4.3. Kết quả ƣớc lƣợng
4.3.2. Kết quả hàm phản ứng đẩy
Với kết quả mô hình VAR độ trễ 3 là phù hợp ở trên, tác giả tiến hành phân tích hàm phản ứng đẩy của các biến trong bài nghiên cứu theo 2 khía cạnh là xem xét sự ảnh hưởng của cú sốc IRT (đại diện cho sự thắt chặt chính sách tiền tệ) và cú sốc GOVS (đại diện cho sự mở rộng chính sách tài khóa) đến các biến còn lại trong mô hình nghiên cứu.
Kết quả tác động của cú sốc IRT đến các biến còn lại trong mô hình được trình bày trong hình 4.2. Từ hình này, có thể thấy rằng một sự gia tăng trong cú sốc IRT sẽ dẫn đến sự sụt giảm biến GDP của quốc gia. Cụ thể, trong 12 thời kì đầu, cú sốc IRT sẽ làm giảm biến GDP 0.5 điểm, và trong 12 kỳ tiếp theo, cú sốc sẽ làm giảm GDP thêm gần 0.5 điểm nữa. Điều này hàm ý rằng việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm sản lượng trong nước và phản ứng này sẽ phản ứng ngay lập tức nhưng khá chậm trong các thời kì đầu khi xảy ra cú sốc. Điều này phù hợp với các lý thuyết kinh tế học khi thắt chặt tiền tệ dẫn đến lãi suất trong nước gia tăng và từ đó làm giảm đầu tư trong nước, cuối cùng tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia giảm xuống.
Tác giả tiếp tục phân tích sự ảnh hưởng của cú sốc IRT đến biến PRICE, kết quả cho thấy rằng, khi xảy ra cú sốc IRT, biến PRICE có xu hướng sẽ gia tăng, tuy nhiên, trong các thời kì đầu biến PRICE phản ứng khá chậm với cú sốc IRT. Cụ thể, trong 3, 4 thời kì đầu xảy ra cú sốc IRT, biến PRICE thay đổi rất chậm so với khi chưa xảy ra cú sốc IRT, tuy nhiên, vào các thời kì tiếp theo, một sự gia tăng trong cú sốc IRT sẽ kéo theo gần 0.4 sự gia tăng trong PRICE (vào thời kì thứ 5, 6). Điều này hàm ý rằng chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm gia tăng chỉ số giá trong nước (lạm phát), điều này có vẻ ngược với các lý thuyết kinh tế học trước đây khi cho rằng để làm giảm lạm phát ta nên thắt chặt chính sách tiền tệ. Đây được gọi là hiện tượng “price puzzle”, khi thắt chặt tiền tệ, lãi suất trong nước gia tăng, dẫn đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp gia tăng, từ đó dẫn đến chi phí đầu ra của các doanh nghiệp gia tăng (nếu doanh nghiệp không đủ nguồn lực để xử lý sự gia tăng của chi phí đầu vào) và kéo theo giá cả thị trường sẽ gia tăng từ đó lạm phát sẽ gia tăng. Hiện tượng này thường xảy ra ở các quốc gia nhỏ và mở (các nước đang phát triển) phù hợp với mẫu các quốc gia của tác giả.
Bên cạnh đó, một cú sốc IRT ảnh hưởng tích cực đến biến M2, hay khi xuất hiện cú sốc IRT thì cung tiền M2 sẽ tăng lên. Ảnh hưởng này mạnh mẽ trong các thời kì đầu khi cú sốc IRT xuất hiện. Cụ thể, trong 12 thời kì đầu, một sự gia tăng trong cú sốc IRT sẽ làm tăng 12 trong biến M2, và trong 12 kì tiếp theo, ảnh hưởng này sẽ làm giảm dần tác động tới M2. Kết quả này hàm ý rằng một sự thắt chặt tiền tệ sẽ làm tăng tính
thanh khoản của thị trường, trái với đề nghị của Fredj Jawadi và các cộng sự (2015).
Tuy nhiên, khác biệt với các ảnh hưởng của cú sốc IRT đến các biến, thì giữa cú sốc IRT và biến GOVS lại thể hiện tác động không rõ ràng, cụ thể trong các thời gian đầu, thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm giảm chi tiêu chính phủ, nhưng sau đó sự thắt chắt tiền tệ sẽ làm gia tăng chi tiêu chính phủ.
-5 -4 -3 -2 -1 0 1
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of FED to IRT
-3 -2 -1 0 1 2
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of GDP to IRT
-1.2 -0.8 -0.4 0.0 0.4 0.8
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of D(GOVS) to IRT
0 5 10 15 20 25
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of IRT to IRT
-5 0 5 10 15 20 25
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of M2 to IRT
0.0 0.4 0.8 1.2 1.6 2.0 2.4 2.8
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of PRICE to IRT Accumulated Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 4.2 Kết quả hàm phản ứng đẩy của cú sốc IRT đến các biến còn lại (Nguồn: Từ kết quả Eviews 8)
Sau khi xem xét cú sốc của IRT đến các biến còn lại, tác giả tiếp tục nghiên cứu cú sốc của GOVS đến các biến còn lại được thể hiện trong hình 4.6. Kết quả cho thấy rằng, cú sốc GOVS có ảnh hưởng tích cực đến biến GDP, tuy nhiên, ảnh hưởng tích cực này
không lớn lắm và chỉ dừng lại ở mức khá yếu. Cụ thể, trong 5 thời kì đầu, một sự gia tăng trong cú sốc IRT sẽ kéo theo gần 0.3 sự gia tăng trong GDP và sau đó lại giảm về mức 0; các kì tiếp theo, sự gia tăng trong cú sốc IRT chỉ ảnh hưởng đến gần như là mức cố định 0.3 cho sự gia tăng trong GDP. Từ các phát hiện trên, có thể thấy được rằng một sự mở rộng chính sách tài khóa có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng GDP, tuy nhiên, tác động này chưa thể hiện mạnh mẽ sau khi xảy ra việc mở rộng chính sách tài khóa. Đồng thời so sánh sự phản ứng của tốc độ tăng trưởng GDP khi có cú sốc IRT (thắt chặt chính sách tiền tệ) và cú sốc GOVS (mở rộng chính sách tài khóa) thì việc thắt chặt chính sách tiền tệ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng GDP hơn so với việc mở rộng chính sách tài khóa. Điều này có thể cho thấy các quốc gia trong mẫu khá nhạy cảm với lãi suất, cho nên chính phủ các quốc gia cần cân nhắc khi thay đổi lãi suất của quốc gia, vì điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia đó.
Với kết quả của cú sốc GOVS đến biến PRICE có thể thấy được rằng, cú sốc GOVS thể hiện tác động tích cực đến biến PRICE, hay khi xảy ra cú sốc GOVS thì PRICE có xu hướng tăng. Cụ thể, trong các thời kỳ đầu sau khi xảy ra cú sốc GOVS thì biến PRICE tăng khá chậm và thậm chí là không tăng (cho đến kỳ thứ 4) và sau đó, trong các kỳ tiếp theo cú sốc GOVS làm biến PRICE tăng khá mạnh và nhanh lên 0.5 điểm (vào kỳ thứ 15, 16). Phát hiện này khá tương đồng với nghiên cứu của Jawadi và cộng sự (2015) hàm ý rằng, việc thực hiện mở rộng chính sách tài khóa sẽ dẫn đến sự gia tăng lạm phát của các quốc gia. Điều này là đúng theo các lý thuyết kinh tế học khi cho rằng khi mở rộng chính sách tài khóa sẽ gia tăng chỉ số giá từ đó gia tăng lạm phát của quốc gia. Đồng thời, cú sốc GOVS thể hiện tác động tích cực đến biến IRT, tác động này thể hiện mạnh mẽ trong các thời kỳ giữa. Cụ thể, trong 5 thời kì đầu, một sự gia tăng trong GOVS sẽ làm tăng gần 1 trong IRT, và trong 19 thời kì tiếp theo tác động này làm tăng gần 4 trong IRT. Bằng chứng này cho thấy rằng khi sử dụng chính sách mở rộng tài khóa thì sẽ làm tăng lãi suất, hàm ý rằng tại các quốc gia này có xảy
ra hiện tượng lấn át đầu tư tư nhân trong các nước nghiên cứu, kết quả này tương tự với các kết quả được tìm thấy trong các bài nghiên cứu của Gwartney và cộng sự(2014).
Khác với sự ảnh hưởng không nhất quán của chính sách tiền tệ đến chính sách tài khóa, thì với kết quả như hình 4.6, cho thấy rằng sự mở rộng của chính sách tài khóa sẽ kéo theo sự gia tăng trong tỷ lệ tăng cung tiền, đây là nhân tố tác động đến GDP thực (Ambreen Fatima và Azhar Iabal (2003)).
So sánh với các kết quả của việc thắt chặt chính sách tiền tệ (xảy ra cú sốc IRT), các tác động của việc mở rộng chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát của các quốc gia hầu như là không mạnh mẽ như tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ (xét theo giá trị tuyệt đối). Điều này hàm ý rằng chính sách tiền tệ có tác động nhanh và mãnh mẽ hơn ở các quốc gia trong bài nghiên cứu, đồng quan điểm với một số nhà nghiên cứu như Friedman và Meiselman (1963); Ajaye (1974); Park (1970);
Polak (1957) và Elliot (1975). Theo Hussian (1982) giải thích như sau: bởi vì khối lượng tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công nghiệp thường rất hạn chế ở các nước đang phát triển, tác động của sự gia tăng cung tiền không ảnh hưởng đến những tài sản thay thế tiền khác nhưng được truyền trực tiếp đến thị trường tài sản thực. Do đó sự gia tăng cung tiền trực tiếp tác động đến chi phí và do đó chính sách tiền tệ có thể được dự kiến là phát huy tác động nhanh hơn và mạnh mẽ hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển.
-4 -3 -2 -1 0 1 2
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of FED to D(GOVS)
-2 -1 0 1 2 3
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of GDP to D(GOVS)
0.8 1.2 1.6 2.0 2.4 2.8
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Res ponse of D(GOVS) to D(GOVS)
-10 -5 0 5 10 15
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of IRT to D(GOVS)
-10 -5 0 5 10 15 20
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Res ponse of M2 to D(GOVS)
-0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Accumulated Response of PRICE to D(GOVS) Accumulated Response to Cholesky One S.D. Innovations ± 2 S.E.
Hình 4.3 Kết quả hàm phản ứng đẩy của cú sốc GOVS đến các biến còn lại Nguồn: Từ kết quả Eviews 8