Cơ cấu diện tích đất canh tác huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC

2.2 Tình hình sử dụng đất canh tác huyện Nam Đàn

2.2.2 Cơ cấu diện tích đất canh tác huyện Nam Đàn

Qua số liệu phân tích ở bảng 5, ta thấy đất canh tác của huyện có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2008 là 10.047,76 ha, năm 2009 là 9.578,20 ha, năm 2010 là 9.330,86 ha. So với năm 2008 thì năm 2009 giảm 469,56 ha tương ứng giảm 4,67%.

Năm 2010 so với năm 2009 giảm 247,34 ha tươngứng giảm 2,58%.

Diện tích trồng lúa vẫn chiếm phần lớn nhưng ngày càng đang có xu hướng giảm xuống. Cụ thể, năm 2008 là 7.647,25 ha, năm 2009 là 7.248,93 ha, năm 2009 giảm 425,32 ha tương ứng giảm 5,54%, năm 2010 giảm 190,86 ha tương ứng giảm 2.63% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ cây lương thực vẫn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất của người dân và đảm bảo nhu cầu lương thực cũng cuộc sống hằng ngày của người dân.

Đại học Kinh tế Huế

Trong đất trồng lúa thì ruộng hai vụ chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2008là 7.239,66 ha (chiếm 94,34 % diện tích đất trồng lúa), năm 2009 là 7.116,97 ha ( chiếm 98,18%

diện tích đất trồng lúa). So với năm 2008 thì năm 2009 giảm 122,69 ha tương ứng giảm 1,69%. Năm 2010 so với năm 2009 giảm 179,58 ha tương ứng giảm 2,52%.

Nguyên nhân là do chuyển một phần đất làm lúa sang đất trồng cây lâu năm, hoặc đất nuôi trồng thuỷ sản,hoặc đất lúa cá, đấtnông nghiệp khác.

Diện tích ruộng một vụ năm 2008 là 434,59 ha chiếm 5,66% diện tích đất trồng lúa. Đến năm 2009, 2010 thì diện tích ruộng một vụ chiếm tỷ lệ rất ít chỉ khoảng 1,8%

diện tích đất trồng lúa. Đó là quá trình chuyển sang lúa hai vụ hoặc nuôi trồng thuỷ sản.

Diện tích đất trồng cây hàng năm khác đang có xu hướng giảm qua các năm.

Hiện nay đất trồng cây hàng năm khác đang được nhân dân sử dụng để trồng màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày, hiệu quả kinh tế của các loại cây này đã được nâng lên do nhân dân trong huyện đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, đặc biệt là sử dụng các loại giống cây trồng cho năng suất cao, ổn định, chống chịu được sâu bệnh. Năm 2008 diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 2.314,02 ha (chiếm 23,03% diện tích đất canh tác), năm 2009 là 2.269,78 ha (chiếm 23,70%), năm 2010 là 2.213,30 ha ( chiếm 23,72%). Năm 2009 so với năm 2008 giảm 44,24 ha tương ứng giảm 1,91%, năm 2010 so với năm 2009 giảm 56,48 ha tương ứng giảm 2,49%. Nguyên nhân là do chuyển một phần đất trồng cây hàng năm khác sang trồng đất cây lâu năm và đất phi nông nghiệp.

Để thấy rõ hơn quy mô, cơ cấu đất canh tác huyện nam đàn, chúng ta xem xét một số chỉ tiêu bình quân:

Bình quânđất canh tác trên một hộ có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2008 là 0,27 ha, năm 2009 là 0,26 ha, đến năm 2010 giảm xuống còn 0,24 ha trên một hộ.

nguyên nhân là số hộ tăng lên do tách hộ mặt khác diện tích đất canh tác giảm xuống do chuyển đổimục đích sử dụng.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 5: Cơ cấu đất canh tác huyện Nam Đàn qua 3 năm 2008 - 2010

(Nguồn: Phòng tàinguyên và môi trườnghuyện Nam Đàn)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So Sánh

2009/2008 2010/2009

DT( ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) +/- % +/- %

1. Tổng diện tích đất canh tác 10.047,76 100,00 9.578,20 100,00 9.330,86 100,00 -469,56 -4,67 -247,34 -2,58 1.1 Đất trồng lúa 7.674,25 76,38 7.248,93 75,68 7.058,07 75,64 -425,32 -5,54 -190,86 -2,63 - Ruộng 2 vụ 7.239,66 94,34 7.116,97 98,18 6.937,39 98,29 -122,69 -1,69 -179,58 -2,52

- Ruộng 1 vụ 434,59 5,66 131,96 1,82 127,67 1,81 -302,63 -69,64 -4,29 -3,25

1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 59,49 0,59 59,49 0,62 59,49 0,64 0,00 0,00 0,00 0,00 1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2.314,02 23,03 2.269,78 23,70 2.213,30 23,72 -44,24 -1,91 -56,48 -2,49 -Đất bằng trồng cây hàng năm khác 2.272,77 98,22 2.228,53 98,18 2.172,05 98,14 -44,24 -1,95 -56,48 -2,53 -Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 41,25 1,78 41,25 1,82 41,25 1,86 0,00 0,00 0,00 0,00 2. Một số chỉ tiêu bình quân

2.1 Đất canh tác/hộ 0,27 - 0,26 - 0,24 - -0,01 -5,06 -0,02 -8,34

2.2 Đất canh tác / LĐ 0,11 - 0,10 - 0,10 - -0,01 -5,73 0,00 0,00

2.3 Đất canh tác/hộ NN 0,40 - 0,38 - 0,38 - -0,01 -3,36 0,00 0,00

2.4 Đất canh tác/LĐNN Đại học Kinh tế Huế0,13 - 0,12 - 0,12 - -0,01 -7,69 0,00 0,00

Bình quân diện tích đất canh tác trên một lao động của huyện cũng có xu hướng giảm xuống qua 3 năm. Cụ thể năm 2008 là 0,11 ha, năm 2009 là 0,10 ha, sang năm 2010 bình quânđất canh tác trên lao động đã chững lại không giảm xuống nữa. Điều này là do lúc đầu số lao động không ngừng tăng lên trong khi diện tích đất canh tác có xu hướng giảm xuống.

Bình quân diện tích đất canh tác trên hộ nông nghiệp cũng có xu hướng giảm xuống qua 3 năm. Cụ thể năm 2008 là 0,40 ha, năm 2009 là 0,38 ha, năm 2010 là 0,38 ha. Mặc dù số hộ nông nghiệp đã có xu hướng giảm nhưng mức độ giảm của diện tích đất canh tác lớn hơn mức độ giảm của hộ nông nghiệp. Tương tự như vậy bình quân diện tích đất canh tác trên lao động nông nghiệp cũng giảm xuống qua 3 năm.

Như vậy, bình quân diện tích đất canh tác trên lao động nông nghiệp còn thấp chỉ 0,12 ha ( năm 2010), cùng với tình trạng đất canh tác phân tán, manh mún nhiều ô thửa nhỏ, đây là điều kiện không mấy thuận lợi để tiến hành sản xuất cơ giới, ápdụng khoa học công nghệ để đầu tư thâm canh tăng tính hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, việc tập trung ruộng đất quy hoach tổng thể là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng đất chưa đúng với tiềm năng hay lạm dụng các loại thuốc hoá học nhiều đã gây ra lãng phíđất đai và không bền vững. Do vậy phải thường xuyên bồi dưỡng đất đai, nâng cao độ phì của đất, sử dụng đất có lồng ghép yếu tố môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)