Những thiết chế chính trị và xã hội

Một phần của tài liệu Tam li hoc dam dong gustave le bon (Trang 303 - 316)

TỐ XA ẢNH HƯỞNG TỚI NIỀM TIN VÀ Ý KIẾN

4. Những thiết chế chính trị và xã hội

Ý tưởng cho rằng thiết chế có thể chữa khỏi những khuyết tật của xã hội, tiến bộ của các dân tộc là kết quả của sự hoàn thiện thể chế và chính phủ, và

những thay đổi xã hội có thể tiến hành bằng các sắc lệnh;

tôi cho rằng ý tưởng đó còn phổ biến khắp nơi. Cách mạng Pháp dùng ý tưởng đó làm điểm xuất phát và những lí thuyết xã hội hiện thời dùng nó làm điểm tựa.

Những kinh nghiệm lâu đời nhất cũng chưa thể làm lung lay đáng kể cái ảo tưởng đáng sợ này. Các nhà triết học và sử học thật uổng công khi thử chứng minh sự phi lí của nó.

Tuy nhiên, chẳng có gì khó với họ khi chỉ ra rằng những thiết chế là con đẻ của tư tưởng, tình

cảm và tập tục và rằng người ta không sửa chữa lại tư tưởng, tình cảm và tập tục bằng cách chữa lại các đạo luật. Một dân tộc không được tuỳ ý chọn những thiết chế, cũng như nó không chọn được màu mắt hay màu tóc của mình. Các thể chế và những chính phủ là sản phẩm của chủng tộc. Còn lâu chúng mới là người sáng tạo ra một thời đại chúng là tạo phẩm của nó mà thôi. Những dân tộc không được cai trị do ý thích thất thường nhất thời của nó muốn thế, mà do tính cách của những dân tộc đòi hỏi như thế.

Phải cần nhiều thế kỉ để hình thành một chế độ chính trị, và nhiều thế kỉ để thay đổi nó.

Những thiết chế không hề có một hiệu lực nội tại nào; bản thân chúng không tốt cũng chẳng xấu. Thiết chế nào tốt ở một thời điểm nhất định cho một dân tộc nhất định, có thể là đáng ghét đối với một dân tộc khác.

Vậy nên một dân tộc không hề có khả năng thay đổi thực sự những thiết chế của mình.

Nó chắc chắn có thể, bằng cái giá của những cuộc cách mạng bạo lực, thay đổi tên gọi của

những thể chế ấy, nhưng nội dung không thay đổi. Những cái tên chỉ là nhãn hiệu hão huyền mà nhà sử học nào hiểu cặn kẻ bản chất của sự vật sẽ không quan tâm đến. Chính vì thế nên chẳng hạn nước Anh là một đất nước dân chủ nhất trên thế giới[5], tuy sống dưới chế độ quân chủ; trong khi đó những đất nước mà chế độ chuyên chế còn hoành hành nặng nề nhất lại là những nước cộng hoà Mỹ - Latin, mặc dù thể chế cộng hoà cai trị những nước ấy. Tính cách của các dân tộc chứ không phải chính phủ dẫn dắt số phận

của chúng. Đó là một quan điểm mà tôi đã thử xác lập trong một cuốn sách trước, dựa trên các ví dụ tiêu biểu.

Vậy đó là một công việc rất trẻ con, một thứ bài tập vô ích của nhà hùng biện khoa trương, không biết rằng chỉ phí thời gian để chế tạo ra toàn những thể chế. Sự cần thiết và thời gian sẽ đảm nhiệm việc xây dựng nên chúng, khi chúng ta đủ khôn ngoan để cho hai nhân tố ấy hành động. Chính người Anglo - Saxon đã tiến hành như vậy, và đó là điều nhà sử học vĩ đại của họ,

Macaulay[6] nói với chúng ta trong một đoạn văn mà các nhà chính trị của mọi quốc gia Latin phải đọc thuộc lòng. Sau khi đã chỉ ra mọi cái tốt mà luật pháp đã có thể làm, đứng về mặt lí trí thuần tuý những đạo luật ấy có vẻ như một hỗn độn của những điều phi lí và những mâu thuẫn, ông so sánh hàng tá thể chế đang chết trong những cơn biến động của các dân tộc Latin thuộc châu Âu và châu Mỹ với thể chế của nước Anh, ông cho ta thấy rằng thể chế của nước Anh chỉ được thay đổi rất chậm, từng phần, dưới

ảnh hưởng của những cần thiết tức thời chứ không bao giờ dưới ảnh hưởng của những suy luận tư biện. “Đừng lo lắng đến tính cân đối, mà hãy lo lắng nhiều đến tính lợi ích; đừng bao giờ vứt bỏ cái dị thường chỉ vì nó là một cái dị thường; đừng bao giờ đổi mới nếu không phải là khi cảm thấy có sự bất ổn nào đó, và lúc đó đổi mới đúng vừa đủ để loại bỏ cái bất ổn; đừng bao giờ thiết lập một đề nghị rộng hơn trường hợp đặc biệt mà ta muốn sửa chữa; đó là những quy tắc từ thời John đến thời Victoria, chúng nói chung đã

hướng dẫn cho các cuộc thảo luận của 250 nghị viện của chúng ta”.

Ta phải xem xét lần lượt từng đạo luật một và từng thiết chế một của mỗi dân tộc, để chứng tỏ chúng là biểu hiện những nhu cầu của chủng tộc đến thế nào, và không thể vì lí do này mà chúng bị biến đổi một cách dữ dội. Thí dụ người ta có thể biện luận một cách triết học về những thuận lợi và bất cập của sự tập trung hoá, nhưng khi chúng ta nhìn thấy một dân tộc gồm nhiều chủng tộc rất khác nhau, đã phải dành

một nghìn năm cố gắng mới dần dần đạt tới sự tập trung này; khi chúng ta thấy rằng một cuộc cách mạng lớn có mục tiêu là đập tan mọi thể chế của quá khứ, đã buộc phải chẳng những tôn trọng sự tập trung hoá này mà còn phải phóng đại nó lên, thì ta có thể nói nó là con đẻ của những điều cần thiết cấp bách, thậm chí là một điều kiện sinh tồn, và ta có thể phàn nàn về tầm vóc tinh thần yếu kém của những nhà chính trị chỉ nói đến chuyện phá huỷ nó đi. Nếu như ngẫu nhiên họ thành công trong chuyện đó thì

giờ phút thành công sẽ ngay lập tức là tín hiệu của một cuộc nội chiến khủng khiếp*[7], vả lại cuộc nội chiến ấy lại lập tức dẫn tới một sự tập trung mới còn nặng nề hơn nhiều so với sự tập trung cũ.

Ta kết luận những điều nói trên rằng không nên tìm cách tác động sâu vào tâm hồn đám đông nhờ những thiết chế; và khi ta thấy một vài nước, như Hoa Kì, đã thịnh đạt ở mức độ cao với những thiết chế dân chủ, trong khi những nước khác, như những nước cộng hoà Mỹ - Latin, đang sống

trong sự vô chính phủ ảm đạm nhất mặc dù có những thiết chế tuyệt đối giống; thì ta có thể nói rằng những thiết chế ấy xa lạ với sự lớn lao của dân tộc này cũng như xa lạ với sự suy đồi của dân tộc kia. Các dân tộc đều bị tính cách của chính họ thống trị; và tất cả những thiết chế nào không được đúc khuôn vừa vặn với tính cách ấy sẽ chỉ là thứ quần áo vay mượn, một thứ giả trang tạm thời. Chắc hẳn, nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu, nhiều cuộc cách mạng bạo lực đã xảy ra, và còn sẽ xảy ra, để áp đặt cho những

thiết chế mà người ta gán cho chúng, như từng gán cho những di vật của các vị thánh, cái khả năng siêu phàm tạo ra hạnh phúc. Vậy, theo một nghĩa nào đó có thể nói rằng những thiết chế tác động lên tâm hồn đám đông bởi vì chúng gây nên những biến động như thế. Nhưng trong thực tế, không phải chính những thiết chế tác động như thế, bởi ta biết rằng dù thắng hay bại, bản thân chúng không hề có một hiệu lực nào cả. Cái đã tác động lên tâm hồn đám đông chính là những ảo tưởng và ngôn từ.

Đặc biệt là ngôn từ, những từ ngữ vừa đầy ảo tưởng vừa mạnh mẽ này sẽ được chúng tôi chỉ ra ảnh hưởng lạ lùng của chúng.

Một phần của tài liệu Tam li hoc dam dong gustave le bon (Trang 303 - 316)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(751 trang)