Tư tưởng của đám đông

Một phần của tài liệu Tam li hoc dam dong gustave le bon (Trang 209 - 226)

Trong cuốn sách trước, khi nghiên cứu về vai trò của tư tưởng trong sự tiến hoá của các dân tộc, chúng tôi đã vạch rõ

rằng mỗi nền văn minh đều sinh ra từ một phần nhỏ những tư tưởng cơ bản rất hiếm khi được đổi mới. Chúng tôi đã trình bày làm thế nào mà những tư tưởng ấy ăn sâu vào tâm hồn đám đông; chúng đã khó khăn biết bao mới xâm nhập được vào đó, và khi đã xâm nhập rồi chúng liền có sức mạnh. Cuối cùng, chúng ta đã thấy những rối loạn lịch sử lớn thường nảy sinh từ sự thay đổi những tư tưởng cơ bản ấy như thế nào.

Tôi đã viết khá đủ về chủ đề này, nay không quay lại nữa

mà chỉ hạn chế nói đôi lời về những tư tưởng đã xâm nhập đám đông và đám đông đã hiểu những tư tưởng này dưới hình thức nào.

Ta có thể chia chúng thành hai lớp. Trong lớp này, chúng ta xếp những tư tưởng ngẫu nhiên và nhất thời, được sinh ra do những ảnh hưởng tại thời điểm:

chẳng hạn lòng hâm mộ một cá nhân hay một chủ thuyết.

Trong lớp kia là những tư tưởng cơ bản mà môi trường, sự di truyền, ý kiến đã mang lại cho chúng một độ bền vững rất cao: ví dụ nhưng niềm tin tôn

giáo ngày xưa, những tư tưởng dân chủ và xã hội ngày nay.

Những tư tưởng cơ bản có thể được hình dung như khối nước của một con sông chảy từ từ theo dòng; những tư tưởng nhất thời được hình dung như những con sóng nhỏ luôn thay đổi khuấy động bề mặt sông và, dù sóng nhỏ không thực sự quan trọng, chúng vẫn rõ ràng hơn là dòng chảy của bản thân con sông.

Ngày nay, những tư tưởng lớn, cơ bản mà cha ông ta đã từng kinh qua ngày càng bị

chao đảo. Chúng đã mất hoàn toàn sự vững chắc, và cùng lúc, những thiết chế dựa trên tư tưởng ấy cũng bị lung lay sâu sắc. Hàng ngày, hình thành nhiều tư tưởng nhỏ có tính quá độ mà tôi sẽ đề cập ngay sau đây; nhưng rất ít trong số ấy lớn lên rõ rệt và có được ảnh hưởng ưu trội.

Dù những tư tưởng được gợi ý cho đám đông như thế nào, chúng cũng chỉ có thể trở nên thống trị với điều kiện mang khoác lên mình một hình thức thật nguyên vẹn và thật giản đơn. Lúc đó, chúng hiển hiện

dưới dáng vẻ những hình ảnh, và chỉ xâm nhập vào quần chúng dưới hình thức này.

Những “hình ảnh-tư tưởng” ấy không gắn kết với nhau bằng bất cứ quan hệ logic giống nhau hoặc kế tiếp nào và có thể thế chỗ cho nhau như những tấm kính trong chiếc đèn ma thuật mà người điều khiển rút ra từ chiếc hộp nơi chúng được xếp chồng lên nhau. Chính vì vậy ta có thể thấy ở đám đông nhiều tư tưởng rất mâu thuẫn nhau lại nằm kề nhau. Tuỳ theo những ngẫu nhiên tại thời điểm, đám

đông sẽ bị ảnh hưởng bởi một trong các tư tưởng khác nhau đã được tích giữ trong trí não mình, và do đó nó có thể nhúng tay vào những hành vi hết sức khác nhau. Sự thiếu vắng hoàn toàn tinh thần phê phán khiến nó không thể nhận ra những mâu thuẫn.

Điều này không phải là hiện tượng đặc thù của đám đông;

ta nhận thấy nó ở nhiều cá nhân riêng lẻ, không chỉ trong những người nguyên thuỷ mà còn ở cả những người có khía cạnh tinh thần nào đó giống người nguyên thuỷ, - ví dụ

những tín đồ của một niềm tin tôn giáo cuồng nhiệt. Tôi đã quan sát thấy điều đó với một mức độ kì lạ ở những người Hindu có học vấn, được đào tạo trong các trường đại học âu châu của chúng ta, và họ đã nhận được các loại bằng cấp.

Trên nền tảng không thể thay đổi gồm những tư tưởng tôn giáo hay xã hội mang tính di truyền, được chồng chất thêm một nền tảng gồm những tư tưởng Tây phương chẳng có họ hàng gì với những tư tưởng trước, mà không làm tư tưởng trước thay đổi. Tuỳ theo những

ngẫu nhiên tại thời điểm, tư tưởng này hay tư tưởng khác xuất hiện cùng với đám rước độc đáo của chúng gồm những hành động hay diễn từ; và chính cá nhân cũng biểu hiện những mâu thuẫn rõ rệt nhất.

Hơn nữa, mâu thuẫn thể hiện trên bề mặt hơn là thực tế, bởi vì chỉ những tư tưởng di truyền mới đủ mạnh ở cá nhân riêng lẻ để trở thành những động cơ cho hành vi. Chỉ khi thông qua sự lai giống, con người đứng giữa những xung động có tính di truyền khác nhau, thì những hành động mới thực sự hoàn

toàn trái ngược nhau giữa lúc này với lúc khác. Sẽ là vô ích khi nhấn mạnh ở đây những hiện tượng này dù rằng tầm quan trọng mang tính tâm lí của chúng là cơ bản. Tôi cho rằng cần phải ít nhất mười năm du hành và quan sát mới đi tới chỗ hiểu được chúng.

Tư tưởng chỉ tiếp cận với đám đông sau khi đã mang một hình thức rất đơn giản, nó thường phải chịu những biến đổi hoàn toàn nếu muốn trở nên đại chúng. Nhất là khi đó là những tư tưởng triết học hay khoa học khá cao siêu, và ta có

thể nhận thấy những biến đổi sâu sắc cần thiết để chúng đi xuống từ lớp này qua lớp khác cho đến trình độ của đám đông.

Những biến đổi này phụ thuộc vào loại đám đông hay chủng tộc mà đám đông thuộc về;

nhưng những biến đổi ấy luôn có tính chất giảm thiểu hoá và đơn giản hoá. Và chính vì thế, trên quan điểm xã hội, thực ra ít có đẳng cấp tư tưởng, nghĩa là những tư tưởng ít hay nhiều cao siêu. Chỉ riêng việc một tư tưởng đến được với đám đông và có thể tác động, dù lúc đầu nó có vĩ đại và chân thực đến

thế nào, thì nó cũng bị lột trụi hầu hết những điều đã làm cho nó cao siêu và lớn lao.

Vả lại trên quan điểm xã hội, giá trị đẳng cấp của một tư tưởng không quan trọng. Điều cần xem xét, đó là những hiệu quả mà nó sinh ra. Những tư tưởng Ki Tô giáo thời Trung cổ, những tư tưởng dân chủ thế kỉ trước, những tư tưởng xã hội của ngày hôm nay, hẳn không phải quá cao siêu. Về mặt triết học ta có thể chỉ xem chúng như những sai lầm hơi đáng tiếc; tuy nhiên vai trò của chúng đã và sẽ vô cùng to lớn

và chúng sẽ tồn tại lâu dài trong những nhân tố cốt yếu nhất trong hành động của Nhà nước.

Ngay cả khi tư tưởng đã chịu những biến đổi khiến nó du nhập được vào đám đông, nó cũng chỉ tác động được bằng các phương pháp khác nhau sẽ được nghiên cứu ở chỗ khác, nó xâm nhập vào vô thức và trở thành tình cảm, điều này thường cần thời gian rất lâu.

Thực vậy, đừng tưởng rằng chỉ đơn giản vì một tư tưởng đúng đắn đã được chứng minh

mà nó có thể sinh ra những hiệu quả, ngay cả đối với người có học. Ta sẽ nhanh chóng hiểu ra điều đó khi thấy rằng ngay cả sự chứng minh rõ ràng nhất cũng ít có ảnh hưởng tới đa số con người. Sự hiển nhiên, nếu nó rõ mồn một, có thể sẽ chỉ được một thính giả có học công nhận; nhưng tín đồ mới này cũng sẽ nhanh chóng bị vô thức dẫn về với những quan niệm nguyên thuỷ của mình. Vài hôm sau bạn hãy gặp lại anh ta, thế nào anh ta cũng lại giở ra với bạn những luận cứ cũ, chính xác đến từng từ. Thực ra,

anh ta vẫn nằm trong ảnh hưởng của những tư tưởng có trước đã trở thành tình cảm; và chỉ những tư tưởng xưa cũ ấy tác động lên những động cơ sâu xa của các hành vi và diễn từ của chúng ta mà thôi. Đối với những đám đông, chuyện ấy cũng chẳng khác.

Nhưng khi một tư tưởng bằng những cách khác nhau cuối cùng đã xâm nhập vào tâm hồn đám đông, nó sẽ có một sức mạnh không thể cưỡng nổi và triển khai một loạt những hiệu quả mà ta phải chịu đựng.

Những tư tưởng triết học dẫn

tới cuộc Cách mạng Pháp phải mất gần một thế kỉ mới bám rễ được vào tâm hồn đám đông. Ta biết sức mạnh không thể cưỡng nổi của chúng khi chúng đã được xác lập ở đó. Sự nhiệt tình của cả một dân tộc lao vào chinh phục công bằng xã hội, lao vào thực hiện những quyền trừu tượng và tự do tư tưởng, đã làm chao đảo mọi ngai vàng, và làm đảo lộn sâu sắc thế giới Tây phương. Trong vòng hai mươi năm, các dân tộc xông vào nhau và châu Âu đã biết tới những cuộc tàn sát khiến cho Thành Cát Tư Hãn và

Tamerlan[1] cũng phải khiếp sợ.

Chưa bao giờ thế giới chứng kiến việc truyền bá một tư tưởng lại có thể gây ra những sự việc đến mức như thế.

Phải mất nhiều thời gian, tư tưởng mới được xác lập trong tâm hồn đám đông, nhưng muốn thoát ra khỏi đó cũng phải mất chừng ấy thời gian.

Vậy nên, đứng trên phương diện tư tưởng, đám đông bao giờ cũng đi chậm hơn vài thế hệ so với những nhà bác học và triết gia. Mọi chính khách ngày nay đều biết rõ điều sai lầm của những tư tưởng cơ bản mà

tôi vừa mới kể, nhưng vì ảnh hưởng của chúng còn rất mạnh, nên họ buộc phải cai trị theo những nguyên tắc mà họ không còn tin vào chân lí của chúng nữa.

Một phần của tài liệu Tam li hoc dam dong gustave le bon (Trang 209 - 226)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(751 trang)