CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CÁC KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA CÁC KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA
3.4. Thực trạng hoạt động giao dịch của các khách hàng cá nhân trên địa bàn
3.4.1. Về huy động vốn đối với khách hàng cá nhân
Huy động vốn đối với khách hàng cá nhân là khu vực có tính cạnh tranh được xem là gay gắt nhất do đây là khu vực rất giàu tiềm năng. Lã suất ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2015 giảm khoảng 0.3%/năm, sau đó từ tháng 10 các ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất và đưa ra các chương trình khuyến mãi để thu hút tiền gửi từ người dân, mức tăng nhẹ tầm 0.1 đến 0.3%/năm. Như vậy trong năm 2015, các ngân hàng liên tiếp điều chỉnh tăng nhẹ và giảm nhẹ lãi suất tiền gửi tiết kiệm nhưng nhì chung lãi suất huy động vẫn không thay đổi nhiều, dao động quanh mức 6 đến 7%/năm
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2013 2014 2015
Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 1,127,900 1,289,700 1,516,564 Huy động vốn từ KHCN (tỷ đồng) 618,089 708,045 808,780 Tỷ lệ HĐV từ KHCN/Tổng nguồn VHĐ (%) 54.8 54.9 53.33 (Nguồn: Ngân hàng nhà nước) Tổng nguồn vốn huy động trong đó có nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tăng đều qua các năm từ 2012 đến 2015.
Có thể thấy, nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm trên 50% tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng qua các năm cho thấy tầm quan trọng của đối tượng khách hàng cá nhân đối với dịch vụ huy động vốn của các ngân hàng. Cụ thể năm 2014, tổng vốn huy động từ khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 708,045 tỷ đồng, tăng 14.6% so với năm 2013. Con số này vào tháng 12 năm 2015 đạt 808,780 tỷ đồng, tăng 14.2%. Theo số liệu thực tế trong bảng 3.1, huy động vốn khách hàng cá nhân của các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng ổn định qua 3 năm.
Để đạt được kết quả nói trên, qua các năm từ 2013 đến 2015, các ngân hàng chú trọng cho ra đời hàng loạt các sản phẩm tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
3.4.2. Về tín dụng đối với khách hàng cá nhân
Hồ Chí Minh là thành phố trẻ, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước với nhu cầu về đầu tư và tiêu dùng tương đối lớn. Hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn tăng trưởng qua các năm, cụ thể năm 2014 tăng 11.5% so với năm 2013, năm 2015 tăng 14.7% so với năm 2014. Đây là mức tăng trưởng khá thấp so với thời kì 2008 – 2010 nhưng hiệu quả và chất lượng các khoản vay được đánh giá chung là cao hơn, tình hình th nh khoản được cải thiện.
Bảng 3.2: Tín dụng đối với khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2013 2014 2015
Tổng dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 931,100 1,037,900 1,190,170 Dư nợ tín dụng cá nhân (tỷ đồng) 104,283 144,268 198,758 Tỷ lệ dư nợ TD CN/ Tổng dư nợ TD(%) 11.2 13.9 16.7 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước) Tỷ lệ dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong các năm từ 2013 đến 2015 nằm trong khoảng từ 11 đến 17%. Mặc dù tỷ lệ này khá cao ở một số ngân hàng như Sacombank, BIDV (chiếm trên 30%) do tích cực đẩy mạnh mục tiêu bán lẻ tuy nhiên lại khá thấp ở các ngân hàng khác.
Nhiều ngân hàng đang đặt mục tiêu nâng mức tỷ trọng này lên mức trên 25%. Năm 2015, các ngân hàng nới lỏng các gói tín dụng, đặc biệt là các gói tín dụng tiêu dùng không tài sản đảm bảo với thủ tục nhanh gọn, không mất thời gian với mức lãi suất ưu đãi, nhờ đó tỷ lệ tín dụng mảng khách hàng cá nhân được cải thiện và gia tăng rõ
rệt trong năm 2015, tăng 37.8% so với năm 2014.
3.4.3. Về dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Dịch vụ thẻ tại thành phố Hồ Chí M nh được đánh giá là phát triển nhất trong cả nước. Đến cuối tháng 12 năm 2015, theo thống kê của cục thống kê thành phố Hồ
Chí Minh, trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 3,900 máy ATM đang hoạt động, hệ thống các máy chấp nhận thanh toán qua thẻ (POS) là trên 29,000 của cả nước. Để gia tăng sức cạnh tranh của ngân hàng và tiện ích cho khách hàng, thẻ ATM của các ngân hàng ngoài chức năng thông thường như rút tiền, kiểm tra tài khoản còn có thể tham gia chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, chi trả kiều hối,… Tại thành phố Hồ Chí Minh, các máy ATM được đặt ở các tuyến đường lớn, gần các siêu thị, khách sạn hay trường học, cơ quan. Riêng ngân hàng Đông Á trên địa bàn còn có bảo vệ túc trực tại các cây ATM ngoài trụ sở giúp gười dân an tâm hơn khi rút t ền.
Ngoài Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là nơi phát triển mạnh nhất về cơ sở hạ tầng của hệ thống ngân hàng. Theo số liệu của ngân hàng nhà nước, đến cuối năm 2014, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 1783 chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM, chiếm 20% cả nước.
Thị trường thẻ trên địa bàn thành phố phản ánh sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM. Tính ến cuối quý II năm 2015, theo thống kê của Vụ thanh toán NHNN, cả nước có 91.23 triệu thẻ ngân hàng trong đó thành phố Hồ Chí Minh có 8.9 triệu thẻ, trong đó 85% là thẻ nội địa, 15% là thẻ quốc tế. Như vậy bình quân mỗi người dân thành phố Hồ Chí Minh sở hữu hơn 1 thẻ ngân hàng. Trên thực tế, một người có lúc sỡ hữu tới hàng chục thẻ nhưng chỉ sử dụng rất ít trong số đó, trong khi chi phí phát hành thẻ là không hề nhỏ.
Các NHTM ở thành phố Hồ Chí Minh phát triển và hoàn thiện ứng dụng công nghệ ngân hàng điện tử, phổ biến, đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Đây là kết quả vượt trội trong hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn trong những năm qua. Tất cả các ngân hàng đều phát triển và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại trong kinh doanh, phát triển corebanking cho phép xử lý dữ liệu tập trung và thanh toán trực tuyến trong toàn hệ thống ngân hàng. Hoạt động thanh toán qua ngân hàng điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng gia tăng, gắn liền với các tiện ích từ dịch vụ này. Nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ Internet banking chủ yếu thuộc về cá nhân, chiếm 94.4%. Trong tổng số các khách hàng cá nhân đang sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử thì số lượng khách hàng đang ký sử dụng dịch vụ thanh toán
quan internet chiếm tỷ trọng cao nhất, 77%; tiếp đến là thanh toán qua mobile chiếm 12% và còn lại là các dịch vụ ngân hàng điện tử khác chiếm 11%.