CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&AVÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
3.3. Th ực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh kinh của các NHTM trước và sau
3.3.1. Trường hợp hợp nhất NH TMCP Đệ Nhất (FCB), NH TMCP Tín Nghĩa (TNB) và NH TMCP Sài Gòn (SCB)
3.3.1.1. Thực trạng hoạt động của FCB, TNB, SCB trước hợp nhất:
Nhìn vào cơ cấu thu nhập có thể thấy hoạt động kinh doanh chủ yếu của ba ngân hàng ban đầu là hoạt động truyền thống, huy động vốn và cho vay. Từ năm 2006 đến 2009 thu nhập lãi thuần của SCB nằm trong khoảng từ 64% đến 84% tổng thu nhập hoạt động. Đến năm 2010, thu nhập từ lãi thuần chỉ đóng góp 30% tổng thu nhập, thay vào đó thì hoạt động dịch vụ chiếm hơn 69%. Hoạt động kinh doanh ngoại hối mang lại 13% tổng thu nhập 2009. Hai năm tiếp theo hoạt động này liên tục bị lỗ trong 3 quý đầu năm ( lần lượt là -18% và -13%) nhưng dường như đến cuối năm thì ngân hàng bù đắp được khoản lỗ này. Từ năm 2009, bắt đầu kinh doanh mua bán chứng khoán đầu tư, lỗ 3% năm 2010, đến quý 3/2011 thì đạt lợi nhuận 10%.
Thu nhập từ hoạt động truyền thống của TNB chiếm 75% năm 2006 đến 107%
năm 2010 và đến quý 3/2011 là 113% . Trong khi đó hoạt động kinh doanh ngoại hối lại lỗ liên tục trong năm 2010 và 3 quý đầu năm 2011 lần lượt là -12% và -16%, các hoạt động khác lỗ 7% năm 2010 và -11% trong 3 quý năm 2011. Mảng hoạt động dịch vụ vốn chiểm tỷ lệ khá cao trong năm 2006 11% tổng thu nhập nhưng trong 4 năm tiếp theo vẫn không có sự tiến triển nào, và chỉ được phát huy trở lại vào năm 2011, 3 quý năm 2011 thì hoạt động dịch vụ chiếm 17% tổng thu nhập. Hoạt động mua bán chứng khoán bắt đầu từ năm 2009 đạt 10% tổng thu nhập vào năm 2010 và lỗ 3% năm 2011
Ngân hàng FCB, thu nhập từ lãi thuần đột ngột giảm từ 95% năm 2008 còn 48%
năm 2010. Thay vào đó là lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh chiếm đến 42%
tổng thu nhập. Năm 2010 FCB còn nhận được nguồn thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.
Xét về mặt hiệu quả, suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ( ROE) của 3 ngân hàng vào cuối năm 2010 lần lượt là 5.9% (SCB), 10.26% (TNB) và 6.69% ( FCB) thấp hơn hẳn so với trung bình ngành là 10.53%. So với nhóm G12 thì sự cách biệt này càng lớn do bình quân ROE nhóm này là 15.98%. Xét về suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
thì FCB có ROA là 2.29% đứng thứ 6 toàn ngành, hai ngân hàng còn lại lần lượt là TNB đứng thứ 30/42 ROA là 1.24% và SCB với ROA là 0.49% đứng thứ 40/42.
Trong nhóm ba ngân hàng thì TNB có ROE cao nhất. Tuy nhiên, từ 2006 đến 2008 thì SCB có hiệu quả hơn TNB với ROE lần lượt là 15.1% năm 2006 và 16.5%
năm 2008 trong khi TNB tương ứng là 0.2% và 2.9%. từ năm 2009-2011 trong khi ROE của TNB ngày được cải thiện là 10.26% trong năm 2010 và 3 quý đầu năm 2011 là 11.3%. Thì ROE của SCB lại có sự giảm sút lần lượt là còn 6.9% năm 2009 và 5.9%
năm 2010. Tương tự như SCB thì FCB cũng có sự giảm sút ROE từ 8.57% năm 2008 còn 6.69% năm 2010.
Ngân hàng SCB công bố chỉ số CAR của mình năm 2010 là khoảng 10.32% và FCB lên đến 43.54%.
Vào cuối năm 2010, SCB có tỷ lệ nợ xấu lên tới 11.4% cao nhất toàn hệ thống và cách khá xa so với NH TMCP Gia Định, ngân hàng đứng thứ 2 toàn ngành về nợ xấu (4.07%). TNB và FCB có tỷ lệ nợ xấu lần lượt được công bố là 0.83% và 1.14% thấp hơn trung bình toàn ngành là 1.73%
Đến tháng 9/2011, tổng tài sản của SCB tăng thêm 18 nghìn tỷ đồng ( tăng gần 30%), trong đó cho vay thêm chỉ tăng thêm 8.6 nghìn tỷ, còn các khoản phải thu tăng lên 10.5 nghìn tỷ trong khi huy động vốn từ tiền gửi chỉ tăng 5.8 nghìn tỷ. Tại TNB, tổng huy động tiền gửi tăng lên 9.5 nghìn tỷ, trong khi đó cho vay giảm 1.6 nghìn tỷ, tài sản khác tăng lên 14.5 nghìn tỷ. Đối với FCB, trong 9 tháng 2011 tổng tài sản tăng lên 4.9 nghìn tỷ đồng tron khi đố cho vay chi tăng 282 tỷ đồng (9.6%), còn tài sản thì tăng lên 4.4 nghìn tỷ đồng hay 88.3%.
Những chỉ tiêu trên cho thấy tình hình hoạt động của ba ngân hàng không mang lại hiệu quả. Cả ba ngân hàng và đặc biệt là SCB với tỷ lệ nợ xấu cao, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động cao, dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn tài trợ cho các khoản cho vay dài hạn đã gây nên đều lâm vào nguy cơ mất khả năng thanh khoản. Nên hợp nhất là con đường duy nhất có thể giải quyết được tình trạng trên cho SCB, TNB và FCB.
3.3.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của SCB sau khi thực hiện hợp nhất:
Sau khi hợp nhất SCB trở thành ngân hàng có vốn điều lệ đứng thứ 2 trong hệ thống ngân hàng TMCP hiện nay. Được hỗ trợ tái cấp vốn 18,000 tỷ đồng từ NHNN để hỗ trợ thanh khoản.
Năm 2012, đây là năm đầu tiên sau sáp nhập, SCB triển khai chiến lược phát triển an toàn, bền vững, gia tăng quy mô vốn hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Năm 2012 SCB đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:
Giá trị tổng tài sản là 149,206 tỷ đồng tăng 4,391 tỷ đồng trong đó cho vay là 87,166 tỷ đồng, với nguồn vốn huy động tương ứng là 97,443 tỷ đồng.
Tổng tài sản năm 2013 tăng 21% so với năm 2012 và đến năm 2014 đạt 224,222 tỷ đồng, và các khoản cho vay năm 2013 tăng gấp 5 lần năm 2012, và đạt số 11,146 tỷ năm 2014 tăng thêm 1,813 tỷ ( 20% so với năm 2013).
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng SCB vẫn chưa có thể hiện được những hiệu quả như mong đợi qua những số liệu về tỷ lệ ROE và ROA, có sự suy giảm cua 2 tỷ lệ này qua các năm từ 2012-2015 sau khi hợp nhất. Nguyên nhân là do SCB mới thực hiện tái cơ cấu nên đi theo phương án tăng trưởng bền vững, tập trung vào việc xử lý nợ xấu nên lợi nhuận tạo ra ngân hàng dùng để trích lập dự phòng. Do chi phí trích lập dự phòng cao nên mặc dù doanh thu lãi thuần gia tăng so với tổng doanh thu từ lãi thuần của cả ba ngân hàng năm 2010 là 1,588 tỷ đồng và đến năm 2012 SCB có doanh thu lãi thuần đạt được 3,195 tỷ đồng thì lợi nhuận của ngân hàng vẫn giảm.
Kết thúc năm 2015, SCB đạt 110 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; ROA 0.03%;
ROE 0.54%; Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát là 0.34%. Vốn điều lệ đạt 14,295 tỷ đồng.
Nguồn: Báo cáo tài chính SCB Hình 3. 1 :Tỷ lệ ROE và ROA của SCB giai đoạn từ 2012-2015