Các kiểu văn bản trọng tâm

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Trang 216 - 222)

TRỌNG TÂM KIẾN THỨC PHẦN TẬP LÀM VĂN

2. Các kiểu văn bản trọng tâm

- Mục đích biểu đạt

- Văn bản thuyết minh giúp cho người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đăn đối với đối tượng thuyết minh.

- Muốn làm tốt văn bản thuyết minh cần chuẩn bị tri thức trên nhiều lĩnh lực liên quan đến đề tài thuyết minh:

+ Trực tiếp quan sát, tìm hiểu, hỏi những người xung quanh, am hiểu sâu sắc về đối tượng thuyết mình rồi ghi chép lại.

+ Tìm kiếm tư liệu thông qua sách, báo mạng in- tơ- nét.

- Các phương pháp thường dung trong văn bản thuyết minh + Nêu định nghĩa, giải thích.

+ Liệt kê, phân loại.

+ Nêu ví dụ.

+ Dùng số liệu.

+ So sáng, đối chiếu.

+ Phân tích.

- Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh phải chính xác, khách quan, mạch lạc - Để bài văn thêm sinh động, cụ thể và hấp dẫn, ở một số bài thuyết mính ( thuyết minh về danh lam thắng cảnh, thuyết minh về dối tượng phổ cập kiến thức ) cần sử dụng phối hợp một số biện pháp nghệ thuật và miêu tả.

- Các dạng thuyết minh:

+ Thuyết minh về một sự vật ( một đồ dung, một loài cây, một loài vật ).

+ Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm)

+ Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử.

+ Thuyết minh về một thể loại văn học, một tác phẩm văn học. một tác giả văn học,

Cách làm bài thuyết minh cho một số đối tượng

T T

Dàn ý

Dạng bài

Mở bài Thân bài Kết bài

1 Thuyết minh về một

đồ dung Giới thiệu về đồ dung (đối tượng ) cần thuyết minh.

- Trình bày đặc điểm, cấu tạo của đồ dung

- Lợi ích của đồ dung

- Cách sử dụng bảo quản

Bày tỏ thái độ với đồ dùng ( vât dụng)

2 Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

Giới thiệu về phương pháp, cách làm ( đối tượng thuyết minh )

- Nguyên vật liệu cần có ( chuẩn bị )

- Cách làm ra thành phẩm ( thực hành )

- Yêu cầu của thành phẩm ( kết quả )

Giái trị, ý nghĩa của thành phẩm đối với đời sống

3 Thuyết minh về một dnah lam thắng cảnh

Dẫn dắt và giới thiệu danh lam thắng cảnh.

- Vị trí, nguồn gốc, khung cảnh.

- Quá trình hình

Thái độ, trách nhiệm bảo vệ của con người đối với thắng

- Ý nghĩa sâu sắc.

4 Thuyết minh về một

thể loại văn học Nêu khái niệm về thể loại ( đối tượng thuyêt minh).

- Trình bày các đặc điểm tiêu biểu

- Ví dụ cụ thể làm sáng tỏ các đặc điểm

- Khẳng định ưu thế cua thể loại trong việc biểu hiện nội dung

- Tác dụng, ý nghĩa đối với đời sống.

b. Văn bản tự sự

- Văn bản tự sự có đích biểu đạt là con người, đời sống và thái độ của người viết - Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự: sự việc, nhân vật, tình huống, cốt truyện và ngôn ngữ kể chuyện.

- Văn bản tự sự thường kết hợp các yếu tố niêu tả, biểu cảm, nghị luận nhằm tạo điều kiện co việc trình các sự việc, hoàn cảnh, cảnh ngộ khác nhau. Nhờ vậy mà văn bản tự sự trở nên đa dạng, biểu đạt được nhiều mặt của đời sống.

*Cách làm bài văn tự sự - Mở bài

Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện… cũng có thể bắt đầu từ một sự cố nào đó hoặc kết cục của câu chuyện, số phân nhân vật rồi bắt đầu kể ngược lại từ đầu.

- Thân bài

Kể các tình tiết ( sự việc, chi tiết) làm nên câu chuyện. Nếu truyện có nhiều nhân vật thì các tình tiết lồng vào nhau, đan xen theo diễn biến của câu chuyện.

- Kết bài

Câu truyện kể đi vài kết cục. Sự việc kết thúc, tình trạng và số phận nhân vật được hiện diện khá rõ.

Lưu ý: Trình tự kết câu của câu truyện khs phong phú, được dùng rieenhg rẽ hoặc phối hợp:

- Trình tự thời gian (Tấm cám)

- Trình tự song song (Truyện Kiều- Nguyễn Du) - Trình tự hồi ức ( Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng ) - Trình tự tâm lí (Làng - Kim Lân)

c. Văn bản nghị luận

* Những kiến thức cơ bản

T

T Dạng bài Khái niệm Yêu cầu

1 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (nghị luận xã hội)

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự viêc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ

- Về nội dung: phải nêu rõ sự việc, hiện tượng có vấn đè;

phân tích mặt đúng - sai, lợi - hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và này tỏ thai độ, ý kiến nhận định của người viết.

- Về hình thức: bài viết phải có bố cục mạch lac, luận điểm rõ rang, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động

2 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí (Nghị luận xã hội)

Bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực đạo đức, tư tưởng, lối sống..

của con người

- Về nội dung: phải làm sáng tỏi vấn đề bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… đề chỉ ra chỗ đúng (sai) của vấn đề nhằm khẳng định tư tưởng của người viết

- Về hình thức: (yêu cầu như trên)

3 Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích) (Nghị luận văn học)

Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đọan trích) là trình bày nhũng nhạn xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể

- Về nội dung:

+ Những nhận xét, đáng giá về truyện phải xuất phát từ ý nghiac của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

+ Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) tring bài nghị luận phải đúng đăn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

- Về hình thức (yêu cầu như trân)

4 Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (Nghị luận văn học)

Trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Về nội dung: nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ phải được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,..

Bài nghị luận cần phân tích các

xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

- Về hình thức: bài phải có bố cục mạch lạc, rõ rang, lời văn gợi cảm thể hiện sự rung động chân thành cua người viết.

Cách làm bài văn nghị luận

TT Dàn ý

Dạng bài Mở bài Thân bài Kết bài

1 Nghị luận vê một sự việc, hiện tượng đời sống

- Dẫn dắt - Nêu vấn đề nghị luận

- Nêu thực trạng - Nguyên nhân - Hậu quả

- Nhận thức đúng / sai và cách giải quyết

Kết luận, khẳng định (phủ định), hành động của bản thân

2 Nghị luận về một tư

tưởng đạo lý - Dẫn dắt - Nêu vấn đề nghị luận

- Giải thích, phân tích vấn đề

- Bình luận; Đánh giá đúng / sai, mở rộng vấn đề bàn bạc

- Khẳng định vấn đề

Nêu suy nghĩ và hành dộng của bản thân

3 Nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích)

- Giới thiệu tác giả tác phẩm

- Nêu vấn đề nghị luận

- Nêu vấn đề chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực, nêu ý kiến đánh giá sơ bộ.

- Nêu nhận dịnh, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (Đoạn trích)

4 Nghị luận về một

đoạn thơ/ bài thơ - Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ;

bước đầu nêu nhận xét đánh giá về bài thơ (đoạn thơ).

- Lần lượt trình bày từng suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (bài thơ).

- Khái quát giá trị và ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ

Một số phép lập luận trong văn nghị luận

TT Phép lập luận Khái niệm Mục đích 1

Chứng minh

Chứng minh là phép lập luận dùng lí lẽ bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.

Thông qua những bằng chứng xác thực và lí lẽ tin cậy giúp người đọc tin vào một vấn đề nào đó

2

Giải thích

Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ vấn đề cần được giải thích nhằm nâng caao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người

Dùng lí lẽ xác đáng để cắt nghĩa , giảng giải giúp người đọc (nghe) hiểu rõ vấn đề

3

Phân tích

Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ e\ra nội dung của sự vật hiện tượng. Để làm sáng tỏ vấn đề người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giaior thiết, so sánh, đối chiếu,… và cả phép lập luận, chứng minh

Phân tích là chia, cắt nhỏ để tìm hiểu về từng đặc điểm, từng khía cạnh nội dung, hình thức,… của đối tượng nghị luận giúp người đọc (nghe) tiếp nhận đối tượng một cách cụ thể và sâu sắc.

4

Tổng hợp

Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tich. Không có phân this thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phàn hoặc toàn bộ văn bản

Nhận xét và đánh giá một cách bao quát, toàn diện vấn đề nghị luận; chốt lại những cái chung, cái đồng nhất của từng book phận và tổng hợp theo từng cấp bậc phù hợp với nội dung và yêu cầu nghị luận

*Lưu ý

Trên đây chỉ là một số phép lập luận cơ bản thường dùng trong chương trình ngữ văn THCS. Lên các lớp trên HS sẽ tiếp tục học một số phép lập luận như: lập luận so sánh, lập luận bác bỏ, lập luận bình luận,…

II. LUYỆN TẬP

Đề 1: Thuyết minh về công dụng của cây tre trong đời sống của người Việt.

Đề 2: Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Đề 3: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu.

Đề 4: Kể lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) bằng lời của Thúy Kiều.

Đề 5: Có một lần em chót xem nhật kí của bạn. Hãy kể lại.

Đề 6: Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là nói tục, chửi bậy hãy giới trẻ. Suy nghĩ của em về hiện tượng này?

Đề 7: Suy nghĩ về chữ hiếu từ bài ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đề 8: Có ý kiến cho rằng “Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) là một bức tranh tâm tình đầy xúc động”.

Hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đề 9: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thanh Long (Ngữ văn 9, tập một). Từ đó em có suy nghĩ gì về lẽ sống của thanh niên hiện nay?

III. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

ĐỀ 1

Một phần của tài liệu Hướng dẫn trọng tâm ôn luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn (Trang 216 - 222)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(270 trang)
w