lá… Sống là cho, đâu chỉ nhận cho riêng mình

- Từ chỗ nhân vật trữ tình xưng tôi (khổ một) đến đây cái tôi chuyển sang xưng ta bày tỏ sự hòa nhập một cái tôi nhỏ bé, khiêm nhường vào cái ta rộng lớn (nhân dân, đất nước). nguyện ước của nhà thơ cũng là nguyện ước của tất cả mọi người, đang xối xả, xôn xao bước vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng đổi mới, đi lên. Đó là những con người sống đẹp, sống có lí tưởng, sống có lí tưởng: “Sống là cho và chết cũng là cho” (Tố Hữu)

* Nghệ thuật

- Nguyện ước chân thành, tha thiết của nhà thơ được thể hiện một cách sinh động, sáng tạo qua cách dùng hình ảnh so sánh và ản dụ: ta làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân…

- Các khổ thơ giàu nhạc điệu nhờ câu thơ năm chữ và phép tu từ điệp ngữ… nhạc điệu ấy cất lên từ tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, gắn bó hết mình với đất nước. một nhạc điệu tha thiết, say me, đằm thắm, sâu nặng,… ngân nag mãi trong lòng người về khúc hát mùa xuân.

c. Kết bài

Đoạn thơ có thể nói là tâm điểm của bài thơ, bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Đó là ý thức sống đẹp, sống có ích, đó là tình thần lạc quan, yêu đời và ý thức trách nhiệm của công dân trước hoàn cảnh đất nước còn biết bao khó khăn đang bước vao xây dựng mới; là tấm gương cho những ai sống thờ ơ, vị kỉ,…

Đề 2

Phần I Câu 1

a. Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

b. So sánh: Chú bé như con chim chích.

Tác dụng: phép so sánh kết hợp với các từ láy gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ bé, nhanh nhẹn, hoạt bát, nhí nhảnh vui tươi, ngộ nghĩnh, đáng yêu như con chim chích nhảy trên con đường đầy lúa vàng, đầy nắng vang. Cảnh và người đẹp như một bức tranh.

Câu 2 Gợi ý:

Một trong những yếu tố làm nên sức sống lâu bền – bất tử của Truyện Kiều là nghệ thuật xây dựng nhân vật (tả người) của Nguyễn Du. “Kì tài diệu bút” của đại thi hào khi

tả người thì thật phong phú và đa dạng. Ở đây chỉ nhận xét trong khuôn khổ hai đoạn trích đã được học mà tiêu biểu là ba nhân vật: Thúy Vân, Thúy Kiều và Mã Giám Sinh.

- Khi miêu tả nhân vật chính diện hay phản diện, Nguyễn Du đều két hợp tả vẻ ngoài và nội tâm nhân vật. Tuy nhiên khi tả, ông đều sử dụng bút pháp khác nhau.

+ Tả chân dung chị em Thúy Kiều (trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều), tác giả dùng nét bút khái quát, tượng trưng ước lệ và lí tưởng hóa. Nhà thơ lấy vẻ đẹp của tự nhiên để quy chiếu vẻ đẹp con người, chỉ vài nét chấm phá mà vẻ đẹp của hai chị em hiện lên thật sinh động, hấp dẫn, đúng là trang giai nhân tuyệt sắc. Từ gương mặt, nụ cười ánh mắt đến làn da, mái tóc, đặc biệt là tài sắc của Thúy Kiều đạt đến độ tuyệt đối. Song để dự cảm cho cuộc sống tương lai của mỗi người, Nguyễn Du rất tinh tế trong bút pháp. Thúy Vân với nét vẽ đầy đặn, nở nang, hiền hậu, Vân sẽ có cuộc sống bình lặng, yên ấm qua chi tiết: “tuyết nhường”, “mây thua”,… Còn Thúy Kiều “sắc sảo mặn mà” “tài sắc… phần hơn”, “hoa ghen”, “liễu hờn” sẽ có cuộc đời trắc trở, éo le. Bởi Kiều tài sắc nhưng đa sầu đa cảm: “Một chương bạc mệnh lại càng não nhân”. Người đọc có thể cảm nhận qua tiếng đàn của Kiều mà hiểu được tâm trạng, số mệnh của nàng.

+ Khác hẳn với tả Thúy Vân, Thúy Kiều, nhân vật phản diện Mã Giám Sinh trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được Nguyễn Du miêu tả với bút pháp hiện thực, đúng hơn, “thật hơn cả người thật”. Tác giả đã tái hiện chân dung họ Mã trong lễ vấn danh từ ngoại hình đến cử chỉ, lời nói, hành vi, tính cách, bản chất,… lồ lộ, chân xác tới từng xentimet loại buôn thịt bán người, như chính từ ngoài đời bước vào trang sách, khiến người đọc ghê tởm, khinh ghét.

+ Tả Thúy Kiều ở đoạn này, Nguyễn Du vẫn sử dụng bút pháp ước lệ, lí tưởng hóa để làm nổi bật chân dung nhân vật (từ ngoại hình đến nội tâm). Chỉ vài nét phác họa:

thềm hoa, lệ hoa, ngừng hoa, nét buồn như cúc điệu gầy như mai, nghệ sĩ đã cho người đọc thấy một dáng vẻ tiều tụy, một tâm trạng khổ đau, não nề. Nhưng ngay cả lúc đớn đau, suy sụp nhất, Kiều vẫn đẹp.

=> Tả người ở loại nào thì ngòi bút của Nguyễn Du cũng tài hoa, sắc sảo, để lại dấu ấn đạm nét trong hồn trí người đọc. Ông xức đáng được tôn vinh là bậc thầy trong nghệ thuật tả người.

Phần II Gợi ý

Câu 1. Cần xác định:

- Nôi dung nghị luận: Bàn về một ý kiến văn học: “Cái ứu ái với người lao động, sự kính mến họ kà một đặc điểm tâm hồn của Đồ Chiểu”.

- Phương pháp: Giaỉ thích và chứng minh.

- Tư liệu: Chủ yếu dựa vào đoạn trích Lục Vân tiên gặp nạn (có thể lấy dẫn chứng mở rộng ra toàn tác phẩm).

Gợi ý:

a. Mở bài. Giới thiệu vài nét về đặc điểm sáng tác của Nguyễn Đinh Chiểu, nêu vấn đề nghị luận.

- Sáng tác Truyện Lục Vân Tiên, nhà thơ nhằm đề cao nhân nghĩa, hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

- Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn không chỉ nói lên sự đối lập giữa cái thiện và cái ác mà còn thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của Đồ Chiểu đối với nhân dân lao động. Đúng như nhận xét của nhà thơ Xuân Diệu: “Cái ưu ái đối với ngừoi lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu

b. Thân bài. Cần đạt được các nội dung sau:

* Giải thích: Vì sao Đồ chiểu lại ưu ái, kinh mến người lao động?

- Ưu ái là yêu thương, quan tâm…

- Kính mến là biểu hiện sự quý trọng, trân trọng, kính trọng.

- Nguyễn Đình Chiểu ưi ái và kính mến người lao động với hai lí do:

+ Nguyễn Đình Chiểu cũng như những nhà tư tưởng trước đó (Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi), đều ý thức sâu sắc vai trò to lớn của nhân dân lao động trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Gánh trên vai đất nước đi qua các thời kì lịch sử là nhân dân nên yêu thương, quan tâm, chăm lo đến quyền lợi của họ là việc làm chính đáng.

+ Trong cơn bấn loạn của đất nước, Nguyễn Đình Chiểu sống trong dân, nhờ dân, ông hiểu được nỗi cực khổ cũng như tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của họ nên ngòi bút, tâm hồn ông luôn hướng về, bênh vực, ca ngợi, ưu ái, kính mến họ.

* Chứng minh

Dựa vào đoạn trích những HS không cần nói nhiều về tâm địa và hành động độc ác của Trịnh Hâm, mà chỉ yếu giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và cái thấp hèn, Nguyễn Đình Chiểu muốn ca ngợi hành động nhân đức và phong cách sống của ngư ông, từ đó thể hiện thái độ quý trọng, yêu mến và niềm tin với nhân dân lao động. Cần đạt được các ý sau:

- Trước tội ác tày trời của Trịnh Hâm, tác giả đã lột tả tâm địa độc ác của kẻ bất lương, vô đạo, khơi vào lòng người đọc thái độ căm giận, bất bình với kẻ độc ác và thương cảm, xót xa đối với họ Lục bị hãm hại.

- Trái ngược với hành động bất nhân, bất nghĩa của Trịnh Hâm là hành động nhân đức của ngư ông và gia đình. Họ đã dốc lòng, tận tình cứu người chu đáo.

- Ngư ông là người có tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp “Dốc lòng nhân nghĩa há chơ trả ơn”. Làm việc nghĩa không chờ trả ơn, coi đó là việc làm hiển nhiên, là đạo lí làm người.

- Nét đẹp trong phong cách của ngư ông đó là lối sông hòa hợp với thiên nhiên, tự do tự tại, trong sạch, không màng danh lợi (dẫn chứng).

- Lời nói của ngư ông cũng chính là tiếng lòng, mơ ước khát vọng sống của Nguyễn Đình Chiểu, của những ẩn sĩ muốn sống cuộc đời trong sạch, thanh cao.

=> Ngợi ca tấm lòng và phong cách sống của ngư ông là ngợi ca phẩm chất của người dân lao động Nam Bộ nói chung. Họ luôn sống thật thà, ngay thẳng, trọng nghĩa:

Xin tròn nhân nghĩa còn hơn bạc vàng”, luôn mang trong mình tư tưởng cứu khốn phò nguy, coi thường danh lợi.

c. Kết bài

Qua đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, nhà văn muốn đề cao đạo lí làm người, đè cao cái thiện và nhân cách cao đẹp của nhân dân lao động. Tác giả muốn gửi gắm niền tin, khát vọng và sự chiến thắng của cái thiện vào những con người lao động bình thường mà cao cả. Đó là đặc điểm của thơ văn cũng như tâm hồn Đồ Chiểu.

Câu 2. Có nhiều cách làm khác nhau:

- Có thể chép hai khổ thơ trước rồi phân tích bằng một bài văn ngắn.

- Có thể vừa phân tích vừa nêu dẫn chứng.

(Xem lại bài tập 3, trang 70 bài Đoàn thuyền đánh cá và gợi ý giải bài tập)

Đề 3

Phần I

Câu 1. Phân tích ngữ pháp các câu:

- Ngày xưa, người ta/ gọi nhà thơ là người đa sầu, đa cảm, khóc mướn, thương vay.

CN VN

CN VN

- Giờ đây, người nghệ sĩ/ phải là người cảm thông sâu sắc với những vui buồn của nhân

CN VN

CN VN

dân mình.

Câu 2. Xác định:

- Nội dung: trình bày cảm nhận bốn câu thơ mở đầu bài thơ Nói với con của Y Phương.

- Hình thức: bằng một đoạn văn diễn dịch.

Tham khảo đoạn văn sau:

Bốn câu thơ đầu bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương mở ra khung cảnh gia đình đầm ấm, yên vui, đầy ắp tiếng nói cười (dẫn bốn câu thơ). Gia đình, đó là cái nôi, là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con lớn lên trong vòng tay ấm áp của cha mẹ và những người thân. Ngược là, con là hạnh phúc, niềm vui của cha mẹ từ bước chân chập chững, tiếng nói, tiếng cười đầu tiên. Cách nói thật giản dị, mộc mạc gợi ra rất cụ thể không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, yên vui, ngập tràn yêu thương, hạnh phúc.

Câu 3. HS từ làm theo phần Gợi ý giải bài tập (Bài tập 6) ở tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa trong sách này.

Phần II. - Vấn đề nghị luận: Việc học thầy và học bạn.

- Phương pháp lập luận: Giaỉ thích, bình luận, chứng minh.

- Tư liệu: Trong thực tế của hoạt động học.

Gợi ý:

a. Mở bài. Dẫn dắt và nêu vấn đề

- Học là hoạt động phong phú. Muốn đạt kết quả tốt, người học cần kết hợp việc học ở thầy, ở bạn và tự học,…

- Tục ngữ có câu: “không thầy đố mày làm nên”, lại có câu “Học thầy không tày học bạn”. Hai câu tục ngữ trên không phủ nhận nhau mà ngược lại bổ sung cho nhau để hoàn thiện việc học.

b. Thân bài. Cần đạt các ý chính sau:

* Giải thích hai câu tục ngữ

- “Không thầy đố mày làm nên”, câu tục ngữ muốn đề cao vai trò người thầy trong hoạt động học. Học ở thầy, học ở trường là hoạt động chính quy. Người học sẽ được học kiến thức cơ bản, có hệ thống và phương pháp thực hành. Việc học ở thầy đóng vai trò quan trọng, quyết định, không thể thiếu.

- “Học thầy không tày học bạn”, câu tục ngữ muốn nhắc việc học ở bạn. So sánh việc học ở bạn đôi khi có phần thuận lợi hơn ở thầy bởi lẽ: bạn bè đồng trang lứa, hiểu tâm lí nhau, dễ trao đổi, dễ học hỏi, dễ tiếp thu kiến thức. Còn học ở thầy, đôi khi bị ngăn cách bởi vai xã hội, lứa tuổi, nhận thức và sự nghiêm khắc khiến việc tiếp thu kiến thức đôi khi khó khăn hơn.

=> Như vậy, hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn mà khuyên người học phải biết kết hợp cả hai phương thức học thầy và học bạn để có kết quả tốt

* Bình luận

Đây là những lời răn dạy, khuyên bảo đúng đắn, chí lí của ông cha ta.

- Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” nhắc nhở người học phải biết tôn trọng thầy, kính thầy. Tôn sư mới trọng đạo, không “tôn sư trọng đạo không nên người.

- Người học không nên xem nhẹ việc học ở bạn, bạn không nên giấu dốt, mặc cảm, tự ti mà nên cởi mở, thoải mái trao đổi với bạn khi mình chưa hiểu bài, hoặc cần khiêm tốn để học ở bạn những điều bạn biết hơn mình.

* Chứng minh. (Lấy thực tế trong hoạt động học để chứng minh).

c. Kết bài. Rút ra bài học cho bản thân.

- Học ở thầy, ở bạn là hai phương pháp tốt nhất

- Bên cạnh đó còn có phương pháp tự học được coi là “chìa khóa vàng” của tương lai.

Đề 4

Câu 1. Thực hiện hai yêu cầu:

- Chỉ ra câu sai và chữa đúng bằng nhiều cách.

- Phân tích ngữ pháp và các câu đã chữa.

Gợi ý:

- Câu nhầm lẫn giữa thành phần trạng ngữ và bộ phận Chủ ngữ nên thiếu chủ ngữ.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Trang 243 - 255)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(270 trang)
w