Một số nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nghiên Cứu Tác Động Của Chính Sách Tiền Tệ Và Chính Sách (Trang 47 - 50)

2.4 CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ

2.4.3 Một số nghiên cứu cụ thể

Md Habibur (2005): xem xét tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa ở Bangladesh thông qua tiếp cận mô hình tự hồi quy vecto (VAR)

Trong nghiên cứu này, biến cung tiền thực đại diện cho chính sách tiền tệ, biến chi tiêu chính phủ đại diện cho chính sách tài khóa và tổng sản phẩm quốc dân thực GDP đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tác giả còn thêm biến vào mô hình nghiên cứu. Thông qua sử dụng mô hình VAR, hàm phản ứng đầy và phân rã phương sai, tác giả đã đưa ra kết quả về sự tác động của hai chính sách này đến nền kinh tế và xác định mức độ đóng góp của các biến trong mô hình VAR. Kết quả là CSTT có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, trong khi đó thì CSTK tác động đến tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao.

Shahid Ali, Somia Irum và Asghar Ali (2008): kiểm tra tác động của cá hai loại chính sách đến tăng trưởng kinh tế thông qua sử dụng mô hình Var và ECM. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng trong trường hợp các quốc gia Nam Á bao gồm Pakistan, Ấn Độ, Srilanka và Băngladesh trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2007. Trong nghiên cứu này, biến cung tiền đại diện cho CSTT, biến thâm hụt ngân sách đại diện cho CSTK và tổng sản phẩm quốc dân (GDP) đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Kết quả chứng minh một cách rõ ràng có mối liên hệ trong dài hạn đáng xem xét giữa các biến.

Cung tiền xuất hiện quan trọng trong cả ngắn hạn và dài hạn, trong khi thâm hụt ngân sách thì không đáng kể. Các kết quả cho thấy CSTT là một công cụ mạnh mẽ hơn CSTK trong việc nâng cao tăng trưởng kinh tế tại các nước Nam Á.

Gần đây nhất, Fredj Jawadi, Sushanta K.Mallick và Ricardo Sousa (2015) đã thực hiện một nghiên cứu về tác động của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa lên tăng trưởng kinh tế tại các nước có nền kinh tế mới nổi BRICS ( Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi). Sử dụng biến lãi suất làm công cụ cho chính sách tiền tệ, biến chi tiêu chính phủ là công cụ của chính sách tài khóa, và chỉ số GDP thực đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Sử dụng mô hình tự hồi quy vecto theo dữ liệu bảng ( Panel Var), mô hình chạy dữ liệu theo quý từ 1990 đến 2013. Các tác giả cũng tìm thấy những bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến tăng trưởng kinh tế, đồng thời nhấn mạnh tác động lan truyền giữa hai chính sách này.

Năm 1985, nghiên cứu của Daniel Landau cho thấy tồn tại một mối tương quan âm giữa tỷ lệ chi tiêu dùng của chính phủ với GDP và tốc độ tăng bình quân đầu người.

Một phân tích thực nghiệm với dự liệu từ 23 quốc gia OECD ( Gwartney) cho thấy mối tương quan âm mạnh mẽ giữa quy mô chính phủ và tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ gia tăng chi tiêu chính phủ với GDP. Tương ứng 10% gia tăng trong chi tiêu chính phủ đánh đổi lấy một phần trăm giảm tốc độ tăng trưởng GDP thực tế. Một phân tích dữ liệu lớn hơn của 60 quốc gia củng cố thêm kết luận trên bằng cách phân tích các nước trên.

Theo một nghiên cứu 2002, Atul A.Dar và Sal Khalkhami xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng với dữ liệu 19 quốc gia OECD trong giai đoạn 1971-1999. Kết quả cho thấy, trung bình, tăng trưởng tổng nhân tố sản xuất, cũng như hiệu suất vốn yếu hơn ở các nước có quy mô chính phủ lớn. Quy mô chính phủ có tác động tiêu cực và ý nghĩa thống kê với tăng trưởng kinh tế.

Trong một số nghiên cứu gần đây năm 2006, Marta Pascual tìm thấy mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế có thể là tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào các quốc gia trong mẫu, thời gian ước lượng và các biến được dùng để phản ánh quy mô khu vực công. Các kết quả thu được, dựa trên hồi quy và kĩ thuật dữ liệu bảng, cho thấy chi tiêu chính phủ có quan hệ tích cực với tăng trường kinh tế tại các nước Liên minh Châu Âu.

Gwartney và các tác giả: khi chính phủ vượt ra ngoài những chức năng cốt lõi, nó sẽ gây họa quả xấu đến tăng trưởng kinh tế vì: Tác động gây chán nản do mức thuế cao và hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân. Lợi nhuận giảm khi mà các hoạt động của chính phủ không hiệu quả, một sự cản trở đối với quá trình tạo ra của cải, vì chính phủ không thực hiện tốt như thị trường trong việc điều chỉnh để thích hợp với hoàn cãnh và tìm những cách mới nhằm sáng tạo tài nguyên.

Daniel Mitchell kết luận : Chi tiêu chính phủ sẽ làm suy yếu tăng trưởng kinh tế bằng cách thay thế khu vực tư nhân. Cho dù tài trợ bằng thuế hoặc vay nợ, chi tiêu chính phủ gây ra chi phí lớn về thác và thay thế cho ngành sản xuất. Wagner cho thấy một sự gia tăng nhiều hơn trong sự chi tiêu chính phủ.

Ambreen Fatima và Azhar Iabal (2003) kiểm tra tác động của cả hai chính sách đến tăng trưởng kinh tế 5 quốc gia: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Pakistan thông qua sử dụng mô hình VAR và ECM

Trong nghiên cứu, biến cung tiền đại diện cho Chính sách tiền tệ, biến chi tiêu chính phủ đại diện cho cho chính sách tài khóa và tổng sản phẩm quốc dân ( đại diện cho tăng trưởng kinh tế) . Kết quả nghiên cứu cụ thể mỗi quốc gia

- Thái Lan và Malaysia: cả hai chính sách đều có tác động tích cực đến nền kinh tế

- Indonesia và Pakistan: Chính sách tiền tệ có tác động tích cực còn chính sách tài khóa thì có tác động tiêu cực.

- Ấn Độ: Chính sách tiền tệ có tác động tích cực trong khi không có mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nghiên Cứu Tác Động Của Chính Sách Tiền Tệ Và Chính Sách (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)