2.2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
2.2.3 Mục tiêu chính sách tiền tệ
Mục tiêu chính sách tiền tệ: Mục tiêu cuối cùng của CSTT là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và kiểm soát lạm phát (Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008). Nói rộng ra hơn, đó là mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Để đạt được cái đích cuối của CSTT, NHTW phải theo đuổi thông qua các mục tiêu trực tiếp và gián tiếp khác, các mục tiêu này có sự liên kết với nhau và liên kết với cái đích cuối cùng của CSTT, từ đó hình thành hệ thống mục tiêu của CSTT. Mục tiêu cuối cùng được chia thành bao gồm các mục tiêu về tăng trưởng và ổn định. Mục tiêu ổn định bao gồm ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ổn định tỷ giá. Về mục tiêu tăng trưởng bao gồm đảm bảo công ăn việc làm và tăng trưởng.
2.2.3.1 Mục tiêu ổn định
- Ổn định giá cả: Là một trong những mục tiêu hàng đầu và dài hạn của của chính sách tiền tệ. Việc công bố công khai chỉ tiêu này sẽ là cam kết của Ngân hàng Trung ương nhằm ổn định giá trị về mặt tiền bạc trong dài hạn. Điều này có nghĩa là NHTW sẽ không tập trung các nỗ lực điều chỉnh sự biến động của giá cả trong ngắn hạn.
Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả không đồng nghĩa là lựa chọn tỷ lệ lạm phát bằng không. Rất nhiều nghiên cứu về lạm phát cho thấy rằng, nếu duy trì lạm phát ở gần về không, chính sách tiền tệ dễ dẫn nền kinh tế đi đến sự quá đà và rơi vào tình trạng thiểu phát gây hậu quả còn trầm trọng hơn, đó là gây suy thoái nền kinh tế.
Một tỷ lệ lạm phát dương sẽ có tác dụng kích thích nền kinh tế nên sẽ có những ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế.
- Ổn định tỷ giá hối đoái: Với sự toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế các quốc gia đang phát triển châu Á, tỷ giá hối đoái trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế mở, các luồng tiền và hàng hóa vào ra một quốc gia gắn liền với việc chuyển đổi qua lại
giữa nội tệ và ngoại tệ. Việc ngăn ngừa những bất thường trong biến động mạnh, bất thường trong tỷ giá hối đoái sẽ làm các hoạt động kinh tế đối ngoại được hiệu quả hơn.
Đồng thời, tỷ giá hối đoái còn tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước so với nước ngoài về mặt giá cả, tăng cao nhu cầu sản phẩm nội địa, kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Ổn định lãi suất: Lãi suất là một biến số kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng của nền kinh tế do nó ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Những biến động bất thường trong lãi suất sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân trong việc dự tính chi tiêu hay lập kế hoạch kinh doanh. Bài nghiên cứu của tác giả sẽ tập trung vào phân tích tác động của yếu tố lãi suất lên nền kinh tế, lãi suất là đại diện cho chính sách tiền tệ trong nghiên cứu phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế.
- Ổn định thị trường tài chính: Được coi là nơi tạo ra nguồn vốn cho nền kinh tế, thị trường tài chính góp phần quan trọng trong việc điều hành vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò như vậy, sự ổn định của nền thị trường tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế.
NHTW có khả năng tác động tới khối lượng tín dụng và lãi suất có nhiệm vụ đem lại sự ổn định cho thị trường tài chính.
2.2.3.2 Mục tiêu tăng trưởng
Tăng trưởng kinh tế: Khi cung ứng tiền tệ tăng, lãi suất tín dụng thường giảm xuống, chi phí đầu tư giảm, sẽ khuyến khích đầu tư, tăng tổng cầu, tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại khi cung tiền giảm, làm lãi suất có xu hướng tăng, đầu tư giảm, chi tiêu giảm, tổng cầu giàm, tăng trưởng giảm, sản lượng giảm.
Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến chi tiêu và của cải của xã hội, nên có thể sử dụng làm đòn bẩy đề kích thích tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ phải đảm bảo sự tăng lên của GDP thực tế, tức là tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷ lệ tăng giá cùng thời kỳ. Chất lượng tăng trưởng còn thể hiện ở chất lượng ở sự cân đối cơ cấu kinh tế và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước.
2.2.3.3 Mục tiêu trung gian
Là những mục tiêu tiền tệ mà có thể đo lường được, NHTW có thể kiểm soát được và phải có tác dụng dự báo được mục tiêu cuối cùng. Điều đó có nghĩa là biến số tiền tệ đó có liên kết với mục tiêu hoạt động và có thể tác động mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): chia muc tiêu trung gian thành 3 loại: Mục tiêu trung gian là tổng tiền, thường là lượng cung M2 và/hoặc là tổng tín dụng nền kinh tế.
Mục tiêu trung gian là tổng tiền, hoặc tỷ giá hối đoái, hoặc lãi suất thị trường đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua, qua đó cho thấy mỗi một mục tiêu được lựa chọn gắn liền với những diễn biến kinh tế và thị trường tài chính trong từng giai đoạn phát triển, gắn liền với mục tiêu và giải pháp đảm bảo sự ổn định vĩ mô. Việc lựa chọn mục tiêu trung gian cụ thể tuân theo ba tiêu chuẩn là nó phải tính toán được, NHTW phải kiểm soát được nó và tác động của nó tới mục tiêu cuối cùng phải dự báo được.Như vậy, để lựa chọn được mục tiêu trung gian thích hợp, đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng về các diễn biến kinh tế, tiền tệ hiện tại và dự báo trong tương lai, và xác định rõ định hướng phát triển kinh tế trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm hiệu quả: Cũng như chính sách tài khóa, mục tiêu việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp là một mục tiêu căn bản của CSTT.
Những phân tích trên cho thấy vai trò của NHTW khi thực hiện mục tiêu này là phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh nhằm mục đích khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tạo ra một lượng công ăn việc làm cao.
2.2.3.4 Mối quan hệ giữa các mục tiêu của chính sách tiền tệ
Mục tiêu của các chính sách tiền tệ đôi lúc cũng mâu thuẫn với nhau, việc theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi phải có sự hi sinh mục tiêu khác. Mối quan hệ giữa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp và mục tiêu ổn định giá cả là minh họa rõ ràng nhất. đó, để giảm tỷ lệ lạm phát, cần phải thực hiện một chính sách tiền tệ thắt chặt, lúc này lãi suất thị trường sẽ tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu và do đó làm giảm tổng
cầu của nền kinh tế. Thất nghiệp sẽ có xu hướng gia tăng. Ngược lại, khi duy trì một tỷ lệ thất nghiệp mục tiêu, thường kéo theo chính sách tiền tệ mở rộng và sự tăng giá. Thứ hai, mục tiêu tạo công ăn việc làm có thể mâu thuẫn mục tiêu ổn định giá cả thể hiện thông qua sự phản ứng của Ngân hàng trung ương đối với các cú sốc cung nhằm đảm bảo mức cầu tiền thực tế, cung ứng tiền tăng lên, kết quả là giả cả tăng lên. Mâu thuẫn này còn thể hiện ở sự điều chỉnh tỷ giá. Bằng việc hạ giá đồng nội tệ, các ngành kinh doanh hướng về xuất khẩu có khả năng mở rộng, tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm thấp nhưng mức giá cả lại tăng cao.