CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC
2.2 Tình hình sử dụng đất canh tác huyện Nam Đàn
2.2.3 Cơ cấu các loại cây trồng hàng năm của huyện Nam Đàn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, mạng lưới giao thông được hoàn thiện, nguồn nước được cung cấp đầy đủ, trình độ của người dân địa phương ngày được nâng cao đã làm cho nền nông nghiệp có những tiến bộ rõ rệt. Trên địa bàn huyện hệ thống cây trồng hiện nay rất đa dạng và phong phú, việc sản xuất có thể tiến hành 2, 3 vụ và trồng rau quanh năm, nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà năng suất, sản lượng cây trồng ngày càng cao.
Qua bảng số liệu ta thấy, diện tích gieo trồng của huyện có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, năm 2008 diện tích gieo trồng là 25.238 ha, năm 2009 là 25.057 ha. So với năm 2008 thì năm 2009 giảm 181 ha hay giảm 0,71%. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1.828 ha tương ứng tăng 7,29%. Sự tăng lên của diện tích gieo trồng đã dẫn
Đại học Kinh tế Huế
đến sự tăng lên của hệ số sử dụng đất. Năm 2008 hệ số sử dụng đất là 2,51 lần, năm 2009 là 2,62 lần, năm 2010 là 2,88 lần. Hệ số sử dụng đất tăng lên là điều rất tốt, đây là kết quả của việc thâm canh tăng vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất.
Trong tổng diện tích gieo trồng thì Lúa và Ngô là hai cây trồng chủ lực của huyện.
Diện tích cây lương thực có xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Năm 2008đạt 17.062 ha, năm 2009 chỉ đạt 16.983 ha. Tuy nhiên, sản lượng lương thực có xu hướng tăng lên năm 2010 (17.443 ha).
- Cây lúa: Diện tích lúa cả năm dao động từ 12.400 - 12.900 ha, trongđó diện tích lúa lai chiếm khoảng 45- 48 % tổng diện tích. Tổng diện tích lúa vụ xuân gieo cấy năm 2009 đạt 6.571 ha, tăng 64 ha so với năm 2008, trong đó diện tích lúa lai đạt 4591.3 ha, chiếm 65.5% diện tích lúa xuân. Năm 2010 tổng diện tích lúa vụ xuân đã gieo trồng là 6.526 ha, tăng 73 ha so với năm 2008. Năng suất lúa bình quân đạt trên 63.90 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với cùng kỳ, đây là vụ xuân có năng suấst cao nhất từ trước đến nay.
Về giống lúa: Lúa lai bao gồm các giống Nhị ưu 838, Khải Phong 1, Dương Quang 18, Nghi Hương 2308, Syn6, TH3-3…nhìn chung các giống lúa lai cho năng suất khá. Tuy nhiên, xảy ra tình trạng loạn giống, huyện chưa xác định được bộ giống lúa lai chủ lực, nên trên cùng cánh đồng gieo cấy quá nhiều giống, dẫn đến khó bố trí thời vụ. Đặc biệt là việc điều tiết nước rất phức tạp, công tác quản lý sâu bệnh hại trở nên rất khó khăn. Bên cạnh đó diện tích lúa chất lượng cao rất ít, trong lúc nhu cầu tiêu thụ gạo chất lượng cao ngày càng nhiều.
Lúa thuần chủ yếu là KD18, Nếp 352, NA1 bố trí chủ yếu ở vùng trũng để chủ động làm hè thu sớm và một số diện tích ở vùng vàn cao không chủ động nước.
Diện tích gieo trồng vụ hè thu đạt 6.425.8 ha, tăng 58 ha so với năm 2008. Hè thu 2009 thời tiết đầuvụ thuận lợi, lúa sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất bình quânđạt 51,8 tạ/ha, cao hơn hè thu năm 2008 là 1.67 tạ/ha. Năm 2010 đạt 53.2 tạ/ha tăng hơn hè thu năm 2009 là 2 tạ/ha.
Về cơ cấu giống, chủ yếu là các giống lúa thuần gồm Khang Dân 18, NA1, Nếp 352, HT1 ngoài ra các HTX đã tổ chức đưa một số giống lúa lai như TH 3-3, Việt
Đại học Kinh tế Huế
lai 20 vào sản xuất. Đối với vùng trũng cơ cấu chủ yếu giống ngắn ngày NA1, đảm bảo thu hoạch an toàn trước mùa mưa lũ.
- Cây ngô: Diện tích ngô cả năm dao động từ 4.000 - 5.000 ha. Diện tích ngô biến động chủ yếu là ngô vụ đông. Năng suất ngô dao động từ 35- 45 tạ/ha. Năm 2010 năng suất ngô bình quânđạt cao nhất từ trước đến nay, đạt trên 45 tạ/ha. Cây ngô đang trở thành cây trồng chính trên chân đất màu và đất bãi thuộc các xã dọc hai bờ sông Lam. Trong những năm gần đây trên địa bàn huyện đã sử dụng nhiều loại giống ngô mới có năng suất cao như B06, NK66, LVN 14. Vùng bãi thấp bố trí bằng các loại giống ngô nếp trồng muộn, sau khi thu hoạch ngô vụ đông gieo lạc vụ xuân.
- Cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, đậu đỗ, ớt cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu diện tích gieo trồng của huyện.
+ Cây lạc: Diện tích lạc hàng năm ổn định 1.850 - 1.900 ha. Năng suất lạc có xu hướng tăngđều qua các năm, năm 2005đạt 15 tạ/ha, đến 2010 đạt 24 tạ/ha.
+Đậu đỗ: Diện tích đậu đỗ dao động từ 1.200 –1.500 ha, riêng năm 2008 diện tích đậu đỗ giảm mạnh, nguyên nhân do vụ hè thu nắng hạn kéo dài, một số diện tích đậu bị chết. Trong những năm qua diện tích đậu xanh có xu hướng tăng nhanh, diện tíchđậu tương có chiều hướng giảm mạnh. Năng suất dao động từ 8 –10 tạ/ha.
+ Cây vừng: Diện tích vừng hàng năm biến động lớn, năm 2005 đạt 182 ha, năm 2006 đạt 125 ha, năm 2008 đạt 191 ha, Năm 2010 đạt 250 ha. Năng suất bình quânđạt 8- 12 tạ/ha, Diện tích vừng năm 2010 đạt 250 ha, năng suất đạt 12 tạ/ha. Cây Vừng chủ yếu trồng vụ hè thu, thường gặp nhiều rủi ro vào thời kỳ thu hoạch, nên diện tích vừng chiếm tỷ lệ thấp. Diện tích câyớt 3 năm nay cũng biến động lớn, đang có xu hướng giảm mạnh qua thời gian.
- Diện tích các loại cây lấy củ như: khoai lang, sắn nguyện liệu chiếm diện tích nhỏ k hông đáng kể trong diện tích gieo trồng của huyện
+ Cây khoai lang: Diện tích cây khoai lang những năm gần đây dao động từ 500 - 600 ha. Trong đó diện tích khoai lang vụ đông đạt từ 450- 490 ha, chiếm 80 % tổng diện tích 20 % diện tích còn lại là khoai vụ xuân.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 6: Diện tích năng suất, sản lượng các loại cây trồng hàng năm của huyện qua 3 năm 2008 - 2010
CHỈ TIÊU
2008 2009 2010
DT (ha) NS(tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS(tạ/ha) SL(tấn) DT (ha) NS(tạ/ha) SL(tấn)
Tổng diện tích đất canh tác 10.047,76 - - 9.578,20 - - 9.330,86 - -
Tổng diện tích gieo trồng 25.237,80 - - 25.057,00 - - 26.885,00 - -
1. Cây lương thực 17.061,80 - - 16.986,00 - - 17.443,00 - -
a. Lúa 12.820,80 - - 12.996,00 - - 12.830,00 - -
- Lúa vụ xuân 6.453,00 58,10 39.232,00 6.571,00 61,90 41.989,00 6.526,00 63,90 42.900,00 - Lúa vụ hè thu 6.367,80 50,13 32.560,00 6.425,80 51,80 28.602,00 6.420,00 53,20 34.375,00
b. Ngô 4.241,00 36,01 15.270,00 3.990,00 43,51 17.347,00 4.613,00 45,00 22.500,00
2. Cây lấy củ 1.034,00 - - 885,00 - - 943,00 - -
- Khoai lang 580,00 75,00 4.350,00 560,00 77,23 4.324,88 600,00 80,00 4.800,00
- Sắn nguyên liệu 454,00 220,00 9.988,00 325,00 250,00 8.125,00 343,00 270,00 9.261,00 3. Rau thực phẩm 3.493,00 113,00 39.471,00 3.500,00 114,00 39.900,00 4.555,00 150,00 68.325,00
4. Cây công nghiệp ngắn ngày 3.649,00 - - 3.686,00 - - 3.944,00 - -
- Lạc 1.984,00 22,00 4.442,00 1.876,00 22,00 4.127,00 2.000,00 24,00 4.800,00
- Vừng 191,00 8,00 151,00 150,00 10,00 150 250,00 12,00 300
-Đậu đỗ 1.230,00 7,85 9.655,50 1.540,00 9,76 15.030,40 1.500,00 10,00 15.000,00
-Ớt 244,00 18,00 429,00 120,00 20,00 416 194,00 20,00 416
Hệ số sử dụng đất 2,51 - - 2,62 - - 2,88 - -
(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Nam Đàn)
Đại học Kinh tế Huế
+ Cây sắn: Chủ yếu trồng rải rác ở chân đất đồi của các xã ven dãy núi Thiên Nhẫn, Đại Huệ. Diện tích sắn năm 2005 đạt 393 ha, năm 2008 đạt 454 ha, năm 2009 lại giảm xuống còn 325 ha, năm 2010đạt 343 ha. Năng suất sắn tăng nhanh, năm 2005 đạt 120 tạ/ha, năm 2009 đạt 250 tạ/ha, đến năm 2010 đạt 270 tạ/ha. Giống sắn được trồng chủ yếu là sắn nguyên liệu KM94.
Việc mở rộng diện tích khoai vụ đông đã tạo ra một lượng sản phẩm lớn từ 3.400 - 4.000 tấn củ và một khối lượng lớn lá khoai lang phục vụ cho chăn nuôi và nguồn thực phẩm rau sạch cung cấp cho thị trường.
- Rau, quả, củ các loại: Diện tích các loại rau tăng nhanh qua các năm, năm 2005 đạt 2.868 ha, đến năm 2009 đạt gần 3.400 ha, năng suất bình quân đạt gần 110 tạ/ha, năm 2010 đạt 4.555 ha. Việc phát triển cây rau ở Nam Đàn cùng với Hưng Nguyên và Nghi Lộc đã hình thành vành đai rau xanh cung cấp cho thị trường thành phố Vinh và các huyện phụ cận. Nghề trồng rau đã vàđang mang lại thu nhập cao cho người dân ở các xã Xuân Hòa, Nam Anh, Nam Xuân …
UBND huyện đang quy hoạch 550 ha để xây dựng vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn, nhằm phát huy những ưu thế của địa phương trong nghề trồng rau, đảm bảo lòng tin với người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu rất lớn rau an toàn cho người dân.
Mặc dù, diện tích canh tác giảm qua các năm nhưng nhờ biện pháp thâm canh tăng vụ, áp dụng các công thức luân canh và cơ cấu cây trồng hợp lý nên hệ số sử dụng đất có tăng.
Như vậy, để tăng số lượng các nôngsản phẩm ngày càng thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của huyện nói riêng và toàn xã hội nói chung, trhì song song với mở rộng diện tích gieo trồngbằng cách nâng cao hệ số sử dụng đất, song quá trìnhđô thị hoá, sự phát triển của các nghành công nghiệp, dịch vụ thương mại…. làm cho quỹ đất vốn có hạn nay càng eo hẹp hơn. Do đó việc tăng diện tích gieo trồng bằng con đường nâng coa hệ số sử dụng đất luôn là con đường cơ bản và lâu dài.