Lý thuy ết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG M&A VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

2.2. Lý thuy ết về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

2.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh:

2.2.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp:

Từ trước đến nay, đã có nhiều quan điểm khác nhau đề cập đến cách hiểu về hiệu quả, đứng trên các góc độ khác nhau, các nhà kinh tế lại đưa ra cách nhìn nhận riêng về hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Theo P. Samerelson và W. Nordhous thì “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó“.

Thực chất quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất là ý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn

Một số tác giả lại đưa ra cách hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí“. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế.

Hoặc “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó: hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh“. Quan điểm này đã lẫn lộn giữa hiệu quả với kết quả sản xuất kinh doanh, giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ tận dụng nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra

Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi này đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế.

Để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả.

Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ là mối quan tâm của bất kỳ ai mà là mối quan tâm của tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp. Khi làm bất cứ điều gì. Đó cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt, thể hiện trong công tác quản lý, bởi suy cho cùng quản lý kinh tếlà để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp, biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ý nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu quả kinh doanh, không những là thước đo về chất lượng, phản ánh tổ chức, quản lý kinh doanh, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ tiên tiến hiện đại. Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng cao phúc lợi cho người lao động, kích thích người lao động tăng năng suất lao động và là điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất.

2.2.1.2. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM :

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực đã có để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM được đo lường một cách tổng quát thông qua tỷ lệ giữa lợi nhuận với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận phản ánh

khả năng sinh lời của các NHTM nó được quyết định bới mức lãi vay thu được từ các khoản cho vay và đầu tư, bởi nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, bởi quy mô, chất lượng và thành phần của các tài sản có.

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM quyết định trực tiếp tới vấn đề tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động hiệu quả thì uy tín của ngân hàng đó được tăng lên, người gửi tiền sẽ yên tâm và tin tưởng.

2.2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM:

2.2.2.1. Đối với nền kinh tế :

Để đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế thì phải đánh giá hệ thống tài chính ngân hàng của nền kinh tế đó như thế nào. Tài chính ngân hàng là lực lượng chủ chốt của một nền kinh tế, ngành ngân hàng ngày càng tăng trưởng về hiệu quả hoạt động thì nền kinh tế cũng phát triển. Các nền kinh tế lớn trên thế giới luôn có một hệ thống ngân hàng mạnh, hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ đảm bảo cho nguồn vốn của nền kinh tế được sử dụng hiệu quả, an toàn. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng đóng góp không nhỏ vào GDP nền kinh tế Việt Nam

Nâng cao hiệu quả kinh doanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh sẽ tác động ngược lại làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được nâng cao.

2.2.2.2. Đối với NHTM:

Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợi nhuận thu được. Lợi nhuận càng cao, các NHTM lại tiếp tục dùng để đầu tư hoặc giữ lại để tiếp tục kinh doanh.

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là điều kiện để các ngân hàng tồn tại và phát triển.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là góp phần năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đưa các NHTM Việt Nam vươn ra tầm khu vực và thế giới.

Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đánh giá ngân hàng thông qua đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó. Do đó, các ngân hàng phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngân hàng.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ giúp cho ngân hàng có điều kiện thúc đẩy khoa học kỹ thuật tiến bộ, phát triển bộ máy công nghệ thông tin ngân hàng ngày càng hiện đại hơn.

2.2.2.3. Đối với cán bộ công nhân viên của ngân hàng

Một NHTM có hiệu quả kinh doanh tăng trưởng cao thì đời sống vật chất tinh thân của các cán bộ nhân viên ngân hàng ngày cành nâng cao: môi trường làm việc tốt, chế độ lương thưởng cao, phúc lợi cao…

2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:

2.2.3.1. Chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu:

Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá mức độ an toàn về vốn của các NHTM. Tỷ số này giúp xác định khả năng bù đắp rủi ro bằng nguồn vốn tự có của ngân hàng.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu =

Vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn tự có cấp 1 và vốn tự có cấp 2.

Trọng tâm của vốn tự có cấp 1 là vốn điều lệ ( hay gọi là vốn góp ) và các quỹ dự trữ. Đây là nguồn vốn cơ bản quyết định sự tồn tại của mọi ngân hàng. Nó có vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh cho NHTM. Vốn tự có cấp 2 là vốn bổ sung, bao gồm vốn do đánh giá lại tài sản cố định và các khoản khác như các khoản nợ được xem như vốn.

Tài sản có rủi ro là những khoản mục tài sản được phản ánh trong và ngoài bảng tổng kết tài sản có thể bị tổn thất trong quá trình kinh doanh như các khoản vay không thu được nợ, ngân hàng phải trả tiền thay khách hàng được bảo lãnh….

Dựa vào hình thức quản lý tài sản, tài sản có rủi ro nội bảng và tài sản có rủi ro ngoại bảng. Ngoài trừ các tài sản được xem như không có rủi ro như tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, mỗi tài sản còn lại đều có mức độ rủi ro nhất định.

Các tài sản ngoại bảng ngày càng nhiều rủi ro làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngân hàng không thua kém gì các tài sản nội bảng, do đó phải đánh giá rủi ro các tài sản ngoại bảng để đảm bảo an toàn về vốn.

Vốn tự có Tổng tài sản có rủi ro

2.2.3.2. Chỉ tiêu ROA ( Return on Assets)

ROA= x100

Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả kinh doanh của một đơn vị tài sản có của ngân hàng là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng bởi vì mọi tài sản có đều là các khoản đầu tư sinh lãi mỗi ngày ngoại trừ hai loại tài sản là tiền mặt và tài sản cố định.

Chỉ tiêu ROA giúp nhà quản trị thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập tài sản có. ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt .

Để gia tăng ROA ngân hàng cần gia tăng các khoản mục tài sản có sinh lời.

Trong các tài sản thì cho vay là khoản mục mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.

Vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận mà ngân hàng gia tăng khoản đầu tư tín dụng, mà đây là khoản chứa nhiều rủi ro nhất. Do vậy ROA càng cao mang lại mức độ rủi ro càng cao mang lại từ tổng tài sản có.

2.2.3.3. Chỉ tiêu ROE ( Return on Equity)

ROE= x100

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu, đo lường khả năng lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng. Do tỷ lệ ROE phản ánh lợi nhuận kiếm được từ một đơn vị chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn của ngân hàng và các quỹ dự trữ, qua đó tỷ lệ này cho biết khả năng sử dụng vốn cổ phần của ngân hàng nên ROE có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông, ROE càng lớn cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh trên vốn cổ phần càng tốt.

2.2.3.4. Chỉ tiêu về quy mô và chất lượng tín dụng:

Hoạt động tín dụng là một hoạt động kinh doanh truyền thống nhưng lại là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM hiện nay. Theo thống kê của các NHTM thì

Lợi nhuận ròng ( Lợi nhuận sau thuế) Tổng tài sản có

Lợi nhuận ròng ( Lợi nhuận sau thuế) Vốn chủ sở hữu

tài sản sinh lời về các khoản vay thường chiếm tỷ lệ lớn khoảng từ 60% đến 70% tổng tài sản có. Đây là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Do đó việc xem xét quy mô cũng như chất lượng tín dụng là việc làm cần thiết trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

.

Tỷ lệ này xác định chất lượng tín dụng của NHTM, đây là mấu chốt để NHTM trước hết là tồn tại sau đó là nuôi sống năng lực cạnh tranh. Do đó chất lượng tín dụng ngân hàng trở thành yếu tố quan trọng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc các NHTM xây dựng quá trình cấp phát tín dụng là để đảm bảo chất lượng tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)