CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN NAM ĐÀN
3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác
3.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất
- Cần áp dụng đồng bộ các chính sách về đất đai, môi trường cụ thể hóa các điều khoản của luật, các văn bản dưới luật cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Thực hiện công tác quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường theo đúng pháp luật của Nhànước.
-Cần sự quy hoạch và có kế hoạch trong việc sử dụng đất. Thực hiện tốt các chính sách khuyến nông, có những chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất.
Có những chính sách khuyến khích ưu tiên những người vay vốn để phát triển nông nghiệp với lãi suất thấp
Thực hiện tốt luật đất đai, khuyến khích người dân đâu tư vào sản xuất.
Đặc biệt khuyến khích hình thức hình thức chuyển đổi ruộng đất thành những thửa đất có diện tích lớn hơn, tránh tình trạng đất manh mún nhỏ lẻ, tạo điều kiện cơ giới hoá đồng ruộng
Hạn chế việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang các mục đích khác
Đại học Kinh tế Huế
3.2.2.2 Các giải pháp về quản lý đất đai
Nhà nước giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho nông dân, nên việc tăng cường quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất nông ngiệp nói riêng là rất cần thiết và tất yếu. Các cơ qua chức năng của huyện, xã cần:
-Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch và thực hiện quy hoạch các loại cây trồng. Ưu tiên quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trênđơn vị diện tích, đầu tưxây dựng cánh đồng có thu nhập cao. Có quyết sách đột phá khâu công tác quảnlý việc sử dụng, tích tụ đất đai nông nghiệp theo hướng:
+ Hạn chế tối đa lấy đất nông nghiệp trồng lúa và cây lương thực cho mục đích công nghiệp và đô thị hoá. Huy động tối đa nguồn nhân lực, vốn để cải tạo, khai thác đất trống đồi núi trọc để trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh nhằm tăng độ che phủ đất rừng, bảo vệ tài nguyên đất và điều hòa khí hậu thời tiết.
+ Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở quy mô tương đối lớn, (ví dụ hàng chục, hàng trăm ha) cần phải trình UBND tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng để khai thác sử dụng đất đai, hoạt đồng kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường theo hướng hiệu quả và bền vững
- Các ngành, các cấp cần tiến hành lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường chi tiết theo chức năng nhiệm vụ được giao, tính toán các mặt liên quan như vốn, nhân lực, thời gian tiến hành..
Căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, rà soát lại quy hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương để tổ chức thực hiện.
- Ưu tiên đầu tư cho các công trình mang tính chất đột phá để phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.
- Có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, lao động và việc làm cho người có đất bị thu hồi để giải quyết số lao động dư thừa.
Đại học Kinh tế Huế
- Khen thưởng kịp thời cho đơn vị, cá nhân sử dụng đất đúng quy hoạch, đúng pháp luật, không gây ô nhiễm môi trường, cho hiệu quả cao. Đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp sử dụng đất sai mục đích, gây ô nhiễm môi trường.
3.2.2.3 Khoa học kỹ thuật
- Khuyến khích các hộ nông dân sử dụng các giống cây trồng mới, đưa các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt vào trồng phổ biến trên địa bàn, ứng dụng các biện pháp canh tác mới, đồng thời gắn với công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
- Có chính sách hỗ trợ cho nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; triển khai xây dựng nhiều mô hình sản xuất có thu nhập cao trên 50 triệu đồng/ha/năm theo hướng “Đa cây, đa con, đa thời vụ” bằng các cây trồng có giá trị kinh tế cao, trên cơ sở đó lựa chọn các mô hình có hiệu quả cao làm điểm trình diễn về kỹ thuật để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, phổ biến rộng rãi các phương pháp bảo vệ thực vật tiên tiến (IPM) áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
3.2.2.4 Khuyến khích thành lập các HTX dịch vụ nông nghiệp
- Khuyến khích xây dựng các tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trong các nông hộ, trên cơ sở liên kết hợp tác, tự nguyện giữa các hộ, trang trại dưới nhiều hình thức. Hợp tác xã phải đảm nhiệm làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
- Hướng dẫn nông dân ứng dụng khoa học - công nghệ mới, liên kết với các doanh nghiệp để tìm thị trường tiêu thụ nông sản.
- Khuyến khích và tư vấn cho các nông hộ đầu tư, xây dựng các trang trại sản xuất nông- ngư nghiệp với nhiều kiểu hình; trong đó chú trọng đến kiểu hình trang trại tổng hợp nhằm tận dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Đại học Kinh tế Huế
3.2.2.5 Đổi mới về chính sách hỗ trợ đầu tư
- Ban hành cơ chế hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ cao, đặc biệt là khâu giống cây trồng mới. Ưu tiên chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình có thu nhập cao,để khuyến cáo nhân rộng ra sản xuất.
- Tiếp tục hỗ trợ xây dựng các công trình thuỷ lợi, bê tông hoá kênh mương; kéo điện ra đồng, hỗ trợ xây dựng giếng khoan ở những vùng đầu tưxây dựng cánh đồng thu nhập cao.
- Hỗ trợ mua máy càyđa chức năng cho nông dân ứng dụng cơ giới hoá, đặc biệt là khâu làmđất, thu hoạch và sấychế biến nông sản.
- Có kế hoạch ưu tiên phát triển từng loại cây trồng cụ thể trong từng giai đoạn để có biện pháp điều phối, hỗ trợ kịp thời theo định hướng chuyển đổi;
Dành một tỷ lệ ngân sách thích hợp phục vụ cho công tác nghiên cứu áp dụng các tiếnbộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất.
3.2.2.6 Mở rộng và tìm kiếm thị trường
- Củng cố mạng lưới thương nghiệp, phát triển chợ nông thôn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ hàng hoá sản xuất của huyện. Mở rộng liên kết với các tỉnh, địa phương khác để liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau, nhằm tạo thị trường ổn định cho sản phẩm của nông dân trong huyện.
- Kiểm soát và tạo lập thị trường nông sản nông thôn một cách bình đẳng và ổn định. Hướng nông dân tập trung sản xuất vào những sản phẩm đã có các nhà máy chế biến trong huyện và vùng lân cận; Dự báo và điều tiết cơ cấu diện tích cây trồng theo sự biến động giá cả nông sản.
3.2.2.7 Các giải pháp đối với nông hộ
Gieo trồng đúng thời vụ, phải theo đúng quy trình và kỹ thuật của cán bộ khuyến nông.
Phải có chế độ phân bón và chăm sóc hợp lý, đúng thời gian quy định, kết hợp giữa phân chuồng và phân vô cơ. Phun thuốc đúng liều lượng, tránh dùng
Đại học Kinh tế Huế
quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật vừa gây hại cho đất vừa làmảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Khai thác và sử dụng đất một cách triệt để, tiết kiệm, hợp lý, có ý thức bảo vệ môi trường.
Các hộ cần tham gia các lớp tập huấn do xã tổ chức để tiếp thu kinh nghiệm sản xuất.
Đại học Kinh tế Huế
PHẦN III