Các công thức luân canh phân theo hạng đất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC

2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra

2.3.4 Các công thức luân canh phân theo hạng đất của các hộ điều tra

Luân canh cây trồng là sự thay đổi cây trồng theo không gian và thời gian, theo từng chu kỳ xác định dựa trên cơ sở trồng trọt và yêu cầu hiệu quả kinh tế cao (TS.

Phùng Thị Hồng Hà, bài giảng quản trị nông nghiệp, đại họcKinh Tế Huế)

Trên cơ sở diện tích đất đã có làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao là một bài toán không dễ đối với người sản xuất. để có một chế độ trồng hợp lý, cần có tổng hợp các biện pháp kinh tế kỹ thuật để sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên ruộng đất. Nam Nghĩa, Nam Thái là 2 xã cận kề nhau có tập quán san sản xuất, điều kiện tự nhiên tương đối giống nhau. Tuy diện tích đất canh tác ít, tuy nhiên họ cũng đã lựa chọn được các loại cây trồng phù hợp trên từng hạng đất. Trong phạm vi đề tài tôi chỉ đề cập tới các công thức luân canh được thực hiện trên đất canh tác địa bàn 2 xã.

Đối với công thức luân canh Lúa- lúa: được thực hiện trên đất hạng2 ,3, 4 có diện tích đứng thứ 2 sau công thứcLúa - lúa - ngô chiếm 7,53 ha. Công thức này trồng 2 vụ lúa trong năm, Lúa xuân và lúa hè thu, vụ đông thường bỏ hoang. Những năm gần đây một số diện tích nông dân đã chủ động nuôi cá vụ 3, sau khi thu hoạch lúa Hè thu.

Thời vụ vụ xuân bố trí xuân sớm, xuống giống từ ngày 5 - 10/1, vụ hè thu chủ động bắc mạ sau khi lúa xuân trổ được 15 ngày,để cấy hè thu sớm, xong trước 5/6.

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 10: Các công thức luân canh phân theo hạng đất của các hộ điều tra

(Nguồn: Số liệu điều tranăm2010)

CTLC Tổng Diện

Tích (ha)

Phân theo hạng đất

Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4 Hạng 5 Hạng 6

Diện tích (ha)

CC (%)

Diện tích (ha)

CC (%)

Diện tích (ha)

CC (%)

Diện tích (ha)

CC (%)

Diện tích (ha)

CC (%)

- Lúa- lúa- ngô 8,69 - - 1,15 13,23 7,32 84,23 0,22 2,53 - -

- Lúa- lúa 7,53 2,92 38,78 2,02 26,83 2,59 34,40 - - - -

- Sắn 3,28 - - - 2,57 78,35 0,71 21,65

- Ngô - lạc 1,85 - - - 1,01 54,59 0,84 45,41

- Rau – rau - rau 1,26 - - - - 0,12 9,52 1,14 90,48 - -

- Lạc - đậu - ngô 0,65 - - - - 0,12 18,46 0,53 81,54 - -

Tổng 23.26 2,92 - 3,17 - 10,15 - 5,47 - 1,55 -

Đại học Kinh tế Huế

Bảng 11: Lịch thời vụ một số cây trồng

Hạng đất

Tháng trong năm

Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 II

III

IV

V,IV

(Nguồn số liệu điều tra năm 2010)

Lúa đông xuân Lúa hè thu

Lúa hè thu Lúa hè thu

Lúa đông xuân Lúa hè thu Ngô đông

Lúa đông xuân Lúa đông xuân

Lúa đông xuân Lúa hè thu Ngô đông

Rau

Lạc vụ xuân Đậu hè thu Ngô đông

Lúa đông xuân Lúa hè thu Ngô đông

Sắn

Ngô vụ xuân Lạc hè thu

Rau

Lạc vụ xuân Đại học Kinh tế HuếĐậu hè thu Ngô đông

Đối với công thức luân canhLúa - lúa - ngô: Đâylà công thức chiếm phần lớn diện tích trong 80 hộ được điều tra. Đây là công thức luân canh trên cả 3 hạng đất chủ yếu3, 4, 5. Trong đó hạng 3 là 1,15 ha chiếm 13,23%, hạng 4 là 7,32 ha chiếm 84,23%, hạng5 chiếm 2,53% so với tổng diện tích trồng lúa - lúa - ngô. Về thời vụ thì việc bố trí thời vụ tương đối khắt khe, vì thời điểm xuống giống vụ xuân thường bị rét đậm, rét hại. Còn vụ hè thu nếu thu hoạch sau 10/9 thường gặp mưa lũ, gây thiệt hại. Do vậy đối với lúa vụ xuân được gieo cấy từ khoảng mồng 10 tháng 1 đến 25 tháng 1 dương lịch. Thu hoạch lúa xuân đến đâu, tranh thủ gieo cấy đến đó, tổ chức gieo cấy càng sớm, càng tốt, nhằm thu hoạch an toàn trước 10/9 dương lịch. Sau khi thu hoạch lúa hè thu, tiến hành trồng ngô vụ đông

Bên cạnh việc lựa chon thời vụ, các xã cũng chú trọng lựa chọn những giống lúa phù hợp thời vụ, điều kiện tự nhiên của từng địa phương và có giá trị kinh tế cao. Vụ xuân và vụ hè thu chủ yếu là gieo trồng giống lúa thuần khang dân 18 và lúa lai nhị ưu 838, còn giống ngôthì chủ yếu dùng giống CP888.

Ưu điểm của công thức trên là tận dụng hết nguồn lực sẵn có của đất đai tiến hành sản xuất được 3 vụ trong năm, tận dụng hết thời gian không cho đất nghỉ, đông thời luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn, làm giảm sâu, bệnh hại, bảo vệ được kết cấu đất.

Đối với công thức sắn: được thực hiện trên đất hạng 5 và hạng 6 chiếm 3,28 ha trong tổng diện tích đất canh tác trong đó dất hạng 5 là 2,57 ha chiếm 78,35% diện tích trồng sắn, còn lại được trồng trên đất hạng 6. Sắn nguyên liệu được trồng vàođầu tháng 1 và thu hoạch vào tháng 9, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến bột sắnThanh Chương. Giống sắn chủ yếu được trồng là giống KM94, năng suất bình quân 250 tạ/ha.

Hạn chế công thức luân canh này là việc độc canh cây sắn nhiều năm sẽ làm cho đất bị suy thoái, hàm lượng mùn, dinh dưỡng khoáng bị suy kiệt, đất bị chai cứng. Cần luân canh chuyển đổi một phần diện tích sang cây trồng khác để nâng cao hiệu quả kinh tế vàđảm bảo tính bền vững.

Đại học Kinh tế Huế

Đối với công thứcNgô - lạc có diện tích là 1,85 ha, được sử dụng cho các vùng đất bồi ven sông, suối. Vùng sát sông được bố trí ngô xuân gieo trỉa vào đầu tháng 1, thu hoạch vào cuối tháng 4, đồng thời tranh thủ đất đang còn ẩm gieo trỉa tiếp vụ lạc hè, vụ đông thường bỏ hoang,vì triền đất này thường ngập lụt sớm vàođầu tháng 9.

Đối với công thức lạc - đậu - ngô và công thức rau - rau - rau được trồng trên đất hạng 4 và hạng 5. Nhưng đối với công thức lạc- đậu- ngô có cây họ đậu tham gia nên việc luân canh có tính ổn định,cây trồng vụ trước bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng vụ sau, kết cấu đất luôn được cải tạo. Còn công thức luân canh 3 vụ rau lâu dài dễ làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, cấu đất không được cải thiện, sâu bệnh hại lưu truyền từ vụ trước sang vụ sau, nguồnsâu bệnh hại luôn được tích trữ.

Hiện nay, huyện đang tiếp tục nghiên cứu tìm ra những công thức luân canh mới, nhằm tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời cải tạo đất đất đai để phổ biến cho từng xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng đất canh tác huyện nam đàn, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)