Đổi mới nội dung và hình thức tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng công chức tại bộ giáo dục và thể thao lào (Trang 96 - 99)

Chương 3. GIẢI PHÁP TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TẠI BỘ GIÁO DỤC VÀ THỂ THAO LÀO

3.2.2. Đổi mới nội dung và hình thức tuyển dụng công chức

Việc tuyển dụng công chức của Bộ Giáo dục và Thể thao cần được đổi mới nội dung và hình thức tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng tuyển dụng.

3.2.2.1. Về nội dung tuyển dụng công chức, nên tập trung vào ba lĩnh vực sau

 Kiến thức chung tập trung vào các câu hỏi liên quan tới các khả năng chung, dựa trên năng lực tích lũy thông tin, các khả năng phân tích và đánh giá thực tiễn. Kiến thức này nhằm đo lường kỹ năng, năng lực làm việc của ứng viên. Thông qua kiến thức chung này, sẽ đánh giá được mức độ đào tạo của người dự tuyển.

 Kiến thức chuyên ngành tập trung vào kiến thức cụ thể do chức danh đó đòi hỏi. Đó có thể là một hay hai chủ để nhằm đo lường kiến thức và các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của chức danh, vị trí sẽ tuyển dụng.

giá sự phù hợp của người đăng ký với chức danh, vị trí này bằng cách xem xét hồ sơ cá nhân, kinh nghiệm công tác và quá trình đào tạo, cũng như qua phỏng vấn quan sát hành vi và hành động của người đó. Những điều cũng được coi là phù hợp là kiến thức cụ thể và những khả năng có lợi cho công việc của người đó, kiến thức về các vấn đề có liên quan tới tổ chức bộ máy, các kỹ năng, kinh nghiệm, lời nói và thái độ, tính ổn định tình cảm, các triển vọng, các nguyên tắc thẩm mỹ và các giá trị đạo đức cũng như tính xã hội hóa để chấp nhận với môi trường xã hội, sáng kiến và sáng tạo, cá tính và sự sắc sảo.

Ngoài ra nên kiểm tra thêm một số tri thức, kỹ năng mềm tùy thuộc vào vị trí việc làm cần tuyển dụng. ví dụ: Kỹ năng tổng hợp, viết, phân tích đối với công chức làm công tác tham mưu, tổng hợp...

3.2.2.2. Về cách thức tuyển dụng, cần kết hợp thi phỏng vấn với các môn thi khác

 Ứng viên tham gia tuyển dụng phải trải qua các phần thi một cách nghiêm túc. Ngoài việc vượt qua các môn thi trắc nghiệm trên máy tính, thí sinh phải thi môn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ hành chính thông qua môn thi viết chuyên ngành. Thêm vào đó, thí sinh còn phải đi tiếp một phần thi nữa là phỏng vấn trực tiếp giữa ứng viên với Hội đồng tuyển dụng. Tổng số điểm qua các phần thi đạt được tiêu chuẩn cơ quan tuyển dụng đưa ra, thí sinh đó đã vượt qua kỳ thi tuyển dụng và trở thành công chức.

 Phỏng vấn ứng viên giúp cơ quan tuyển dụng đánh giá kỹ năng mềm thí sinh có đáp ứng với vị trí việc làm cần tuyển hay không. Chiều hướng thi tuyển thiên về kỹ năng nghiệp vụ hơn là các học vấn của ứng viên.

Vì vậy, cần tìm cách đo đếm các khả năng của ứng viên trong tình huống nghề nghiệp. Trước kia, có thể chúng ta coi trọng bằng cấp, coi trọng kiến thức chung của ứng viên hoặc tài năng qua các kỳ thì mang tính học đường như bài tóm tắt hoặc bài luận văn về một vấn đề xã hội nào đó. Nhưng đến nay, ngoài kiến thức chuyên môn, ứng viên còn phải có năng lực, kỹ năng

trong thực thi công vụ. Ngoài việc đánh giá năng lực của ứng viên đối với công việc mà còn đánh giá các tiềm năng của ứng viên. Vị trí mà công chức được tuyển vào ngày hôm nay có thể thay đổi theo tốc độ hiện đại hóa hành chính (tin học hóa, quan hệ mở rộng, đưa các phương pháp quản lý mới vào sử dụng...), vì vậy công chức cần có khả nãng thích nghi với công việc. Công chức dù được tuyển dụng ở bất kỳ trình độ, vị trí nào cần phải tiến bộ trong nghề nghiệp, tránh tình trạng co cứng. Do vậy, sẽ có ích nếu tuyển dụng những người tỏ ra có nhiều khả năng nhất trong thích nghi và nắm bắt tiến bộ.

 Hoàn thành việc xác định vị trí việc làm, xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh công chức các Sở. Trong từng Sở, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận để xác định số vị trí việc làm bảo đảm tiêu chuẩn, đúng yêu cầu công việc với hiệu quả cao nhất. Trong mỗi vị trí việc làm cần mô tả chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung từng công việc cụ thể. Kê khai, mô tả công việc giúp cho việc xác định biên chế đảm bảo cơ sở khoa học và sát thực tế hơn. Quá trình thực hiện kê khai, mô tả, đo lường, phân tích công việc sẽ giúp cho người đứng đầu các cơ quan chuyên môn đánh giá khái quát toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan; phát hiện những chồng chéo hoặc bỏ sót; nhận diện rõ hiệu quả sử dụng thời gian làm việc cũng như phương pháp, cách thức, quy trình tiến hành công việc của từng công chức, từ đó có phương án điều chỉnh, bố trí, sắp xếp, phân công công việc hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn.

 Đẩy mạnh thi tuyển cạnh tranh đối với các vị trí chức danh lãnh

đạo, quản lý ở các Sở của Bộ Giáo dục và Thể thao.

Biện pháp thực hiện

Phải xác định dược vị trí việc làm, xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn chức danh công chức các Sở. Đây là cơ sở để tuyển dụng, đồng thời cũng là căn cứ để có nội dung và hình thức tuyển dụng phù hợp. Vụ Tổ chức cán bộ phải kết hợp chặt chẽ với các Sở và chuyên gia để xây dựng nội dung và hình thức tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tuyển dụng công chức tại bộ giáo dục và thể thao lào (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w