CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC
2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra
2.3.5 Tình hình đầu tư của các nông hộ theo từng công thức luân canh trên trên từng hạng đất
Nếu ta cứ liên tục khai thác tiềm năng của đất mà không quan tâm tới việc cải tạo và bảo vệ đất thì đến một mức độ nhất định, đất đai sẽ không còn khả năng sản xuất. Do vậy bên cạnh khai thác, sử dụng thì người dân đã không ngừng đầu tư, nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Trong chi phí sản xuất, chi phí chủ yếu là giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động và chi phí cho các dịch vụ khác. Tuỳ thuộc vào từng loại đất, hạng đất, loại cây trồng và phương thức canh tác mà mức độ đầu tư của người dân khác nhau. Trong chi phí công lao động như làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch chủ yếu là công lao động của gia đình. Giá một ngày công lao động tại thời điểm năm 2010 khoảng 80 nghìn đồng. Do các xã có hệ thống cây trồng trên các loại đất tương đối giống nhau nên chi phí sản xuất của các hộ điều tra cho từng CTLC trên từng hạng đất được tập hợp thành bảng
Đại học Kinh tế Huế
chung được thể hiện ở bảng12.
Trên các hạng đất khác nhau, cùng một công thức luân canh nhưng mức đầu tư của các hộ nông dân cũng khác nhau. Tuy nhiên do đặc điểm đất đai của địa phương không đồng đều cũng như sự phân hoá hạng đất cũng không rõ tệt nên mức đầu tư của các nông hộ cho các hạng đất cũng không chênh lệch nhau là mấy. Đa số bà con nông dân thấy khả năng của mình đến đâu thì đầu tư đến đó.
Cụ thể như sau:
Về chi phí giống: Trong nông nghiệp muốn sản xuất được thì trước hết phải có giống, đây là yếu tố quan trọng bởi giống tốt sẽ cho năng suất cao, ngược lại ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sản lượng cuối mỗi vụ. So với các khoản chi phí như phân bón, lao động thì chi phí cho giống không lớn lắm. Cụ thể, mức đầu tư cho giống cao nhất trên đất hạng 4 là 4.245,10nghìn đồng/ha, tiếp theo là đất hạng 5 là 4.060,20 nghìn đồng/ha, tiếp đó là đất hạng 3 là với chi phí giống là 3.890,8 nghìn đồng/ha, tiếp theo nữa là đất hạng 2 với 3.835,80 nghìn đồng/ha, thấp nhất là đất hạng 6 chi phí giống cho đất hạng 6 là 3.143,00 nghìn đồng/ha.
Nguyên nhân là chi phí cho các công thức luân canh rau –rau – rau, lạc – đậu – ngô khá cao so với các công thức luân canh khác, mặt khác trên đất hạng 4 và đất hạng 5 sử dụng được nhiều công thức luân canh nên trên hai hạng đất này có chi phí giống cao hơn so với các công thức luân canh khác.
Về chi phí phân bón: Nhu cầu phân bón cũng khác nhau đối với từng hạng đất. Mức đầu tư cao nhất là ở đất hạng 4 với 15.995,00 nghìn đồng/ha trong đó có 5.389,30nghìn đồng/ha phân bón hữu cơ và 6.360,60nghìn đồng/ha phân bón vôcơ, mức đầu tư thấp nhất là trên đất hạng 6 với 10.248,90nghìn đồng/ha. Tâm lý của người dân thường đầu tư nhiều ở đất tốt mong mang lại kết quả cao nhất.
Phân bón tự có của các hộ thường là phân chuồng, phân xanh, lượng phân bón hữu cơ nhiều sẽ có tác dụng cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp và mùn. Tuy nhiên do lượng phân hữu cơ có hạn nên người dân thường sử dụng nhiều các loại phân vô cơ hơn.
Đóng vai trò không kém phần quan trọng trong chi phí đầu tư của hộ nông
Đại học Kinh tế Huế
dân trong quá trình sản xuất đó là thuốc BVTV. Chịu ảnh hưởng của khí hậu miền trung nắng lắm mưa nhiều nên sâu bệnh dễ lây lan và phát triển. Mặt khác khi hạng đất giảm xuống đất xấu hơn công việc làm cỏ khó khăn hơn. Mức chi phí cho thuốc BVTV ở đất hạng 3 là cao nhất với 1.663,80 nghìn đồng/ha tiếp đó là đất hạng 2 là 1.518,40 nghìn đồng/ha, thất nhất là đất hạng 6 là 447,05 nghìn đồng/ha. Lúa là cây trồng dễ bị sâu bệnh tấn công do vậy thuốc BVTV cho cây lúa khá cao.
Về công lao động: Hạng đất tốt, có giống tốt nếu không có lao động thì cũng không thể tiến hành sản xuất được. Đa số người dân thường bỏ công ra làm các công đoạn như làm đất, gieo trồng làm cỏ, chăm sóc thu hoạch. Chỉ có những hộ có diện tích gieo trồng lớn, để kịp thời vụ mới thuê thêm lao động ngoài, tuy nhiên số công lao động thuê ngoài không đáng kể, chiếm tỷ lệ rất nhỏtrong công lao động bỏ ra. Đất hạng 4 chi phí lao động là lớn nhất với 23.498,3 nghìn đồng/ha. Tiếp đó là đất hạng 3 với 20.736,9 nghìn đồng/ha, tiếp theo nữa là đất hạng 5 có chi phí lao động là 20.012,8 nghìn đồng/ha, tiếp sau nữa là đất hạng 2 với 18.404,6 nghìn đồng/ha chi phí lao động, cuối cùng thấp nhất là đất hạng 6 là 12.484,00 nghìn đồng/ha.
Ngoài những chi phí chủ yếu đó trong quá trình trồng trọt người dân còn phải đóng tiền thủy lợi, hay một số phần chi phí về vôi để cải tạo đất đối với các công thức luân canh như ngô – lạc, lạc – đậu – ngô, một số diện tích còn phải nộp thuế 5% cho xã.
Như trên ta thấy, đối với các hạng đất khác nhau thì mức đầu tư cũng khác nhau. Đất hạng 4 mang lại giá trị sản xuất cao nhất do đó được đầu tư nhiều và ngược lại đất hạng 6 mang lại giá trị sản xuất thấp nhất do đó mức đầu tư cho đất hạng 6 cũng thấp nhất.Qua đó ta thấy ở mỗi nông hộ hình thành tâm lý đầu tư khác nhau cho từng loại đất. Đất càng tốt thì hộ tiếp tục đầu tư để nhằm tăng năng suất cây trồng, khai thác tối đa số lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích.
Hiện nay, các hộ thường lạm dụng các loại phân hoá học và thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến chất lượng đất đai, dễ gây bệnh cho cây trồng, đặc biệt là cây lúa.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 12: Tình hình đầu tư của các nông hộ tính bình quân trên một ha đất canh tác
ĐVT: 1000đ
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)
Hạng đất CTLC Chi phi giống Phân bón BVTV Lao động Chi khác Tổng chi phí
1. Hạng 2 Lúa- lúa 3.835,80 13.796,70 1.518,40 18.404,60 680,00 34.994,00 2. Hạng 3 Lúa- lúa 3.676,70 13.239,20 1.676,90 17.776,00 645,00 33.337,10
Lúa- lúa - ngô 4.160,00 18.135,00 1.796,00 26.030,00 971,20 46.932,20
Bình quân chung 3.890,80 15.057,00 1.663,80 20.736,90 765,40 38.806,80
3. Hạng 4
Lúa- lúa 3.565,40 12.781,60 1.786,00 17.337,20 600,00 32.504,80
Lúa- lúa- ngô 3.715,00 18.021,30 2.100,00 25.600,00 892,00 46.613,30
Lạc-đậu- ngô 4.400,00 14.440,80 934,00 22.240,00 1.642,00 39.256,80
Rau- rau- rau 5.300,00 18.736,30 1.090,00 28.816,00 958,00 49.600,30
Bình quân chung 4.245,10 15.995,00 1.477,50 23.498,30 1.023,00 41.993,80
4. Hạng 5
Lúa- lúa - ngô 3.600,00 16.792,00 1.560,00 25.440,00 775,00 44.567,00
Lạc-đậu- ngô 4.896,70 12.944,10 964,00 18.976,00 1.509,00 34.393,10
Ngô - lạc 4.240,10 14.187,10 760,00 17.176,00 1.557,00 33.680,10
Sắn 2.681,80 8.593,60 0,00 11.216,00 0,00 19.809,60
Rau- rau- rau 4.882,50 15.962,70 993,40 27.256,00 925,00 45.137,10
Bình quân chung 4.060,20 13.695,90 855,50 20.012,80 953,20 35.517,40 5. Hạng 6 Ngô - lạc 4.057,60 13.007,60 895,00 15.680,00 1.421,00 31.003,60
Sắn 2.228,40 7.490,20 0,00 9.288,00 0,00 16.778,20
Bình quân chung Đại học Kinh tế Huế3.143,00 10.248,90 447,50 12.484,00 710,50 23.890,90
Từng công thức luân canh cũng đòi hỏi một mức độ đầu tư nhất định.
Cùng một công thức luân canh nhưng trên các hạng đất khác nhau sẽ có mức đầu tư khác nhau.
Đối với công thức Lúa – lúa: cây lúa là cây trồng chính do vậy cây trồng này được người dân quan tâm đầu tư nhàm lấy lương thực phục vụ cho nhu cầu gia đình. Đa số người dân đều mua giống của trạm khuyến nông nhằm đảm bảo giống tốt. Chi phí về giống cho công thức này giảm dần cùng với sự giảm xuống của hạng đất. Trên đất hạng 2, công thức này có chi phí về giống là 3.835,80 nghìn đồng/ha, trên đất hạng 3 là 3.676,70nghìn đồng/ha, thấp nhất trên đất hạng 4 là 3.565,40 nghìn đồng/ha. Mức đầu tư cho phân bón cũng giảm khi hạng đất giảm từ hạng 2 (13.796,700 nghìn đồng/ha) đến hạng 4 (12.781,60 nghìn đồng/ha). Cây lúa là cây trồng dễ sâu bệnh nên chi phí cho thuốc BVTV cũng cao, và cây lúa cần sử dụng nhiều lao động nên tổng mức đầu tư cũng khá cao.
Đối với công thức Lúa – lúa– ngô: do công thức luân canh này tiến hành 3 vụ trong năm và ngô lại trồng trên đất ruộng nên chi phí cho công thức này khá cao hơn so với các công thức luân canh khác. Mức đầu tư cao nhất trên đất hạng 3 với 46.932,20 nghìn đồng/ha, trên đất hạng 4 là 46.613,30 nghìn đồng/ha, và trên đất hạng 5 là 44.567,00 nghìn đồng/ha. Công thức này cung cấp lương thực chủ yếu cho người dân nên sự chênh lệch chi phí trên từng hạng đất không lớn.
Đối với công thức Lạc – đậu – ngô: đây là công thức có chi phí giống cũng khá cao vì chi phí cho giống lạc cao khoảng 120 – 150 nghìn đồng/sào, chi phí cho giống ngô cũng cao tư 300 – 350 nghìn đồng/sào. Do vậy chi phí giống cho công thức này trên đất hạng 4 là 4.400,00 nghìn đông/ha, trên đất hạng 5 là 4.896,70 nghìn đồng/ha. Chi phí cho phân bón, công lao động cũng khá cao nên làm cho tổng chi phí của công thức này cũng cao. Trên đất hạng 4 tổng chi phí là 39.256,80nghìn đồng/ha, trên đất hạng 5 là 34.393,10nghìn đồng.
Đối với công thức Rau – rau – rau: có chi phí cao nhất do đặc điểm sinh trường và phát triển của rau cần nhiều công chăm sóc. Trên đất hạng 4 mức đầu tư là 49.600,3 nghìn đồng/ha, trên đất hnagj 5 laf45.137,1 nghìn đồng/ha.
Đại học Kinh tế Huế
Đối với công thức Ngô – lạc: chi phí đâu tư lần lượt là 33.680,1 nghìn đồng/ha trên đất hạng 5, 31,003,6 nghìn đồng/ha trên đất hạng 6.
Đối với cây trồng một vụ như Sắn, mức đầu tư của người dân giảm dần theo hạng đất. Trên đất hạng 5 mức đầu tư là 19.809,6 nghìn đồng/ha, trên đất hạng 6 là 16.778,2 nghìn đồng/ha. Đối với loại cây trồng này chi phí chủ yếu là giống, lao động, phân bón, không sử dụng thuoocsc bảo vệ thực vật. Trong thời gian tới người dân nên có kế hoạch áp dụng các công thức luân canh, xen canh hợp lý, vừa nâng cao hệ số sử dung đất vừa nâng cao thu nhập.