Đám đông không thuần nhất

Một phần của tài liệu Tam li hoc dam dong gustave le bon (Trang 567 - 574)

Đây là những tập thể mà ta đã nghiên cứu tính cách trong sách này. Chúng gồm có những

cá nhân bất kì, dù nghề nghiệp hay trình độ trí tuệ của họ ra sao.

Bây giờ ta biết rằng, chỉ riêng việc những con người họp thành một đám đông hoạt động, tâm lí tập thể của họ đã cơ bản khác biệt với tâm lí cá nhân, và trí tuệ không làm cho họ thoát khỏi sự khác biệt đó.

Chúng ta đã thấy, trong những tập thể, trí tuệ không có một vai trò nào cả. Chỉ những tình cảm vô thức tác động mà thôi.

Một yếu tố cơ bản, đó là chủng tộc, cho phép tạo ra sự

khu biệt khá sâu sắc những đám đông không thuần nhất.

Chúng ta đã nhiều lần nói tới vai trò của chủng tộc, và chúng ta đã chỉ ra rằng đó là yếu tố mạnh mẽ nhất có khả năng quyết định hành động của con người. Nó cũng biểu lộ tác động của mình vào những tính cách của đám đông. Một đám đông gồm những cá nhân bất kì, nhưng toàn bộ là người Anh hay người Trung Hoa, sẽ khác biệt sâu sắc với một đám đông khác cũng gồm những cá nhân bất kì, nhưng thuộc các chủng tộc khác nhau, ví dụ Nga, Pháp,

Tây Ban Nha.

Những dị biệt sâu sắc do cấu tạo tinh thần mang tính di truyền tạo ra trong cung cách cảm thụ và suy nghĩ của con người, sẽ bùng phát tức thì ngay khi những hoàn cảnh, kể ra cũng khá hiếm hoi, tập hợp trong cùng một đám đông, theo một tỉ lệ gần bằng nhau những cá nhân thuộc nhiều dân tộc khác nhau, cho dù nhìn bề ngoài có giống nhau về những lợi ích đã tập trung họ đến mấy.

Những người xã hội chủ nghĩa thường có mưu toan tập hợp các đại biểu của quần chúng

công nhân của từng quốc gia vào các đại hội; mưu toan ấy luôn dẫn tới bất hoà dữ dội.

Một đám đông người Latin, dù giả định là cách mạng hay bảo thủ đến mấy, khi muốn thực hiện những yêu cầu của mình, bao giờ cũng kêu gọi tới sự can thiệp của Nhà nước. Đám đông ấy bao giờ cũng mang tính tập trung và ít nhiều độc tài. Trái lại, một đám đông người Anh hay Mỹ lại không biết tới Nhà nước, mà chỉ kêu gọi tới sáng kiến riêng. Một đám đông người Pháp tha thiết trước hết với sự bình đẳng, và một đám đông

người Anh lại tha thiết với sự tự do. Chính do những sự khác biệt chủng tộc này, cho nên có bao nhiêu dân tộc thì gần như có bấy nhiêu dạng thức chủ nghĩa xã hội và chế độ dân chủ.

Vậy nên, tâm hồn chủng tộc thống trị hoàn toàn tâm hồn đám đông. Nó là tầng nền vững chắc để hạn chế những dao động của đám đông. Ta hãy coi câu sau như một định luật chủ yếu: Những tính cách thấp kém của đám đông càng ít nổi bật bao nhiêu thì tâm hồn của chủng tộc càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Tình trạng đám đông và

sự thống trị của đám đông, đó là thời dã man hoặc là sự quay trở về thời dã man. Chỉ khi đạt tới một tâm hồn được cấu tạo vững chắc, thì chủng tộc mới ngày càng thoát ra khỏi sức mạnh nông nổi của đám đông và thoát khỏi tình trạng dã man.

Độc lập với sự phân loại dựa vào chủng tộc, sự phân loại quan trọng duy nhất phải làm với đám đông không thuần nhất, đó là chia tách chúng thành đám đông vô danh như đám đông đường phố, và đám đông không vô danh, như

những nghị viện và hội thẩm. Ý thức trách nhiệm, vốn vắng mặt nơi nhóm trước và được phát triển ở nhóm sau, đã đem tới cho những hành vi của họ những khuynh hướng thường rất khác nhau.

Một phần của tài liệu Tam li hoc dam dong gustave le bon (Trang 567 - 574)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(751 trang)