M ột số bài học kinh nghiệm về hoạt động M&A trên thế giới

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG M&A VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

2.3. M ột số bài học kinh nghiệm về hoạt động M&A trên thế giới

2.3.1. Kinh nghiệm hợp nhất ngân hàng nhằm tăng quy mô hoạt động và duy trì sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống có thế mạnh:

Ngày 01/10/2005 Mitsubishi UFJ Financial Group ( MUFG) – Ngân hàng lớn nhất thế giới đã ra đời bởi sự sáp nhập giữa Mitsubishi Tokyo- ngân hàng lớn thứ hai với ngân hàng lớn thứ tư - UFJ của Nhật Bản tạo nên ngân hàng có tổng tài sản là 188,000 tỷ yên, quy mô hoạt động tương đương 1,770 tỷ USD và có hơn 40 triệu khách hàng, vượt qua Citigroup của Mỹ về giá trị tổng tài sản, trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới. Theo các nhà phân tích việc sáp nhập của UFJ và Mitsubishi Tokyo đã góp phần ổn định hệ thống tài chính Nhật Bản, sự kết hợp giữa thế mạnh của UFJ ở thị trường bán lẻ và các khu vực ngoài Tokyo cùng với thương hiệu quốc tế mối quan hệ trong giới chủ đại tập đoàn của Mitsubishi Tokyo sẽ giúp MUFG tạo nên một vị thế vững chắc trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Năm 2007, hai ngân hàng lớn của Châu Âu là ABN Amro của Hà Lan và Barclays của Anh chính thức sáp nhập với tên gọi mới Barclays PLC đặt trụ sở tại Amsterdam (Hà Lan) có tổng tài sản là 91 tỷ USD với 47 triệu khách hàng trên toàn cầu, đây được coi là thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngân hàng tại Châu Âu tại thời điểm đó. Tiếp sau đó ngân hàng này còn sáp nhập với Liên minh ngân hàng

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn Nợ quá hạn Tổng dư nợ

Hoàng gia Scotland RBS trở thành thương vụ sáp nhập có tổng giá trị 101 tỷ USD trở thành ngân hàng có quy mô hợp vốn lớn nhất Châu Âu.

2.3.2. Kinh nghiệm trở thành ngân hàng nội địa có lượng tiền gửi, vốn hóa thị trường lớn nhất:

Trong năm 2009, Bank of America đã lựa chọn ngân hàng mục tiêu là Merrill Lynch có những kinh doanh tương đồng với mình, bằng cách mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD để thực hiện tham vọng trở thành ngân hàng nội địa lớn nhất của Mỹ. Sau khi mua lại mặc nhiên Bank of America đã trở thành ngân hàng lớn nhất tại Mỹ tính theo số lượng tiền gửi, lượng vốn hóa thị trường nội địa và trở thành ngân hàng thành viện của tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ ( FDIC). Sau đó tiếp tục mua lại chi nhánh ABN Ampro tại Bắc Mỹ và tập đoàn tài chính Lasalle với trị giá 21 tỷ USD mua lại đại gia thẻ tín dụng MBNA với trị giá 35 tỷ USD. Bank of America thu được 90% lợi nhuận từ thị trường nội địa và tiếp tục duy trì mục tiêu trở thành ngân hàng nội địa lớn nhất ngành ngân hàng Mỹ.

2.3.3. Kinh nghiệm từ hỗ trợ xây dựng các thể chế tài chính lành mạnh, mua lại chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mở rộng mạng lưới hoạt động.

Ngân hàng ICBC ( International Commercial Bank of China). Ngân hàng ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp 2 lần trong 3 năm đầu thực hiện chiến lược và đã thu được giá trị giao dịch lên tới 4 tỷ nhân dân tệ ( tương đương 482 triệu USD) trong 1 ngày kể từ tháng 12 năm 2003. ICBC cũng dẫn đầu dịch vụ thanh toán trực tuyến cước điện thoại cố định và di động tại thị trường nội địa.

ICBC đã xâm nhập ra thị trường nước ngoài, như ICBC mở rộng mạng lưới từ việc mua lại chi nhánh ngân hàng Mỹ hoạt động trên thị trường Mỹ.

2.3.4. Kinh nghiệm mua lại tài sản và xử lý nợ xấu:

Chính phủ Trung Quốc chấp thuận giao cho ngành ngân hàng thành lập các công ty quản lý tài sản ( AMCs) để mua lại tài sản và xử lý nợ xấu cho các ngân hàng lớn.

Phương thức M&A được tiến hành bằng việc bán tài sản đi mua của ngân hàng và chuyển thành cổ phần, bán các tài sản và các cổ phần đã được hoán đổi. Tháng 5 năm 2000 chính phủ Trung Quốc đã cho phép các AMCs này bán các tài sản không sinh lời và các cổ phần đã được hoán đổi từ khoản nợ của công ty cho các nhà đầu tư nước

ngoài. Các giao dịch M&A lớn vẫn chưa xảy ra cho tới thời điểm đó. Đồng thời xử lý nợ xấu của các ngân hàng này bằng việc bán cổ phần của công ty AMCs cho các đối tác đầu tư.

Tháng 06/2004 hai ngân hàng China Construction Bank (CCB) và Bank of China ( BOC) đã xử lý 300 tỷ nhân dân tệ tương đương 36.2 tỷ USD nợ khó đòi, và giảm tỷ lệ nợ xấu từ 5.16% xuống còn 3.74%.

Tháng 5/2006 International Comercial Bank of China ( ICBC) cũng bán cổ phiếu ra công chúng và trở thành ngân hàng Trung Quốc có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất, chiếm khoảng 8.89 % vốn điều lệ. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng lên tới 10.26% và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 4.43%.

2.3.5. Kinh nghiệm khác về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng trên thế giới:

Hợp nhất giữa hai ngân hàng JP Morgan và Mahattan Chase thành công là nhờ (i) ngân hàng đã chú trọng đến nguồn lực con người; (ii) thông tin kịp thời; (iii) văn hóa công ty được coi trọng và xác định rõ mục tiêu.

Hợp nhất giữa ngân hàng ICICI và Rajasthan của Ấn Độ thất bại được giải thích bởi (i) công tác tư tưởng của phí ngân hàng Rajasthan không được triển khai kịp thời nhằm trấn an sự lo lắng của người lao động về khả năng có thể mất việc sau khi sáp nhập với ngân hàng ICICI; (ii) Văn hóa Ấn Độ rất đa dạng và phong phú, phân biệt tầng lớp và giai cấp vẫn ăn sâu vào tiềm thức người lao động. Do vậy sự hợp nhất giữa hai ngân hàng đã tạo ra làn sóng lớn phản đối vì sự khác biệt về văn hóa, tôngiáo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 :

Trong chương này của luận văn nêu ra những kiến thức sơ bộ về thuật ngữ M&A (M&A) và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, luận văn cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm từ các hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới để các NHTM Việt Nam vận dụng vào quá trình tái cơ cấu hệ thống tài chính thông qua hoạt động M&A nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tài liệu luận văn Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)