MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NÂNG CAO

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Trang 255 - 270)

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC PHẦN TẬP LÀM VĂN

B. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NÂNG CAO

Đề 1

Câu 1. Cần xác định:

- Vấn đề nghị luận: Phân tích nhân vật Thúy Kiều làm nổi bật giá trị nhân đạo của Truyện Kiều (trước khi phân tích nhân vật, cần xác định giá trị nhân đạo của tác phẩmđược thể hiện ở những phương diện nào).

- Phương pháp lập luận: Chủ yếu phân tích kết hợp chứng minh.

- Tư liệu: Dựa vào Truyện Kiều và các đoạn trích đã được tìm hiểu.

Gợi ý:

a. Mở bài. Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận

- Truyện Kiều của Nguyễn Du trở thành kiệt tác sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng người, đó là tiếng nói sâu nặng về tình đời, tình người.

- Đại thi hào đã cất lên tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người và những khát vọng chân chính của con

người. Tiếng nói ấy toát lên từ hình tượng nhân vật Thúy Kiều – một trang giai nhân tuyệt sắc, tài hoa mà bạc mệnh.

b. Thân bài. Cần đạt được các ý sau:

* Thúy Kiều là hiện thân tinh hoa của con người.

- Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng bút pháp tượng trưng ước lệ, lí tưởng hóa nhằm đề cao, tôn vinh vẻ đẹp tinh hoa của con người. Nhất là nàng Kiều, một giai nhân tuyệt sắc “nghiêng nước, nghiêng thành”, “sắc đành đòi một’” nhưng “tài đành họa hai” hiếu hạnh với cha mẹ, hi sinh tất cả cho những người mình thân yêu (bán mình chuộc cha, lo hạnh phúc cho các em, trả nghĩa cho Kim Trọng…). Một mẫu phụ nữ hoàn hảo, kết tinh mọi giá trị cao quý của con người, lẽ ra phải được xã hội yêu quý, nâng niu, trân trọng, thế nhưng nàng lại bị cả xã hội xấu xa, độc ác, vị tiền vùi hoa dập liễu, chà xéo không thương tiếc.

- Ca ngợi sắc đẹp, tài năng của Thúy Kiều, Nguyễn Du muốn đề cao và khẳng định, trân trọng những giá trị cao quý của con người; đề cao tính nhân văn, chống lại sự vùi dập con người.

* Thúy Kiều là hiện thân bi kịch của con người

Truyện Kiều là tiếng khóc thương cho số phận bi kịch của con người, mà trước hết là tiếng khóc thương cho Thúy Kiều tài sắc, hiếu hạnh, bị chà đạp. Bi kịch lớn nhất của đời Kiều là bi khịc tình yêu tan vỡ, cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đọa đày,…

- Thúy Kiều sinh ra trong một gia đình trung lưu lương thiện. Nàng sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che cùng cha mẹ và hai em. Nàng đã có một tình yêu đẹp với Kim Trọng, hai người đã quạt ước thề nguyền. Vậy mà, sự đâu sóng giá bất kì, Thúy Kiều phải bán mình chuộc cha. Tính yêu tan vỡ, nàng trở thành món hàng mua bán của bọn Tú Bà, Mã Giám Sinh,… Kể từ đó, Kiều dấn thân vào bước trầm luân: “Một cung gió thảm mưa sầu”, “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”.

- Suốt mười lăm năm lưu lạc góc bể chân t rời bơ vơ, nàng phải trải qua bao đắng cay, bi kịch nối tiếp bi kịch: “Hết nạn nọ đến nạn kia”. Bọn bất nhân vùi nàng vào đời ô trọc, sống nhơ nhớp: “Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”. Khi gặp Từ Hải, tưởng rằng

phu quý phụ vinh”, ai ngờ lại rơi vào bi kịch lừa gạt của Hồ Tôn Hiến. Từ Hải chết, Thúy Kiều bị ép gả cho viên thổ quan, nàng rơi vào tuyệt vọng phải tìm đến sông Tiền Đường tự vẫn. Viết về nỗi đau của nàng, ngọn bút như có máu chảy, trang giấy như thấm tràn nước mát. Hơn một lần Nguyễn Du phải thốt lên:

Đau đớn thay thân đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Trái tim người nghệ sĩ luôn đau đớn, xót xa trước những điều trông thấy, luôn trăn trở nghĩ suy về số phận con người, nhất là người phụ nữ tài hoa, bạc mệnh. Nỗi đau, bi kịch của Thúy Kiều là nỗi đau, bi kịch chung của “phận đàn bà” trong xã hội vạn ác.

* Thúy Kiều còn là hiện thân của khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và kats vọng về quyền sống

- Nguyễn Du mô tả tình yêu của Thúy Kiều – Kim Trọng thật đẹp, mơ mộng và lãng mạn. Họ đã gặp nhau trong lễ hội đạp thanh: “Người quốc sắc, kẻ thiên tai/ Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Khi chia tay, họ mang theo về một nỗi tương tư. Kim Trọng tìm đến trọ học gần vườn Thúy để có cơ hội ngày ngày được thấy mặt nhau. Nhân dịp cả nhà Viên ngoại hồi hương, Thúy Kiều “Xăm xăm bằng lối vườn khuya một mình”, nàng chủ động đến với chàng Kim. Họ có trọn một ngày bên nhau, quạt ước đề thơ, “Đốt lò hương ấy so tơ phím này”. Rồi làm lễ thề nguyền dưới trăng: “Vầng trăng vằng vặc giữa trời / Song song hai miệng một lời đinh ning”, rằng: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”…Đáng tiếc, mối tình của đôi uyên ương vụt đến như một mộng huyễn rồi lại vụt tan biến, để lại tỏng lòng người đọc bao nỗi nuối tiếc, xót xa.

- Thế rồi, Kiều lại gặp Từ Hải: “Từ Hải vụt đến trong đời Kiều như một vì tinh lalcj chiếu sáng cả một đoạn đời Kiều” (Hoài Thanh). “Trai anh hùng, gái thuyền quyên / Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”. Sau nửa năm hạnh phích bên nhau, “hương lửa đang nồng”, Từ Hải “thoát động lòng bốn phương”’, họ lại xa nhau. Rồi Thúy Kiều, Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến , hạnh phúc gia đình tan vỡ.

- Mô tả tình yêu, mộng đẹp hay cả bi kịch tan vỡ của nàng Kiều, Nguyễn Du đều hướng tới khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và quyền sống của con người, chống lại quan niệm của lễ giáo phong kiến hà khắc: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”,

Nam nữ thụ thụ bất thân”, chống lại sự vùi dập con người. Đồng thời nhà thơ luôn đồng tình,ửng hộ, bênh vực và đấu tranh cho hạnh phúc của nangfm cũng như cho con người.

c. Kết bài

Viết Truyện Kiều nói chung và xây dựng nhân vật Thúy Kiều nói riêng, đại thi hào Nguyễn Du thể hiện thấm đẫm tình thần nhân văn, nhân đạo. Ông là người đầu tiên trong văn học trung đại nêu vấn đề về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ tài sắc bị chà đạp. Đấy là vấn đề mới mẻ trong cách nhìn con người và xã nội: cái tài, cái đẹp cần được trân trọng, bảo vệ; con người sinh ra phải được hạnh phúc. Đó là bức thông điệp tha thiết mà Nguyễn Du muốn gửi gắm qua nhân vật Thúy Kiều.

Câu 2. Tham khảo bài tập 5 và 6 trong bài Bến quê trong sách này để làm bài.

Cần xác định:

- Yêu cầu về nội dung: Phân tích những nét đặc sắc của truyện ngắn Bến quê (phần trích) của Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ nhận định : Nhĩ là nhân vật tư tương nhưng

Nhĩ vẫn được xây dựng sống động, hấp dẫn chứ không bị biến thành cái loa phát ngôn của nhà văn.

- Yêu cầu về phương pháp: Kết hợp phân tích, chứng minh,…

- Tư liệu: Tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý

a. Mở bài. Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.

- Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc trong văn học Việt nam hiện đại. Là một trong những nghệ sĩ đi tiên phong trong đổi mới tư tưởng và nghệ thuật sau năm 1975.

- Nhân vật Nhĩ trong Bến quê được nhà văn xây dựng theo kiểu nhân vật tư thưởng, thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời, con người nhưng rất sinh động và hấp dẫn chứ không biến thành cái loa phát ngôn của tác giả.

b. Thân bài. Cần đạt những ý chính sau:

* Nhĩ là nhân vật tư tưởng

- Nhân vật tư tưởng là nhân vật mang tư tưởng, thể hiện các quan điểm sáng tác của nhà văn.

- Xây dựng nhân vật Nhĩ, nhầ văn hướng ngòi bút vào đời sống nhân sinh thường ngày, những chi tiết sinh hoạt đời thường có khi nhỏ nhặt đẻ phát hiện chiều sâu cuộc sống và cả những nghịch lí, khắc hẳn cách nhìn, cách nghĩ một chiều trước đây của xã hội và của chính tác giả. Nhân vật Nhĩ trong Bến quê mang triết lí giản dị mà sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người mà không ổn ảo, lộ liễu ý tưởng của nhà văn.

* Những nét đặc sắc của truyện ngắn Bến quê

- Để truyện ngắn không đơn thuần là một tác phẩm tự sự kể về cuộc đời một con người, Nguyễn Minh Châu đã kết hợp tài tình giữa tự sự, trữ tình và triết lí. Tác giả rất khéo léo đan cài giữa kể và tả bức tranh thiên nhiên, bức tranh tâm trạng và xen vào những lời bình, cái gọi là “trữ tình ngoại đề” cho câu chuyện thêm hấp dẫn , sinh động.

-Tác giả tạo những tình huống đặc biệt, nghịch lí để nhân vật tự nhiên chiêm nghiệm ra cái triết lí nhân sinh ở đời (phân tích hai tình huống để tút ra kết luận: đặt nhân vật vào tình huống hiểm nghèo, ranh giới giữa sự sống và cái chết để từ đó soi rọi vào thế giới tâm tư, suy nghĩ của nhân vật, làm nổi bật chủ đề , tư tưởng của tác phẩm).

- Xây dựng và miêu tả tâm lí, tâm trạng nhân vật sâu sắc và tinh tế (nêu dẫn chứng và phân tích).

- Xây dựng nhiều hình ảnh , chi tiết mang ý nghĩa biểu tượng, có sức chứa lớn về cảm súc , tư tưởng. Hấu hết những hình ảnh trong truyện đều mang hai nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng. hai lớp nghĩa này gắn bó, thống nhất khiến cho các hình ảnh không bị mất đi giá trị tạo hình và sức gọi cảm. Chẳng hạn:

+ Hình ảnh bên quê (ngay từ đầu nhan đề tác phẩm) gợi ra từ hình ảnh thực: thuyền – bến, nơi neo đậu, đi – về của những con thuyền, con đò. Khái quát thành nghĩa biểu tượng: nơi bến đổ của đời người, chốn đi – về, nơi nương tựa của mỗi con người, đó chính là gia đình, quê hương.

+ Hình ảnh bãi bồi bên kia sông là thực nhưng nó mang ý nghĩa biểu tượng: vẻ đẹp của quê hương, những cái thật bình dị và gần gũi. Nó còn là biểu tượng cho tấm lòng, phầm chất, đức hi sinh thầm lặng của Liên – người vợ của Nhĩ.

Thật trớ trêu: “Dòng sông bên lở bên bồi/ Bên lở thì đục bên bồi thì trong” (ca dao). Nhĩ vô tình, lãng quên thì Liên lại là người bồi đắp, đằm thắm, nghĩa tình.

+ Hình ảnh những bông hoa bằng lăng cuối mùa, màu sắc như đậm hơn, tím thẫm như bóng tối, đó là dấu hiệu của sự tàn phai, tiêu biến. Cái tàn lụi đó bỗng trở nên gấp gáp, nhẫn tâm khi nó gắn với tâm trạng và cảnh ngộ của Nhĩ.

+ Tiếng những tảng đất lở bên này sông… như đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng, gợi ra sự sống của Nhĩ đang bị thời gian khoét dần đi, lở lói, xót xa.

+ Hình ảnh đứa con trai của Nhĩ sa và đám cờ thế bên đường, gợi cho Nhĩ cái quy luật phổ biến của đời người: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi được cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.

+ Hình ảnh cuối cùng của Nhĩ cố đu mình, nhoai người ra khung cửa sổ giơ cánh tay gầy guộc khoát khoát như muốn ra hiệu cho con trai đừng chùng chình, mải mê, sa đà, hãy mau lên kẻo lỡ chuyến đò cuối ngày. Cử chỉ ấy muốn thức tỉnh mọi người về cái vòng vèo, chùng chình, toan tính hay vô tình, thờ ơ mà quên lãng những điều thật giản dị, gẫn gũi mà thân thương.

=> Tất cả những chi tiết, hình ảnh đặc sắc ấy đều toát lên ý nghĩa triết lí của truyện:

cuộc sống và số phận của con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí ngẫu nhiên, vượt ngoài dự tính, ước muốn, cả những hiểu biết, toan tính của mỗi con người.

Và cuộc đời con người cũng khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, do dự khi còn trẻ. Những cái giản dị, gần gũi, thân quen, có giá trị vững bền nhiều khi bị lãng quên, thờ ơ hoặc coi thường, mà chỉ đến lúc rơi vào cảnh ngộ khác thường, hoặc đi trọn một kiếp người mới nhận ra những điều thật lớn lao, kì diệu và vững bền như nhân vật Nhĩ thì đã quá muộn. Niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận, đau đớn, tiếc nuối của anh không lời lẽ nào có thể giãi bày cho hết.

c. Kết bài

Nhân vật Nhĩ đã chuyển tải quan điểm nghệ thuật, những chiêm nghiệm của nhà văn về con người, cuộc đời. Truyện mang tính triết lí, thâm trầm, sâu sắc, có ý nghĩa tổng kết cuộc đời một con người qua thế giới nội tâm của nhân vật một cách khoa học tự nhiên, hợp lí và tinh tế. Nhà văn không biến nhân vật thành cái loa phát ngôn cho mình hay cho một giai tầng nào trong xã hội. Điều đó chỉ có được ở một nhà văn luôn trăn trở với con người, với cuộc đời và những nghiệm sinh sâu sắc.

Đề 2

Câu 1 Gợi ý

- Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật tả cảnh ngụ tính giống nhau ở “tả cảnh”

- Khác nhau ở “ngụ tình”

+ Nghệ thuật tả cảnh đơn thuần, mục đích chủ yếu là miêu tả cảnh vật thiên nhiên.

Tuy nhiên cảnh ấy vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả. Ví dụ: 4 câu thơ đầu trong đoạn cảnh Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều – Nguyền Du) là tả cảnh

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm (ngụ) tâm tư, tâm trạng.

Cảnh ấy không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Miêu tả, gửi gắm tâm trạng là mục đích chính. Ví dụ: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là tả cảnh ngụ tình, đặc biệt ở 8 câu thơ cuối.

- HS chỉ có thể chọn 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để phân tích. Tham khảo bài tâp 4, trang 45( phần cuối thân bài)

Câu 2 Gợi ý

- Đoạn văn chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ:

+ Cười thật to, thật giòn, thật sảng khoái, say sưa.

+ Cười để (điệp 5 lần) - Tác dụng:

+ Phép điệp tạo ra điểm nhấn cho tiếng cười, tạo ra tính nhạc cho câu văn.

+ Tạo ra nhiều sắc thái, ý nghĩa của tiếng cười gây hấp dẫn, hứng thú cho người đọc: cười thật to, thật giòn…sảng khoái say sưa, để quên đi vất vả,để trẻ mãi không già, để mọi người xích lại gần nhau hơn,…

Câu 3. Đề ra theo hướng mở, HS cần làn những việc sau:

- Cảm nhận cái hay của mỗi đoạn thơ

- So sánh, nhận xét điểm tương đồng và khác biệt của 2 đoạn thơ, cũng như nét chung và riêng của mỗi tác giả.

Gợi ý:

a. Mở bài. Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận

- Hình tượng người mẹ, tình mẫu tử mãi mãi là đề tài bất tận của văn chương.

Trong chính mươi chính bài thơ về mẹ, không bài nào lặp lại và không bài nào xưa cũ. Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên cũng góp vào dòng thơ mẹ một khúc hát ru thiết tha, thấm thía đối với cuộc đời mỗi con người.

- Hai đoạn thơ được phân tích trích trong hai tác phầm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và Con cò của Chế Lan Viên đều toát lên tình mẹ, đức hi sinh cao cả của mẹ đối với những đứa con.

b. Thân bài. Cần đạt các ý chính sau

* Cảm nhận đoạn thơ thứ nhất của Nguyền Khoa Điềm

- Đoạn thơ thứ nhất là đoạn mở đầu trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyền Khóa Điềm. Được sáng tác vào những năm tháng ác liệt nhất của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đó là khúc hát ru thiết tha, trìu mến của người mẹ Tà-ôi giàu lòng thương con và yêu nước.

- Hai câu mở đầu như một lời gọi, lời dặn dò trìu mến, thiết tha với em cu Tai (dẫn hai câu thơ). Lời thơ dìu dặt, vấn vương của mẹ nghe tha thiết, đằm thắm, sâu nặng.

- Năm câu thơ tiếp theo khắc họa nổi bật hình tượng người mẹ vất vả, gian lao trong công việc. (dẫn 5 câu thơ)

+ Giã gạo chày tay là một công việc vô cùng vất vả, phải dùng sức toàn thân dồn vào đôi tay. Nhưng người mẹ không phải chỉ làm một công việc mà trên lưng còn phải cõng theo một đứa con. Như vây, mẹ vừa phải dồn sức giã gạo, vừa phải gồng mình để địu con, nên: “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng”. Chữ nghiêng được lặp lại gợi cho người đọc hình dung ra người mẹ lam lũ, vất vả. Nỗi vất vả chắt ra thành giọt mồ hôi rơi trên má em nóng hổi.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Trang 255 - 270)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(270 trang)
w