GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Trang 54 - 86)

1. Hãy giới thiệu vài nét về tác giả và bài thơ Đồng Chí.

2. Vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là Đồng chí?

3. Trình bày cảm nhận của em về hình tượng người lính thời kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

4. Phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ cuối bài Đồng chí – Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sơ sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP 1. Tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng Chí

- Tác giả: Chính Hữu (1926 – 2007) tên khai sinh Trần Đình Đắc, quê Hà Tĩnh- Tác giả: Chính Hữu (1926 – 2007) tên khai sinh Trần Đình Đắc, quê Hà Tĩnh. Ông là nhà thơ – chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Sáng tác của ông chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh.

- Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo (1966). Thơ ông viết không nhiều nhưng giản dị và chân thật. Có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Đồng chí được sáng tác đầu năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp . Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về đề tài người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954).

2. Ý nghĩa nhan đề Đồng chí

Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đều có dụng ý.

Nhan đề ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn với chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm. Chính Hữu chọn nhan đề cho bài thơ là Đồng chí, nó không chỉ có ý nghĩa về đề tài viết về những người đồng đội có cùng chí hướng, lí tưởng, cùng trong một tổ chức chính trị, tổ chức cách mạng gọi nhau là đồng chí, mà sâu sắc hơn, tác giả muốn viết về tình đồng đội, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảnh, đồng cảm, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng cứu nước, cứu dân,… đó là chỗ dựa tinh thần duy nhất để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, tiếp tục chiến đấu và chiến thắng.

3. Hình tượng người lính trong Đồng chí Yêu cầu HS:

- Học thuộc bài thơ.

- Nắm chắc các kiến thức cơ bản về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề và các giá trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Đề ra theo hướng mở, cần vận dụng kiến thức đó để làm bài. Sau đây là một gợi ý:

a. Mở bài

- Hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp là đề tài thu hút nhiều bút lực. Đó là những người anh hùng áo vải, sẵn sàng hi sinh tính mạng cho nhân dân, đất nước. Nhiều nhà thơ đã viết về họ như: Lên Tây Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu, Đèo cả của Hữu loan, Lên Cấm Sơn của Thôi Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Tây Tiến của Quang Dũng… và trong đó không thể không kể đến một bài thơ nổi tiếng Đồng chí của Chính Hữu.

- Đồng chí được viết vào đầu năm 1948, những năm đầu của cuộc kháng Pháp vô cùng khó khăn, gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần và điều kiện chiến đấu của quân đội ta. Nhưng với tinh thần đoàn kết, thương yêu của đồng chí, đồng đội, họ đã vượt qua để chiến đấu và chiến thắng.

b. Thân bài. Cần đạt được những nội dung sau:

- Cùng viết về đề tài người lính cách mạng, nhưng phần lớn các tác phẩm cùng thời thường sử dụng bút pháp lãng mạn anh hùng với những hình ảnh người lính mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu trong các tác phẩm văn học như Đèo cả của Hữu Loan, Tây Tiến của Quang Dũng, ngay cả Chính Hữu trong bài Ngày về (1947) cũng dựng lên hình ảnh người lính: “Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm/ Bụi trường chinh bạc áo hào hoa”. Nhưng chỉ một năm sau, bài Đồng chí ra đời lại có một cái nhìn khác về người lính kháng chiến.

Chính Hữu đã hướng ngòi bút vào chất hiện thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp của thơ trong cái giản dị, chân thật, đời thường. Cái cao cả, cai phi thường của người lính lại được thể hiện trong cái bình dị nhất của hiện thực đời sống: đồng cảnh, đồng ngũ, đồng cảm, đồng cam cộng khổ, đồng chí hướng, nhiệm vụ,… vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và chiến thắng. Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng rất tự nhiên như vốn có ngoài đời, không gò ép gượng gạo, không tô vẽ hào nhoáng, đúng với phẩm chất của người lính cụ Hồ: giản dị mà anh hùng.

- Người lính xuất thân từ nông dân nghèo khó, nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, vì đất nước có chiến tranh mà hội tụ về đây thành đồng đội, đồng ngũ, đồng cảnh. Những nét tương đồng ấy đã gắn kết họ lại lạ thành quen:

Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Tôi với anh đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!

- Tình đồng chí được phát triển thêm một bước khi họ cùng chung một niềm vui đánh giặc bảo vệ Tổ quốc: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, lúc này họ không chỉ còn chung một nhiệm vụ, một chí hướng nữa mà tình đồng đội cùng được gắn bó chặt chẽ, kề vai sát cánh bên nhau đối mặt với quân thù, sống chết có nhau. Khi màn đêm buông xuống, đôi bạn lính lại cùng chung một tấm chăn mỏng manh rủ rỉ chuyện nhà chuyện cửa, chuyện gian lao khó nhọc, chuyện người yêu dấu – họ thành đôi tri kỉ - Đồng chí!

Cái độc đáo của bài thơ, một dòng chỉ có một từ hai tiếng cùng một dấu chấm than vừa như một phát hiện, một khẳng định lại vừa như bản lề khép lại một khái niệm: thế nào là đồng chí?

- Những câu thơ tiếp theo lại mở ra những biểu hiện cụ thể và cảm động về tình đồng chí giữa những người lính trong đời sống chiến tranh, từ đồng cảnh họ trỏ thành đồng cảm:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Nếu không có chiến tranh, người lính vẫn là người nông dân suốt đời gắn bó với ruộng trâu ở trong làng bộ. Nhưng khi đất nước bị xâm lăng, tinh thần dân tộc thôi thúc họ lên đường trở thành người lính. Ruộng nương, nhà cửa gửi lại hậu phương. Hình ảnh gian nhà không mặc kệ gió lung lay gây xúc động đến nao lòng. Gian nhà không – gian nhà trống, không tài sản, có phần xiêu vẹo bởi gió lung lay gợi ra hoàn cảnh nghèo khó đến tận cùng của người lính – nông dân, song không hề chi vẫn vui vẻ lên đường vì nghĩa lớn. Thái độ dứt khoát, kiên quyết mặc kệ gió chứ không phải mặc kệ đời dửng dưng, kiêu bạc như người ra đi trong Tống biệt hành của Thâm Tâm: “Một giã gia đình, một dửng dưng”, “Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực/ Mẹ thà coi như chiếc lá bay/ Chị thà coi như là hạt bụi/ Em thà coi như hơi rượu say”. Trong Đồng chí, tâm tư người lính vẫn luôncó một hậu phương “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Nói quê hương nhớ người đi lính nhưng thực chất là người đi lính nhớ nhà, nhất là gốc đa, giếng nước, mái đình, nơi hò hẹn mỗi mùa trăng về, nơi chứng kiến cuộc chia li buổi lên đường… những kỉ niệm ấy luôn neo đậu trong tâm tư và họ sẻ chia nhau, đồng cảm niềm vui, nỗi buồn.

- Tình cảm đồng chí đồng đội đặc biệt được thể hiện ở sự đồng cam cộng khổ:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vần trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Những câu thơ miêu tả hiện thực đời sống người lính tới từng chi tiết: khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, đói rét, bênh tật hoành hành. Những cơn sốt rét rừng hành hạ, không thuốc thang, lên cơn sốt chết người là có thực; đói, rét, chân không giày, đầu không mũ, áo phong phanh một manh, quần rách vá là thực; sương muối phủ rừng hoang, những hạt sương móc treo trên đầu ngọn cỏ, bước chân trần đạp lên như kim châm thấu buốt tận xương tủy là thực; đêm nằm phải trải lá khô, không màn, muỗi “truy kích” gây bệnh là thực. Tác giả từng tâm sựu: “Tất cả những gian khổ của người lính trong giai đoạn này thật khỏ kể hết nhưng chúng tôi vẫn vượt lên được nhờ sự gắn bó tiếp sức của tình đồng đội trong quân ngũ cho đến hôm nay, mỗi khi nhớ lại tình đồng đội năm xưa, lòng tôi vẫn còn xúc động bồi hồi”.

Bút pháp hiện thực được thể hiện qua những câu thơ sóng đôi, góp phần diễn tả sự sẻ chia trong mọi cảnh ngộ: Anh với tôi chịu chung một cảnh thiếu thốn, gian khổ. Song cái đẹp nhất, quý giá nhất ở người lính là tình đồng đội “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”, trong đói rét, hiểm nguy, người lính đã tìm hơi ấm nơi bàn tay nhau, truyền cho nhau tình cảm và sức mạnh để vượt lên. Trong bài Nhớ của Nguyên Hồng cũng có câu:

Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa”. Cuộc chiến đấu trường kì, ác liệt, gian khổ là thế, bộ đội ta chỉ có tình đồng chí đồng đội, tình yêu thương gia cấp là nền tảng, là cơ sở duy nhất để tồn tại, tiếp sức cho nhau tiếp tục chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng.

- Biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí, đồng đội được kết đọng qua những hình ảnh đặc sắc ở ba câu thơ cuối:

Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.

Ba câu thơ tọ nên bức họa thật đẹp về tình đồng chí trên chiến hào truy kích giặc.

Bức họa được phác trên phông nền rừng hoang sương muối đầy khắc nghiệt của thiên nhiên. Hình ảnh đôi bạn chiến đấu đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới tạo nên tư thế vững chãi nương tựa vào nhau. Song giữa họ còn có người bạn thứ ba đồng hành trong những đêm phục kích, đó là trăng. Nhà thơ tâm sự: “Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng. Đi phục kích giặc trong đêm, trước mắt tôi chỉ có ba nhân vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật quyện vào nhau tạo ra hình ảnh đầu súng trăng treo…” . Hình ảnh trăng chông chênh, bát ngát trên nền trời, rồi chăng cứ xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm như thế, vầng trăng đối với người lính như một người bạn. Suốt bài thơ là bút pháp tả thực nhưng đến câu kết cái thực đã pha chút lãng mạn. thơ mộng giữa cảnh vật và tâm hồn. Tâm hồn người lính không khô khan mà vẫn thấy rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống, của thiên nhiên ngay

cả nhưng giờ khắc chờ giặc căng thẳng nhất. Vì thế, súng và trăng, thực và mộng, thi sĩ và chiến sĩ đã quyện hòa tạo nên nét đẹp thơ mộng, tạo nên tình đồng chí cao đẹp nhất giữa cuộc chiến đấu đầy khốc liệt.

Đề tài đồng chí là một ám ảnh ở hồn thơ Chính Hữu. Trong bài Giá từng thước đất, Chính Hữu đã viết:

Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo đội Ta mới hiểu thế nào là đồng đội

Đồng đội ta

Là hớp nước uống chung Nắm cơm bẻ nửa

Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa Chia khắp anh em một mẫu tin nhà

Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.

Tình đồng chí là như thế, cái gì cũng chia nhau từ bát cơm, manh áo, hớp nước đến cuộc đời, cái chết cũng chia nhau. Có lẽ trong cuộc đời người lính không có gì quý hơn tình đồng đội. Đó là nét đẹp tâm hồn của người lính cụ Hồ, không chỉ trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược mà trong suốt các cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc, nó đã trở thành nét đẹp truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

c. Kết bài

Hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp hiện lên qua bài thơ thật giản dị, chân thực, hàm súc và giàu sức biểu cảm. Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, đã góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. Bài thơ giản dị nhưn để lại trong lòng người đọc nhiều rung cảm sâu xa. Lịch sử đã lùi vào dĩ vãng nhưng bài thơ vẫn mãi là một bằng chứng xác thực về một thời oanh liệt, về tình người cao đẹp – đồng chí.

4. Phân tích vẻ đẹp hình ảnh ở ba câu thơ cuối

Phân tích đoạn thơ bằng một đoạn văn xuôi. Xác định lập luận theo phương pháp diễn dịch, quy nạp hay tổng – phân – hợp? Kết hợp phân tích và chứng minh. Tham khảo gợi ý bài tập 3 và các tư liệu khác để viết.

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

Phạm Tiến Duật I. HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ VÀ CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Phạm Tiến Duật và Bài thơ tiểu đội xe không kính.

2. Nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính gợi cho em suy nghĩ gì?

3. Cảm nhận của em về vẻ đẹp độc đáo của những chiếc xe không kính được miêu tả trong bài thơ.

4. Vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ trong Bài thơ tiểu đội xe không kính.

5. Nhận xét nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

6. Cảm nghĩ của em vè hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ qua hai bài thơ Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ GIẢI BÀI TẬP 1. Giới thiệu những nét chính về tác giả, tác phẩm

- Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941 – 2007), quê Thanh Ba – Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp khao Ngữ văn – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1964). Phạm Tiến Duật gia nhập vào quân đội là phóng viên mặt trận, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.

Thơ Phạm Tiến Duật tập trung vào đề tài hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

- Tác phẩm chính: Vầng trăng – quầng lửa (thơ, 1970), Thơ một chặng đường (1971), Ở hai đầu núi (1981), Vầng trăng và những quầng lửa (1983), Nhóm lửa (1996),

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ về tiểu đội xe không kính viết năm 1969, thuộc chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969 – 1970, được in trong tập thơ Vầng trăng – quầng lửa. Bài thơ khắc họa nét độc đáo hình tượng những chiếc xe không kính và hìn tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì

chống Mĩ; hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, yêu đời, chiến đấu giải phóng miền Nam ruột thịt.

2. Nhan đề Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Nhan đề bài thơ gây ấn tượng độc đáo và gợi suy ngẫm cho người đọc:

- Nhan đề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính. Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trpng biên chế của quân đội ta. Tiểu đội xe có ý nghĩa trong lịch sử chiến tranh chống Mĩ từ năm 1965 – 1968, đội hình xe chủ yếu là tiểu đội do tình hình đường xá, cầu cống, hệ thống pháo cao xạ bảo vệ… chưa cho phép chạy xe với đội hình đông hơn. Sau này, chiến dịch phát triển, từ tiểu đội lên đại đội, tiểu đoàn, sư đoàn xe với hàng trăm chiếc, nên tiểu đội xe không kính trong bài thơ mang ý nghĩa khốc liệt của chiến tranh.

Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp với Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.

- Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ, là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính – tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu vfa chiến thắng.

3. Cảm nhận về hình tượng độc đáo: những chiếc xe không kính

Ngay từ nhan đề bài thơ, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh độc đáo: những chiếc xe vận tải không kính vẫn ngày đêm băng ra chiến trường. Những chiếc xe thực đến trần trụi cứ hổng hông hốc như hai hốc mắt con quái vật trông ngộ nghĩnh và lạ lẫm. Bản thân những chiếc xe đã hiện diện nét ngang tàng, dũng mãnh, bất cần trước bom rơi đạn lạc, trước thừoi tiết khắc nghiệt ngày đêm vẫn lao ra trận tuyến. Như một phát hiện thú vị, nhà thơ đã khai thác cái chất liệu hết sức thô phác, đời thường đến bất thường ấy vào thơ:

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi.

Những chiếc xe sinh ra vốn rất đầy đủ, hoàn hảo nhưng do tính chất khốc liệt của chiến tranh bom giật bom rung đã phá hủy, làm cho những chiếc xe bị biến dạng không còn nguyên vẹn nữa:

Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước.

Một loạt các điệp ngữ không có đã phủ định một hiện thực vô cùng khó khăn, nguy hiểm của người chiến sĩ lái xe, khi điều khiển một phương tiện nặng nề với tốc độ cao trên tuyến đường dốc đèo hiểm trở, bom rơi đạn lạc hàng ngày mà phương tiện lại không đảm bảo an toàn. Những thứ vô cùng quan trọng như kính bảo hiểm, đèn chiếu sáng, mui

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Trang 54 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(270 trang)
w