CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Đánh giá thang đo
4.2.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, tất cả 28 biến quan sát đo lường biến độc lập, 4 biến quan sát đo lường biến
phụ thuộc sự hài lòng và 4 biến quan sát đo lường biến phụ thuộc lòng trung thành đều được đưa vào phân tích EFA để xem sự hội tụ của các biến quan sát, từ đó khẳng định lại hoặc khám phá các nhân tố mới từ mô hình.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình phân tích EFA (Kaiser Meyer-Olkin) gồm kiểm định 3 nội dung sau: Kiểm định phương sai trích của các yếu tố (%
Cumulative variance); Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát (Bartlett's Test); Kiểm định trọng số nhân tố (factor loading).
4.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến độc lập
Tổng hợp các biến và thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập lần 1 và lần 2 được trình bày chi tiết tại Phụ lục 5, bảng kết quả các nhân tố tạo thành của biến độc lập được trình bày sau đây là kết quả Phân tích EFA lần 3 (lần cuối):
Bảng 4. 14 Kết quả kiểm định KMO, Bartlett Sig. và phương sai trích các yếu tố
Nhân tố Trị số Eigen Tỷ lệ (%) Phương sai trích các yếu tố (%)
Hệ số KMO
Barlett sig.
Nhân tố 1 8,2272 32,91 32,91
0,8844 0,0000
Nhân tố 2 2,8927 11,57 44,48
Nhân tố 3 1,6071 6,43 50,91
Nhân tố 4 1,3335 5,33 56,24
Nhân tố 5 1,0638 4,26 60,50
(Nguồn: tác giả tổng hợp kết quả phân tích từ phụ lục 5) Kết quả phân tích EFA lần 3, tại Bảng 4.14, giá trị Eigen dừng ở dòng nhân tố thứ 5 (Eigen=1,0638) là giá trị Eigen bé nhất mà lớn hơn 1, có nghĩa là có 5 nhân tố được tạo ra (do ngưỡng Eigenvalues >1). Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Bartlett's Test), kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0,8844>
0,5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0,000 < 0,05, (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể), nghĩa là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố.
Bảng 4. 15 Kết quả phân tích EFA các nhân tố tạo thành chất lượng dịch vụ
(Nguồn: tác giả tổng hợp kết quả phân tích từ phụ lục 5) Giá trị tổng phương sai trích tại dòng nhân tố thứ 5 là 60,50% (>50%), nghĩa là 5 nhân tố này này giải thích 60,50% biến thiên của dữ liệu. Trọng số nhân tố của các biến quan sát đều thỏa điều kiện lớn hơn 0,5 khi phân tích EFA.(xem Bảng 4.15) 4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc
Trích từ Phụ lục 5 về phân tích EFA cho biến phụ thuộc, kết quả phân tích các nhân tố khám phá Sự hài lòng và Lòng trung thành được trình bày ở Bảng 4.16 và Bảng 4.17 như sau:
Biến quan sát
Nhân tố 1
Nhân tố 2
Nhân tố 3
Nhân tố 4
Nhân tố 5
Cronbach’s Alpha
Tên nhân tố
DT2 0,6154
DT3 0,6362
DT4 0,6964
DT5 0,7806
DT6 0,7605
DT7 0,7034
QT1 0,7631
QT2 0,6731
QT3 0,6498
QT4 0,7949
QT5 0,7078
QT6 0,6837
HT3 0,6223
HT4 0,7974
HT5 0,7104
TT1 0,6688
TT2 0,6602
TT3 0,7476
TT6 0,5286
DU1 0,6798 DU2 0,5951 DU3 0,8003 DU4 0,7635 DU5 0,7284 DU6 0,5711
0,8576
Chất lượng tương tác
Chất lượng đáp ứng 0,8039
Chất lượng cơ sở hạ
tầng 0,8251 Chất lượng
quy trình 0,8521 Chất lượng
điều trị
0,7705
Bảng 4. 16Kết quả phân tích EFA thang đo Sự hài lòng Biến quan sát Nhân tố
Sự hài lòng
Cronbach’s Alpha
Tên nhân tố
HL1 0,8627
0,8835
Sự hài lòng của khách
hàng
HL2 0,8846
HL3 0,8818
HL4 0,8169
Trị số Eigen 2,9715 KMO 0,8195 Barlett sig. 0,0000 Phương sai trích (%) 74,29
(Nguồn: tác giả tổng hợp kết quả từ phụ lục 5) Bảng 4. 17 Kết quả phân tích EFA thang đo Lòng trung thành
Biến quan sát Nhân tố Lòng trung thành
Cronbach’s Alpha
Tên nhân tố
LTT1 0,8250
0,8976
Lòng trung thành của khách hàng
LTT2 0,8988
LTT3 0,8901
LTT4 0,8855
Eigen value 3,0649 KMO 0,8283 Barlett sig. 0,0000 Phương sai trích (%) 76,62
(Nguồn: tác giả tổng hợp số liệu phân tích từ phụ lục 5) Tại Bảng 4.16, mô hình rút trích ra 1 nhân tố có giá trị Eigen là 2,9715 > 1, kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát chỉ số KMO là 0,8195> 0,5 xác nhận dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0,000 < 0,05 (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể), tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố. Giá trị tổng phương sai trích là 74,29% (>50%), nghĩa là nhân tố này giải thích 74,29% biến thiên của dữ liệu.
Trọng số nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên nhân tố này được giữ nguyên.
Tại Bảng 4.17, mô hình rút trích ra 1 nhân tố có giá trị Eigen là 3,0649 > 1, kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát chỉ số KMO là 0,8283> 0,5 chứng
tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Barlett’s với mức ý nghĩa (p_value) sig = 0,000 < 0,05, (bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể), tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố. Giá trị tổng phương sai trích là 76,62% (>50%), nghĩa là nhân tố này này giải thích 76,62% biến thiên của dữ liệu.
Trọng số nhân tố đều lớn hơn 0,5 nên nhân tố này được giữ nguyên.