CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC
2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra
2.3.7 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất canh tác của các hộ điều tra
Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất canh tác được xác định bởi hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng trên đó.
Mỗi mức đầu tư khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau và qua đó ta có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất. Thông qua các chương trình khuyến nông và các thông tin tiếp nhận được người dân ở nơi đây đã có những mức đầu tư đáng kể cho các loại cây trồng tuy nhiên kết quả mang lại vẫn chưa tưng xứng với mức đầu tư mà người dân đã bỏ ra.
Đại học Kinh tế Huế
Qua bảng số liệu ta thấy, mức bình quân chung về tổng doanh thu, tổng chi phí và lợi nhuận ở mỗi hạng đất khác nhau là khác nhau tùy theo mức độ đầu tư của người dân cũng như điều kiện đất đai.
Về tổng thu: Đất hạng 4 mang lại giá trị cao nhất là 82.140,10 nghìn đồng/ha, đất hạng 5 là 66.233,09 nghìn đồng/ha, đất hạng 3 là 64.694,43 nghìn đồng/ha, đất hạng 2 là 58.174,00 nghìn đồng, thấp nhất là đất hạng 6 35.560,90 nghìn đồng/ha.
Về tổng chi phí đầu tư: Bình quân trên đất hạng 2 người dân đầu tư ở mức 34.994,00 nghìn đồng, đất hạng 3 là 38.421,10 nghìn đồng/ha. Cao nhất ở đất hạng 4 với chi phí đầu tư là 41.993,80 nghìn đồng/ha, mức đầu tư cao hứa hẹn mang lại một kết quả sản xuất cao. Đất hạng 5 là 35.517,38 nghìn đồng và thấp nhất là đất hạng 6 với 23.890,90 nghìn đồng.
Về lợi nhuận: Mức bình quân cao nhất ở đất hạng 4 với 41.146,30 nghìn đồng/ha, đất hạng 5 là 30.715,71 nghìn đồng, đất hạng 3 là 26.273,33 nghìn đồng/ha, đất hạng 2 là 23.180,00 nghìn đồng/ha, và thấp nhất là đất hạng 6 với mức lợi nhuận là 11.670,00 nghìn đồng.
Như vậy trên đất hạng 4 do sử dụng các công thức luân canh hợp lý cộng thêm việc đầu tư định mức nên lợi nhuận, tổng thu đạt được càng cao. Còn đất hạng 2 mặc dù là đất tốt nhưng do chỉ luân canh được 2 vụ lúa nên tổng thu đạt được thấp hơn so với đất hạng 3, hạng 4, hạng 5.
Theo kết quả tính toán, tổng thu trên tổng chi phí và lợi nhuận trên tổng chi phí đạt được như sau: Trên đất hạng 2, trung bình một đồng chi phí bỏ ra thu được về 1,66 đồng doanh thu và 0,66 đồng lợi nhuận, trên đất hạng 3 là một đồng chi phí bỏ ra thu được 1,68 đồng doanh thu và 0,68 đồng lợi nhuận. Trên đất hạng 4 đạt được cao hơn, một đồng chi phí bỏ ra thu lại được 1,96 đồng doanh thu và 0,96 đồng lợi nhuận, đất hạng 5 thì một đồng chi phỉ bỏ ra thu lại được 1,86 đồng doanh thu và 0,86 đồng lợi nhuận. Thấp nhất là đất hạng 6, một đồng chi phỉ bỏ ra chỉ thi về được 1,49 đồng doanh thu và 0,49 đồng lợi nhuận.
Đại học Kinh tế Huế
Bảng 14: Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh phân theo hạng đất tính trên một ha đất canh tác
ĐVT: 1000đ
Hạng đất CTLC TR TC LN LĐ (công) TR/TC LN/TC LN/LĐ
1. Hạng 2 Lúa - lúa 58.174,00 34.994,00 23.180,00 230,05 1,66 0,66 100,76
2. Hạng 3 Lúa - lúa 55.757,10 33.337,10 22.420,00 222,20 1,67 0,67 100,90
Lúa - lúa - ngô 80.152,20 46.932,20 33.220,00 325,37 1,71 0,71 102,10
Bình quân chung 67.954,65 38.806,80 27.820,00 259,21 1,75 0,72 107,33
3. Hạng 4
Lúa - lúa 54.439,00 32.504,80 21.934,20 216,72 1,67 0,67 101,21
Lúa - lúa- ngô 77.974,30 46.613,30 31.361,00 320,00 1,67 0,67 98,00
Lạc-đậu- ngô 79.266,80 39.256,80 40.010,00 278,00 2,02 1,02 143,92 Rau - rau- rau 116.880,30 49.600,30 67.280,00 360,20 2,36 1,36 186,79
Bình quân chung 82.140,10 41.993,80 40.146,30 293,73 1,96 0,96 136,68
4. Hạng 5
Lúa - lúa ngô 73.915,00 44.567,00 29.348,00 318,00 1,66 0,66 92,29
Lạc-đậu- ngô 71.000,05 34.393,10 36.606,95 237,20 2,06 1,06 154,33
Ngô - lạc 54.133,52 33.680,10 20.453,42 214,70 1,61 0,61 95,27
Sắn 24.187,80 19.809,60 4.378,20 140,20 1,22 0,22 31,23
rau- rau- rau 107.929,10 45.137,10 62.792,00 340,70 2,39 1,39 184,30
Bình quân chung 66.233,09 35.517,40 30.715,69 250,16 1,86 0,86 122,78
5. Hạng 6 Ngô - lạc 50.043,60 31.003,60 19.040,00 196,00 1,61 0,61 97,14
Sắn 21.078,20 16.778,20 4.300,00 116,10 1,26 0,26 37,04
Bình quân chung 35.560,90 23.890,90 11.670,00 156,05 1,49 0,49 74,78
(Nguồn: Số liệu điều tra 2010)
Đại học Kinh tế Huế
Lợi nhuận trên một lao động cũng thay đổi theo hạng đất. Bình quân trên một ha đất hạng 2 thì một công lao động tạo ra được 100,76 nghìn đồng lợi nhuận, đất hạng 3 một lao động tạo ra được 101,36 đồng lợi nhuận, cao nhất là trên đất hạng 4 là một lao động tạo ra được 136,68 nghìn đồng lợi nhuận. Đất hạng 5, một lao động tạo ra được 122,78 nghìn đồng lợi nhuận, thấp nhất là đất hạng 6 một lao động chỉ tạo ra được 74,78 nghìn đồng lợi nhuận.
Đi cụ thể vào từng công thức luân canh ta có nhận xét: Trên các hạng đất khác nhau, các công thức luân canh phát huy hiệu quả khác nhau.
Đối với công thức luân canh Lúa – lúa: Công thức này được áp dụng trên cả 3 hạng đất heng phát huy hiệu quả nhất trên đất hạng 2. Tổng thu được từ công thức này trên đất hạng 2 là 58.174,00 nghìn đồng/ha, tiếp đó là đất hạng 3 với 55.757,10 nghìn đồng/ha, thấp nhất là đất hạng 4 là 54.439,00 nghìn đồng.
Trên đất hạng 2 các chỉ tiêu về LN/TC, TR/TC, LN/LĐ đạt lần lượt là 0,66 lần, 1,66 lần, 100,76 nghìn đồng/ha, trên đất hạng 3 là 0,67 lần, 1,67 lần, 100,90 nghìn đồng/ha, trên đát hạng 4 là 0,67 lần, 1,67 lần, 101,21 nghìn đồng/ha. Hạn chế của công thức luân canh này là độc canh hai vụ lúa, hiệu quả kinh tế chưa cao, cần mở rộng thêm cây trồng vụ đông như khoai vụ đông hay ngô vụ đông hoặc cá vụ động ở những vùng chủ động tiêu úng tốt nhằm tăng thu nhập cho người dân.
Đối với công thức luân canh Lúa –lúa–ngô: Công thức này áp dụng trên cả ba hạng đất và phát huy hiệu quả nhất trên đất hạng 3. Tổng thu trên đất hạng 3 là 80.152,20 nghìn đồng/ha, trên đất hạng 4 là 77.974,30 nghìn đồng, trên đất hạng 5 là 73.915,00 nghìn đồng/ha. Công thức luân canh này không mang kết quả cao nhất nhưng nó cũng được đầu tư kỹ lưỡng, chi phí bỏ ra cho công thức này cũng khá cao nên hiệu quả mang lại từ công thức luân canh còn thấp. Các chỉ tiêu LN/TC, TR/TC, LN/LĐ đạt được trên đất hạng 3 lần lượt là 0,71 lần, 1,71 lần, 102,10 nghìn đồng/ha, trên đất hạng 4 là 0,67 lần, 1,67 lần, 98,00 nghìn đồng/ha, trên đất hạng 5 là 0,66 lần, 1,66 lần và 92,29 nghìn đồng/ha. Ưu điểm của công thức luân canh này là luân canh giữa cây trồng nước và cây trồng cạn,
Đại học Kinh tế Huế
làm giảm sâu bệnh, bảo vệ được kết cấu đất. Do vậy nên duy trì và phát triển công thức này.
Công thức Lạc – đậu – ngô: Với việc cơ cấu mùa vụ 3 vụ/năm, tổng thu công thức này mang lại cũng khá cao, trên đất hạng 4 tồng thu đạt 79,266,80 nghìn đồng, trên đất hạng 5 là 71.000,05 nghìn đồng/ha. Lợi nhuận trên đất hạng 4 là 40.010,00 nghìn đồng/ha và khi hạng đất giảm xuống thì lợi nhuận cũng giảm xuống còn 36.606,95 nghìn đồng trên đất hạng 5. Các chỉ tiêu LN/TC, TR/TC, LN/LĐ trên đất hạng 4 lần lượt là 1,02 lần, 2,02 lần, 143,92 nghìn đồng/ha, trên đất hạng 5 là 1,06 lần, 2,06 lần và 154,33 nghìn đồng/ha. Việc luân canh cây trồng theo công thức này khá hợp lý có tính ổn định cao, vì cây trồng vụ trước bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng vụ sau, kết cấu đất luôn được cải tạo. Do vậy nên duy trì và phát triển công thức luân canh này.
Đối với công thức Ngô – lạc: Cũng giống như các công thức luân canh đã xét, công thức luân canh này hiệu quả đầu tư giảm dần theo hạng đất. Tổng thu của CTLC này trên đất hạng 5 là 54.133,52 nghìn đồng/ha, đất hạng 6 là 50.043,60 nghìn đồng/ha. Chi phí đầu tư bỏ ra cho CTLC này trên đất hạng 5 là 33.680,10 nghìn đồng/ha, lợi nhuận đạt được là 20.453,42 nghìn đồng/ha. Trên đất hạng 6 tổng chi phí là 31.003,60 nghìn đồng/ha, lợi nhuận là 19.040,00 nghìn đồng/ha. Trên cả hai hạng đất các chỉ tiêu về LN/TC, TR/TC đều đạt được giống nhau lần lượt là 0,61 lần, 1,61 lần. Chỉ tiêu LN/LĐ là 95,27 nghìn đồng/ha trên đất hạng 5 và 97,14 nghìn đồng/ha. Nên khuyến cáo mở rộng thêm cây trồng vụ đông nhằm phát huy hết năng suất đất đồng thời tăng thu nhập cho người dân.
Công thức luân canh Rau – rau – rau: Công thức này mang lại hiệu quả cao nhất trên cả hai hạng đất do vậy sự khác nhau về tổng thu và lợi nhuận của CTLC này trên từng hạng đất là không đáng kể. Trên đất hạng 4 tổng thu được 116.880,30 nghìn đồng/ha với chi phí sản xuất là 49.600,30 nghìn đồng/ha đem lại lợi nhuận 67.280,00 nghìn đồng/ha. Trên đất hạng 5 tổng thu là 107.929,10 nghìn đồng/ha, chi phí bỏ ra là 45.137,10 nghìn đồng/ha và lợi nhuận đạt được 62.729,00 nghìn đồng/ha. Các chỉ tiêu LN/TC, TR/TC, LN/LĐ, trên đất hạng 4
Đại học Kinh tế Huế
lần lượt là 1,36 lần, 2,36 lần, 186,79 nghìn đồng/ha, trên đất hạng 5 là 1,39 lần, 2,39 lần và 184,30 nghìn đồng/ha. Mặc dù công thức này đưa lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng về lâu dài công thức này không bền vững. Việc trồng 3 vụ rau sẽ làm cho đất đai chai cứng, bạc màu... Do vậy công thức này nên được tập trung chuyên canh, đầu tư thâm canh cao và luân canh các loại rau khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng và đối tượng sâu bệnh.
Đối với công thức Sắn: Kết quả mang lại còn ở mức thấp, mức đầu tư của bà con vào công thức này cũng không nhiều, do đó các chỉ tiêu về kết quả cũng như hiệu qảu sản xuất dang còn ở mức khiêm tốn. Tổng thu trên đất hạng 4 đạt được là 24.187,80 nghìn đồng/ha, trên đất hạng 5 là 21.078,20 nghìn đồng. Trong thời gian tới cần bổ sung các cây trồng luân canh mới mang lại hiệu quả kinh tế như đậu, lạc...
Nhìn chung, đất hạng 4 đã mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất do sử dụng hợp lý các công thức luân canh. Tuy giá trị sản xuất mang lại không chỉ phụ thuộc vào mức đầu tư của người dân mà còn chứa đựng các yếu tố về thời tiết khí hậu cũng như giá cả của sản phẩm. Do vậy, cần có các biện pháp sử dụng, cải tạo đất một cách hợp lý nhất để có thể cho hiệu quả kinh tế cao nhất, cải thiện đời sống của người lao động nông nghiệp trong điều kiện đất đai hạn hẹp. Đồng thời biết cách tận dụng lao động tại địa phương nhằm tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng trên một đơn vị lao động. Mặt khác phát huy sử dụng tối đa phần diện tích đất có thể cơ cấu 3 vụ/năm để nâng cao hệ sô sử dụng đất.
Đại học Kinh tế Huế