Tác giả sử dụng dạng rút gọn của phương pháp PVAR. Như trong cách tiếp cận truyền thống của VAR (tự hồi quy vector), phương pháp này xem các biến trong hệ thống như biến nội sinh. Tuy nhiên, nó sử dụng một cấu trúc bảng mà trong đó ta có thể kiểm soát được tính không đồng nhất không thể quan sát được. Khuôn khổ dữ liệu bảng cũng cho phép ta tăng tính hiệu quả, vì nó tránh được sự sai lệch tiềm ẩn được gây ra bởi số lượng nhỏ bậc tự do ở mức độ quốc gia trong VAR.
Tác giả thiết lập mô hình VAR dạng bảng bậc hai như sau:
Yi,t = Г0 + Г(L)Yi,t + vi + dc,t + εi,t i = 1,……., N t = 1,……, Ti
Trong đó, Yi,t là vector của các biến nội sinh, Г0 là một vecto của các hằng số, Г(L) là một ma trận đa thức của các độ trễ, vi là các hiệu ứng cố định đặc trưng của các quốc gia, dc,t là ảnh hưởng thời gian đặc trưng của các quốc gia, và εi,t là một vector của các sai số.
Cho việc tính toán các hàm phản ứng đẩy, tác giả sử dụng phân rã Cholesky thông thường của ma trận phương sai – hiệp phương sai của các phần dư, có nghĩa là, tác giả chuyển đổi hệ thống sang dạng VAR đệ quy và áp đặt một cấu trúc xác định dạng tam giác (Hamilton, 1994).
Tác giả giả định rằng các vector của các biến nội sinh có trong hệ thống có thể được biểu diễn như: Yt = [FED, GDP, PRICE, GOVS, IRT, M2]. Phù hợp với các công trình nghiên cứu của Christiano (2015), Mallick và Sousa (2012,2013) và Sousa (2010,2014a,2014b), tác giả cho rằng GDP thực và chỉ số giảm phát giá cả phản ứng chính sách tiền tệ chỉ với một độ trễ, trong khi tốc độ tăng trưởng của tổng cung tiền (M2) phản ứng đồng thời với các cú sốc của chính sách tiền tệ. Các biến này thường được sử dụng trong các lý thuyết chu kỳ kinh doanh tiền tệ. Theo quan niệm trên thực tế là hàm phản ứng đẩy không biểu hiện cho các tranh luận về giá cả, tác giả không đưa giá cả hàng hóa vào các biến trong hệ thống. Phù hợp với đề nghị được thực hiện bởi Kim và Roubini (2000), tác giả cũng đưa vào lãi suất Fed trong khuôn khổ của mô hình, điều này cho phép tác giả tính toán cho những thay đổi trong chính sách tiền tệ theo lập trường của Mỹ.
Phù hợp với các công trình nghiên cứu của Blanchard và Perotti (2002), Perotti (2004), Akitoby và Stratmann (2008), Uhlig (2005), Afonso và Sousa (2011, 2012), Agnello và Sousa (2011, 2013) và Jawadi (2014b), những tác động của chính sách tài khóa được thể hiện bởi sự tương tác giữa GDP thực, chỉ số giảm phát giá cả, chi tiêu chính phủ và lãi suất. Theo Agnello và cộng sự (2013), tác giả tập trung vào các chi tiêu của chính phủ như là đại diện cho công cụ chính sách tài khóa thay vì
doanh thu của chính phủ. Điều này cũng phản ánh những khó khăn trong việc có được một nhận dạng đúng của các cú sốc doanh thu của chính phủ.
Cuối cùng, do tác giả xem xét một mô hình thống nhất cho cả hai chính sách, giả định của tác giả là chính sách tài khóa phản ứng với hành động của chính sách tiền tệ, vì nó là nhanh hơn cho các nhà hoạch định chính sách để điều chỉnh lãi suất ngân hàng trung ương hơn là để thực hiện những thay đổi trong chi tiêu chính phủ. Một số tác giả cũng đã phân tích những tác động liên quan đến sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, đặc biệt là trong bối cảnh của một liên minh tiền tệ. Về nội dung này, Gali và Monacelli (2008) xem xét trường hợp của chính sách tiền tệ được tiến hành bởi một ngân hàng trung ương thông thường và chính sách tài khóa được thực hiện ở mức độ quốc gia, trong đó chính phủ sẽ đưa ra những quyết định chính sách tài khóa can thiệp đến nguồn thu thuế hoặc chi tiêu của chính phủ.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU