CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
NamĐàn là huyện nửa đồng bằng, nửa đồi núi thuộc tỉnh Nghệ An, Trung tâm huyện cách thành phố Vinh 20 km về phía tây, nằm trong tọa độ từ 18o 30’ đến 18047’
vĩ độ bắc, từ 105025’ đến 105031’ kinh độ đông. Ranh giới hành chính của huyện:
Phía bắc giáp huyện Nghi Lộc và Đô Lương.
Phía nam giáp huyện Hương Sơn và Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh.
Phía tây giáp huyện Thanh Chương.
Phíađông giáp huyện Hưng Nguyên.
Huyện Nam Đàn có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đi qua (QL 46, QL 15A, TL 539, TL 540) nối vùng đồng bằng Nghệ An với các huyện miền núi phía tây, Hệ thống giao thông liên xã phần lớn được trải nhựa hoặc bê tông…tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương, giao lưu, trao đổi hàng hoá nông sản giữa Nam Đàn với các vùng trong và ngoài tỉnh.
Là quê hương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Nam Đàn được xác định là vùng trọng điểm phát triển du lịch. Vì vậy, việc phát triển kinh tế cần gắn với du lịch, cùng với Vinh, Cửa Lò tạo thành tam giác phát triển du lịch của Nghệ An và Bắc trung bộ.
2.1.1.2 Địa hình
-Nam Đàn nằm giữa hai dãy núiĐại Huệ ở phía bắc và dãy núi Thiên Nhẫn ở phía tây tạo ra thung lũng, đồng bằng hình tam giác, có sông Lam chảy dọc theo hướng tây bắc -đông nam, chia huyện thành 2 vùng,đó là tả ngạn và hữu ngạn sông Lam.
- Địa hình đồng bằng: có độ dốc < 8 0, độ cao trung bình khoảng 10 - 20 m so với mực nước biển và được phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Lam, sông Đào. Phần lớn diện tích đất ở đây được khai thác để sản xuất nông nghiệp. Cây trồng chính là các loại cây lương thực (lúa ngô), các loại rau, đậu đỗ, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.
Đại học Kinh tế Huế
-Địa hìnhđồi núi:
+ Địa hìnhđồi núi thấp, có độ chia cắt trung bình, lượn sóng, độ dốc trung bình khoảng 8 – 150, hướng dốc không ổn định. Độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 120 – 150 m, đất đai ở vùng này được trồng chủ yếu là các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Địa hình đồi núi cao: gồm khu vực sườn phía nam dãy núi Đại Huệ và khu vực sườn phía đông bắc dãy núi Thiên Nhẫn. Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn hơn 250,đất đaiở đây chủ yếu trồng rừng.
2.1.1.3 Khí hậu
Nam Đàn nằm trong vùng Bắc trung bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, và gió nóng tây Nam. Mùa hè khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng; mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Từ tháng 11 đến tháng 12 thời tiết thường khô hanh, từ tháng 1 đến tháng 3 thường lạnh và mưa phùn kéo dài.
- Nhiệt độ: Tổng tích ôn trong năm tương đối cao, khoảng 8.100 - 8.500 0C.
Hàng năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình ≥ 25 0C (từ tháng 5 đến tháng 9), nhiệt độ này thích hợp với cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7; trung bình 29,2 - 29,6 0C. Có 3 tháng nhiệt độ trung bình ≤ 20 0C (các tháng 12, 1, 2), đây là nhiệt độ hoàn toàn phù hợp với cây trồng chịu lạnh, là điều kiện thích hợp để phát triển cây vụ đông. Mùa đông lạnh và có sương muối, nhiệt độ trung bình 17 - 190C, có năm nhiệt độ xuống thấp 6,80C.
- Lượng mưa: Về chế độ mưa theo mùa rõ rệt, tổng lượng mưa bình quân năm trên 1.900 mm, trung bình tháng 165 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố trong năm không đều. Lượng mưa lớn nhất tập trung vào tháng 9 bình quânđạt 490 mm, tháng 10 đạt 427 mm thường gây ngập úng cho hoa màu vụ đông, đặc biệt là các xã vùng trũng thấp (hữu ngạn sông Lam). Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ít mưa và chỉ chiếm khoảng 11% lượng mưa năm, trung bình đạt 44- 46 mm/tháng, gây hạn cho các vùng cao.
Hàng năm có khoảng 130-138 ngày có mưa. Mưa lớn ảnh hưởng tới cây trồng ở
Đại học Kinh tế Huế
thời kỳ thu hoạch vụ hè thu và cây trồng vụ đông thời kỳ cây con. Vì vậy, cần nắm được diễn biến của lượng mưa để có kế hoạch tưới, tiêu, chống hạn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế tác hại của mưa, đồng thời phát huy lợi thế để bố trí thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp, đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Thời gian chiếu sáng: Tổng số giờ nắng trong năm trên 1.500 giờ, tháng cósố giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 (TBNN 205 giờ), tháng 2 có số giờ nắng ít nhất 48 giờ), số ngày không có nắng trung bình năm là 83 ngày, bức xạ mặt trời là 225 - 235 Kcal/cm3
-Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%. Tháng 3 và tháng 4 thường có mưa phùn kéo dài nhiều ngày làm cho độ ẩm gần như bão hoà, đây là những tháng có độ ẩm trung bình cao nhất trong năm với độ ẩm ≈ 91%, diễn biến của độ ẩm cao cùng với tiết trời âm u là điều kiện thuận lợi để một số sâu bệnh hại cây trồng xuất hiện vào vụ xuân. Vào những ngày hanh heo hoặc những ngày có gió tây nam khô nóng, độ ẩm không khí xuống thấp, có năm xuống tới 60% (thường xẩy ra vào tháng 6, 7 và 12).
- Lượng bốc hơi: Trung bình hàng năm khoảng 944 mm. Các tháng 5, 6,7 lượng bốc hơi lớn, kết hợp nền nhiệt độ cao và gió tây nam khô nóng thường gây hạn cho vụ hè, vì vậy cần có kế hoạch chủ động tích trữ nguồn nước ở các hồ đập, nạo vét kênh mương để chống hạn cho cây trồng.
- Chế độ gió: Nam Đàn chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu sau:
+ Gió tây nam: Gió tây nam vào mùa hè thường kèm theo khô nóng, độ ẩm không khí thấp, xuất hiện từ trung tuần tháng 4 đến cuối tháng 7, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
+ Gió đông bắc: Gió đông bắc xuất hiện hầu hết các tháng trong năm, nhưng xuất hiện mạnh nhất kèm theo nền nhiệt độ thấp gây rét lạnh và thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhìn chung, khí hậu vùng Nam Đàn tương đối thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng, nhưng có một số thời điểm dị thường không thuận cho sản xuất
Đại học Kinh tế Huế
nông nghiệp như mưa bão, rét đậm, gió nóng tây nam… xảy ra, cần có các giải pháp chủ động phòng tránh.
2.1.1.4 Tài nguyên nước- thuỷ lợi
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông Lam và một số sông đào chảy qua các xã vùng tả ngạn, đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của huyện Nam Đàn. Ngoài ra toàn huyện còn có hơn 40 hồ đập chứa nước với trữ lượng 19.600 ngàn m3, 84 trạm bơm tưới, trên 628,2 km kênh mương các loại, trong đó 327 km kênh mương các loại được kiên cố hoá, diện tích tưới tiêu chủ động đạt khoảng 70 % tổng diện tích canh tác.
Hệ thống tiêu úng trên địa bàn huyện bao gồm các kênh: Thiên Nhẫn, Bàu Láng, Bàu nón, Sông Đào, Lam Trà, Bàu Trường, Bàu Quan với tổng chiều dài 45,6 km, phục vụ tiêu úng cho khoảng 3.000 ha. Tuy nhiên tốc độ tiêu úng chậm, đặc biệt là vùng 5 xã bên hữu ngạn sông Lam.
2.1.1.5 Tài nguyên đất
Đất đai là một trong những yếu tố hết sức quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp, là căn cứ để xác định cây trồng và cơ cấu cây trồng. Muốn có một phương án sử dụng đất tốt trước hết phải nắm được tài nguyên đất một cách chính xác về số lượng và chất lượng.
Nam Đàn có 13 loại đất chính được chia thành 5 nhóm:
+ Nhóm cát thô ven sông: Có diện tích 384 ha, chiếm 1,3% tổng diện tích toàn huyện, phân bố rải rác ở các xã ven sông Lam. Bãi cát thô chỉ phù hợp cho khai thác làm vật liệu xây dựng. Một số ít diện tích cát mịn có thể trồng các loại dưa hấu, bí đỏ.
+ Nhóm đất phù sa: có diện tích 10.282 ha, chiếm 34,84% diện tích toàn huyện.
Nhóm này có 5 loại đất chính là: Đất phù sa được bồi hàng năm 1.795 ha, có phản ứng trung tính đến ít chua, thích hợp cho trồng 2 vụ lúa; đất phù sa không được bồi 1.562 ha chủ yếu tập trung ở các xã tả ngạn sông Lam thích hợp với cây trồng cạn; đất phù sa glây 5.241 ha, một số vùng tiêu nước kém, nằm ở các vùng hữu ngạn sông Lam; đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng 1.647 ha, thích hợp trồng màu; đất phù sa úng nước 37
Đại học Kinh tế Huế
Các loại đất trên có nguồn gốc phù sa, thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ.
Phần lớn diện tích đất phù sa được sử dụng cấy lúa nước 2 vụ, một số vùng trũng kết hợp nuôi cá, một số diện tích chuyên canh cho cây màu, chủ yếu là trồng ngô, đậu, vừng tập trung dọc hai bên bờ sông Lam.
+ Nhóm đất xám bạc màu: Có diện tích 2.485 ha, chiếm 8,41% diện tích toàn huyện. Nhóm này có 3 loại đất chính là: đất xám trên phù sa cổ 18 ha; đất xám bạc màu trên phù sa cổ 1.858 ha; đất xám bạc màu 609 ha. Nhóm đất này có thành phần cơ giới cát pha, cấu tượng rời rạc, do bị rửa trôi nên bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng.
Phần lớn đất xám bạc màu được cấy 2 vụ lúa, một số diện tích trồng các loại cây màu ngắn ngày.
+ Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 11.302 ha, chiếm 38,28% diện tích toàn huyện. Nhóm này có 3 loại chính:
- Đất đỏ vàng trên đá sét 7.101 ha, phần lớn diện tích có độ dốc cao, tầng đất mỏng, chỉ thích hợp cho trồng rừng. Chỉ có khoảng 1.000 ha có độ dốc < 18 độ có thể sử dụng trồng cây ăn quả.
- Đất đỏ vàng trên đá Macma axit 3.596 ha, phần lớn có độ dốc >18 độ, tầng mỏng, chỉ phù hợp trồngrừng.
-Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 605 ha, đất có thành phần cơ giới nhẹ, phản ứng chua, nghèo các chất dinh dưỡng, chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu đỗ.
+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 112 ha, chủ yếu bố trí cây trồng cạn.
Do tính chất cấu tạo địa chất và địa hình bị chia cắt nên Nam Đàn mang đặc điểm phức tạp về cơ cấu chủng loại đất bao gồm một số loại đất có chất lượng tương đối cao như đất phù sa, nhưng cũng có một số loại đất có chất lượng kém như đất cát thô, đất phèn, đất cát sỏi.v.v.
2.1.1.6 Tài nguyên khoáng sản
Vật liệu xây dựng: Khai thác cát sỏi ở sông Lam, sản xuất vật liệu xây dựng ở Nam Thái; khai thác Đá granit, Riolit, phiến thạch sét ở dãy núi Đại Huệ và Thiên
Đại học Kinh tế Huế
Nhẫn với trữ lượng rất lớn, song hiện nay chỉ mới khai thác số lượng rất nhỏ tại xã Nam Giang. Ngoài ra Nam Đàn còn có mỏ sắt, mangan ở dãy núi Thiên Nhẫn, mỏ QuắcZit ở Nam Anh (Đại Huệ), tuy nhiên trữ lượng không lớn.
2.1.1.7 Tài nguyên nhân văn và cảnh quan môi trường
Nam Đàn có cảnh quan môi trường rất đẹp, nên thơ. Đặc biệt huyện có khu du di tích Kim Liên thuộc xã Kim Liên, quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh và 6 di tích lịch sử được Bộ Văn hoá công nhận do vậy Nam Đàn được coi là trọng điểm du lịch đứng thứ hai của tỉnh Nghệ An.
Người dân Nam Đàn cần cù chịu khó, đức độ, sáng tạo, giàu truyền thống cách mạng, có tinh thần đoàn kết cao.
2.1.1.8 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi
- NamĐàn là huyện có vị trí địa lý, hệ thống giao thông thuỷ, bộ khá thuận lợi tạo khả năng lớn cho lưu thông hàng hoá, tạo điều kiện phát triển kinh tế
- Đất đai, địa hìnhđa dạng, chủ yếu làđất thịt, thịt nhẹ và cát pha phù hợp với khá nhiều loại cây trồng. Phần lớn diện tích đất sản xuất có khả năng thâm canh tăng vụ, đặc biệt là còn có khả năng mở rộng diện tích cây vụ đông và một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao khác.
- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng trọt 3 vụ trong một năm, có điều kiện phát triển nhiều loại cây trồng đa dạng, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú. Hệ thống tưới tiêu của huyện tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo chủ động tưới tiêu hơn 70 diện tích canh tác của vùng.
* Một số khó khăn
- Chế độ khí hậu khắc nghiệt và phức tạp, địa hình phân cắt mạnh là nguyên nhân gây nên thiên tai như: bão lụt, sạt lở đất, giólào khô nóng, hạn hán, ..
- Sản xuất còn manh mún, chưa tạo ra được vùng thâm canh tập chung để có khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cho việc lưu thông vận tải và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đại học Kinh tế Huế
-Đất đai nghèo dinh dưỡng, hay bị xói mòn rửa trôi bạc màu hóa;
- Diễn biến khí hậu thất thường, thiên tai lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại hạn chế đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.