Đánh giá kết quả đạt được cùng với các hạn chế và nguyên nhân trong nâng

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng (Trang 72 - 76)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&AVÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

3.5. Đánh giá kết quả đạt được cùng với các hạn chế và nguyên nhân trong nâng

3.5.1. Kết quả đạt được:

3.5.1.1. Tăng vốn điều lệ để thực hiện đúng lộ trình tăng vốn điều lệ theo quy định của NHNN:

Hoạt động M&A ngân hàng trong thời gian qua chủ yếu là thực hiện tăng vốn điều lệ tối thiếu theo quy định của NHNN để loại bỏ một số NHTM yếu kém, sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất và mua lại một số ngân hàng không có khả năng tồn tại và phát triển; đồng thời củng cố, chấn chỉnh hệ thống ngân hàng Việt Nam theo định hướng phát triển của NHNN.

3.5.1.2. Nâng cao năng lực tài chính:

Sau khi sáp nhập, hợp nhất hoặc phương án cơ cấu lại được NHNN chấp thuận, các ngân hàng đã và đang tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị và khắc phục các sai phạm dưới sự giám sát của NHNN. Đối với các ngân hàng không thuộc diện yếu kém bắt buộc phải tái cơ cấu thì cũng noi gương theo các ngân hàng đã tái cơ cấu trước đó nên đã triển khai các giải pháp cơ cấu lại, xử lý nợ xấu; tập trung củng cố, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế và tăng cường năng lực tài chính, quản trị, hoạt động và năng lực cạnh tranh. Một sốngân hàng đang thực hiện sáp nhập, mua lại TCTD khác để tăng quy mô và khả năng cạnh tranh. Hoạt động M&A đã góp phần làm gia tăng quy mô vốn và quy mô tài sản, nâng cao năng lực cạnh tranh về nguồn vốn, quy mô tài sản sinh lời, hiệu quả kinh doanh cho các ngân hàng tham gia. Năng lực tài chính của hệ thống từng bước được lành mạnh thông qua tăng vốn điều lệvà xử lý nợ xấu. Mặc dù gặp rất nhiều khókhăn nhưng các TCTD vẫn nỗ lực cải thiện năng lực tài chính vàtăng vốn điều lệ để tạo điều kiện mở rộng hoạt động và nâng cao khả năng đối phó với các rủi ro trong hoạt động.

3.5.1.3. Cải thiện tình hình nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu cao của các ngân hàng trước M&A đã được cải thiện đáng kể, nhờ nguồn vốn và tiềm lực tài chính của ngân hàng mạnh sau thực hiện M&Agiúp xử lý nợ xấu. Khi sáp nhập các ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn, nợ xấu sẽ được giãn ra, các ngân hàng đã kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu về với mực quy định nợ xấu tối thiểu của NHNN đặt ra.

3.5.1.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh:

Năng lực quản lý được cải thiện, gia tăng nghiệp vụ quản lý. Các lãnh đạo ngân hàng sau hoạt động M&A đã có những hướng đi và tầm nhìn cho sự phát triển lâu dài.

Trình độ công nghệ được nâng cao, thông qua M&A các ngân hàng có thể sử dụng nguồn lực tài chính tăng lê để đầu tư vào hệ thống công nghệ hoặc nhờ chuyển giao công nghệ từ các ngân hàng tham gia.

Nguồn nhân lực của ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là nhân sự cấp cao của những ngân hàng nằm trong diện yếu kém phải thực hiện M&A đem đến cho ngân hàng một phong cách làm việc có hiệu quả hơn do có sự sàng lọc, lựa chọn nhân sự HĐQT, Ban điều hành có đủ trình độ chuyên môn sau thực hiện M&A.

Ngân hàng sau khi sáp nhập và mua lại tận dụng được nguồn khách hàng của những ngân hàng tham gia. Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch tăng lên. Đây là một trong những ưu điểm của hoạt động M&A được các bên tham gia quan tâm nhiều nhất.

3.5.1.5. Lợi nhuận của các ngân hàng sau M&A đã có sự gia tăng:

Lợi nhuận của các ngân hàng thực hiện M&A đã có dấu hiệu gia tăng dần thoát khỏi tình trạng thua lỗ của các ngân hàng yếu kém trước khi M&A, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên lợi nhuận đã gia tăng sau mấy năm đầu thực hiện M&A.

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân:

3.5.2.1. Chưa xử lý được vấn đề sở hữu chéo:

Hiện nay, xử lý sở hữu chéo đang là một trong hai vấn đề nổi cộm và nan giải nhất của quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam bên cạnh việc xử lý nợ xấu.

Hệ thống các TCTD Việt Nam hiện đang tồn tại 6 nhóm sở hữu chéo khác nhau:

Nhóm 1 làsở hữu của các ngân hàng trong nước và nước ngoài tại các ngân hàng liên

doanh; Nhóm 2 là cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM trong nước; Nhóm 3 là cổ đông tại các ngân hàng là các công ty quản lýquỹ; Nhóm 4 là sở hữu của các NHTMNN tại các NHTMCP; Nhóm 5 là sở hữu lẫn nhau giữa các NHTMCP và Nhóm 6 là sở hữu ngân hàng cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân.

Cho tới nay, sở hữu chéo đã có xu hướng diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sở hữu chéo tác động xấu đối với an toàn hoạt động của ngân hàng.

3.5.2.2. Vấn đề hòa nhập văn hóa các ngân hàng tham gia M&A:

Hoạt động M&A ngân hàng được diễn ra dưới áp lực của Chính phủ và NHNN về thực hiện tái cơ cấu chứ không phải tự thân các ngân hàng này có nhu cầu M&A để mở rộng kinh doanh. Nên khi tiến hành M&A với nhau, các bên thường không chưa chú ý tìm hiểu về văn hóa của nhau một cách triệt để.

Văn hóa ngân hàng là một thực thể trừu tượng và vô hình, gắn chặt với sự phát triển của từng ngân hàng. Do đó, các bên không dễ dàng tìm được tiếng nói chung và thỏa hiệp, ngay cả khi các lãnh đạo của các ngân hàng đồng lòng thực hiện M&A.

Không có sự hòa hợp về văn hóa thì các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành và quản lý ngân hàng hậu M&A, ngân hàng hoạt động kém hiệu quả.

3.5.2.3. Sự chuyển dịch nguồn nhân sự:

Do mỗi ngân hàng có đặc thù kinh doanh riêng nên thời gian đầu khi tiếp quản sẽ rất khó khăn cho các lãnh đạo ngân hàng nhận sáp nhập trong việc điều hành tổ chức và hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thâu tóm. Họ chưa hiểu biết rõ về qui trình, cũng như các đặc thù liên quan đến quá trình vận hành bộ máy của nhiều ngân hàng khác biệt về văn hóa, tổ chức nhân sự. Vì vậy sẽ gây ra thiệt hại cho ngân hàng sau sáp nhập khi có số lượng đáng kể nhân sự nòng cốt ở đây ra đi. Tuy nhiên, sẽ khó có thể tránh khỏi sự dịch chuyển nhân sự sau khi sáp nhập, ban lãnh đạo ngân hàng sau sáp nhập sẽ phải đánh giá được đáng kể những tổn thất có thể gặp phải khi thực hiện quá trình tái cơ cấu bộ máy quản lý.

3.5.2.4. Xử lý nợ xấu chưa triệt để:

Nợ xấu có giảm nhưng chỉ là giảm về kỹ thuật tính toán nợ xấu, dù quy mô nợ xấu không đổi, nhưng được tính trên một tổng dư nợ tín dụng mới hậu M&A. Các

ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sáp nhập với nhau sẽ càng làm gia tăng gánh nặng nợ xấu.

Việc xử lý nợ xấu chủ yếu hiện nay của các ngân hàng là bán cho VAMC, việc bán nợ cho VAMC chỉ làm giảm nợ xấu trong ngắn hạn, kéo giãn thời gian xử lý nợ xấu tạm thời mà vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu.

3.5.2.5. Tỷ suất sinh lợi giảm mạnh sau khi thực hiện M&A

Tỷ suất sinh lợi của các NHTM mà cụ thể là tỷ lệ ROE và ROA sau khi thực hiện M&A đều giảm mạnh, tuy có sự phục hồi trong các năm sau nhưng vẫn còn thấp so với trước khi sáp nhập.

Hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là :

 Tình trạng thua lỗ của các ngân hàng yếu kém trước khi thực hiện M&A. Sau khi thực hiện M&A các ngân hàng mạnh phải gánh khoảng lỗ lũy kế khổng lồ từ các ngân hàng yếu kém.

 Gánh nặng nợ xấu tăng đột biến của các ngân hàng sau khi thực hiện M&A, nợ xấu cao dẫn đến việc tăng chi phí trích lập dự phòng của các khoản nợ xấu làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Trong chương 3 đã trình bày thực trạng của hoạt động M&A của hệ thống ngân hàng Việt Nam và tập trung phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động trước và hậu M&A của 4 trường hợp hợp nhất, sáp nhập trong thời gian vừa qua như: Trường hợp sáp nhập FCB, SCB và TNB; trường hợp SHB hợp nhất với HBB; trường hợp PVFC sáp nhập với NH Phương Tây; trường hợp HD Bank sáp nhập với Dai A Bank. Đồng thời, chương này trình bày việc sử dụng phương pháp đánh giá phân tích số liệu đánh giá một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng thời phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng về việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM thông qua hoạt động M&A. Từ đó đưa ra kết luận về những kết quả đạt cũng như các hạn chế của hoạt động M&A và một số nguyên nhân của những hạn chế đó.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)