THÔN HUYỆN HƯƠNG KHÊ, HÀ TĨNH
3. Phân theo biên chế
2.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
Qua quá trình điều tra 90 hộ tại 2 xã Hương Đô và Phúc Trạch có vay vốn tại NHNo & PTNT huyện Hương Khê, đây là 2 xã có số lượng vay vốn tại ngân hàng nhiều nhất, tôi đã thu thập được thông tin cơ bản về kinh tế - xã hội của các hộ sản xuất, việc thu thập số liệu này sẽ giúp quá trình phân tích vềhoạt động cho vay hộ sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình cho vay. Vì đặc điểm của 2 xã khác nhau nên việc quyết định số phiếu điều tra cũng có sự khác nhau, dựa vào tỷ lệ khế ước của địa bàn để quyết định số phiếu: Đối với xã Phúc Trạch đây là một xãđiều kiện kinh tế phát triển hơn, như việc trồng bưởi Phúc Trạch, cây Gió Trầm...do đó nhu cầu vay vốn của các hộ nhiều hơn, trung bình cứ 3 hộ có 1 hộ vay vốn tai NHNO vì vậy tôiđiều tra
Đại học Kinh tế Huế
2.3.1. Tình hìnhđất đai của các hộ điều tra
Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được. Quy mô đất đai cũng có ảnh hưởng đến việc vay vốn của các hộ. Tình hìnhđất đai của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng 4:
Qua bảng số liệu cho thấy: Đất nông nghiệp của các hộ điều tra tương đối lớn, bình quân chung 9,27 sào/hộ, với vai tròđặc biệt của mình trong sản xuất nông nghiệp, nó là cơ sở cho phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Bảng4: Tình hìnhđất đai của các hộ điều tra (Tính bình quân/hộ)
ĐVT: Sào Chỉ tiêu BQ chung Xã Phúc Trạch Xã Hương Đô
Tổng số hộ điều tra 90 50 40
Tổng DT đất Nông nghiệp 9,27 9,11 9,73
1. Đất lúa 2,57 2,4 2,78
2. Đất hoa màu 3,5 3,16 4,00
3. Đất vườn, nhàở 2,82 3,25 2,47
4. Đất khác 0,38 0,3 0,48
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế ) Tuy nhiên,ở xãHương Đôcó diện tích đất nông nghiệp lớn hơn 0,62 sào/hộ so với xã Phúc Trạch, nguyên nhân do các hộ xã Hương Đô chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên diện tích đất hoa màu và đất lúa nhiều hơn, còn các hộ xã Phúc Trạch chủ yếu trồng bưởi và cây gió trầm trong vườn nên tổng diện tích đất nông nghiệp của xã ít hơn so với xã Hương Đô.
Mặt khác, diện tích trồng hoa màu là chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, bởi vì đặc điểm của đất đai và khí hậu ở đây thuận lợi để phát triển các loại cây này nên người dân đã dành phần lớn diện tích đất nông nghiệp để trồng hoa
Đại học Kinh tế Huế
màu, đặc biệt ở xã Hương Đô, diện tích trồng hoa màu là 4 sào/hộ trong khi đó ở xã Phúc Trạch là 3,16 sào/hộ.
Diện tích vườn và nhà ở của các hộ cũng khá cao 2,82 sào/hộ, trong đó ở xã Phúc Trạchbình quân 3,25 sào/hộ, lớn hơn 0,78 sào/hộ so với xãHương Đô.
Như vậy, đất đai của các hộ điều tra chủ yếu sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, phần lớn là cho hoạt động trồng trọt. Các hộ đã sử dụng hiệu quả phần diện tích đất đai của hộ, ít khi để đất hoang. Các hộ còn có nhu cầu xin cấp thêm đất để tăng khả năng sản xuất.
2.3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra.
Lao động là yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất, nó là yếu tố kết hợp các yếu tố như: đất đai, tư liệu sản xuất,vốn sản xuất để tạo nên sản phẩm của cải vật chất phục vụ cho toàn xã hội. Tình hình nhân khẩu và lao động của 90 hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
Qua bảng 5 cho thấy: Tình hình nhân khẩu của các hộ là tương đối với bình
Chỉ tiêu ĐVT Xã Phúc
Trạch
Xã Hương Đô BQ chung
1. Tổng số hộ điều tra Hộ 50 40 90
2. Tổng số nhân khẩu Khẩu 151 201 352
- BQ nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,02 5,03 3,91
3. Lao động Lao động 143 98 241
- BQ lao động/hộ Lđ/hộ 2,86 2,45 2,68
4. Tổng số hộnghèo Hộ 20 28 48
- Tỷ lệ hộ nghèo % 41,67 58,33 100
Đại học Kinh tế Huế
ở xã Phúc Trạch đã có ý thức hơn trong vấn đề dân số và KHHGĐ, được tiếp cận với các chương trình tuyên truyền về dân số và cán bộ y tế thường xuyên hơn so với xã Hương Đô. Tuy nhiên, số lao động ở xã Phúc Trạch lại cao hơn so với xã Hương Đô là 45 người,và tỷ lệ lao động trên hộ ở xã Phúc Trạch là 2,86 lao động/hộ, cao hơn so với xã Hương Đô là 0,41 lao động/hộ. Bình quân chung của cả 2 xã là 2,68 laođộng/hộ.
Như vậy có thể thấy lao động của các hộ điều tra là không cao lắm. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho kinh tế chậm phát triển và tình trạng nghèo đói của người dân.
Trong tổng số 90 hộ điều tra thì có tới 48 hộ thuộc diện hộ nghèo, chiếm khoảng 53,33%, trong đó xã Hương Đô có 28 hộ, xã Phúc Trạch có 20 hộ, điều này cũng có thể thấy được vì người dân ở xã Hương Đô chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nên tình trạng các hộ nghèo cao hơn so với xã Phúc Trạch.
2.3.3. Tình hình tư liệu sản xuất của các hộ điều tra.
Để tiến hành một hoạt động sản xuất, thì ngoài các yếu tố đầu vào như:lao động, đất đai…thi bản thân các hộ sản xuất phải bỏ ra một khoản chi phí để đầu ư vào mua sắm, trang bị các TLSX, máy móc…Mức độ đầu tư nó quyết định đến quy mô, hiệu quả sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến quy mô,hiệu quả sử dụng vốn. Tùy thuộc vào các hoạt động sản xuất má các hộ đầu tư các TLSX khác nhau.
TLSX là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, là nhân tố cơ bản để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất ruộng đất và năng suất lao động. Có thể nói rằng TLSX là tiền đề quan trọng cho tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Tình hình trang bị TLSX cua các hộ điều tra được phản ánh qua bảng số liệu số 4 dưới đây:Qua quá trìnhđiều tra cho thấy, tình hình trang bị TLSX của các hộ đãđược chú trọng, đầu tư hợplý những vẫn còn ở mức thấp.
TLSX chủ yếu và phổ biến của người dân là lợn thịt, trâu bò, bình phun thuốc, mây bơm nước…Điều đó cho thấy bà con đều sản xuất bằng phương pháp thủ công, chưa có sự đầu tư thích đáng cho các TLSX đắt tiền, điều này đồng nghĩa bà con phải đi thuê khi có mùa vụ hoặc tự làm bằng thủ công đã làm tăng khoản chi phí và giảm
Đại học Kinh tế Huế
chi phí và làm giảm giá trị sản xuất mà họ thu được. Các hộ chưa có hoặc rất ít có sự đầu tư vào các TLSX như: Máy tuốt lúa, Máy cày...điều này cũng có thể hiểu vì các TLSX này khá đắt tiền so với mức thu nhập của các hộ này. Bình quân chung mỗi gia đình đầu tư khoảng 6,85 triệu đồng cho TLSX, đây là con số quá thấp so với giá trị tư liệu hiện nay trong thời đại cơ khí hóa trong nông nghiệp.
Bảng 6: Tình hình tưliệu sản xuất của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT
BQ/hộ
1. Trâu bò cày kéo con 1,25
2. Lợn nái sinh sản con 2,46
3. Lợn thịt con 3,2
4. Máy cày Cái 0,14
5. Máy tuốt lúa Cái 0,08
6. Bình phun thuốc Cái 0,85
7. Máy bơm nước Cái 0,93
8. Quán bán hàng m2 0,26
9. Tổng giá trị sản xuất Tr.đ 10,58
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế) 2.3.4. Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra.
Qua bảng số liệu 7ta thấy tổng thu nhập năm 2009 của các hộ điều tra tính bình quân trên 1 hộ là 9.707 nghìn đồng. Điều này cho thấy thu nhập của hộ là tương đối lớn, do đó mức độ đầu tư vào các hoạt động sản xuất sẽ được chú trọng.
Về cơ cấu thu nhập, ta thấy thu nhập từ nông nghiệp vẫn là nguồn thu chính của các nông hộ trong đó: thu nhập từ Chăn nuôi chiếm 43,80%, từ trồng trọt 25,39%, từ lâm nghiệp 20,09% ta có thể thấy diện tích đất lâm nghiệp chiếm khá lớn do đó việc
Đại học Kinh tế Huế
thu nhập từ hoạt động lâm nghiệp của các hộ cũng là một phần chính trong tổng thu nhập của hộ
Bảng7:Cơcấu thu nhập của các hộ điều tra năm 2009 ( Tính bình quân trên 1 hộ)
Khoản mục Thu nhập (1000đ) Tỷ lệ (%)
Tổng thu nhập 9.707 100
1.Chăn nuôi 4.252
43,8
2. Trồng trọt 2.465
25,39
3. Lâm nghiệp 1.950
20,09
4. Làm thuê nông nghiệp 340
3,5
5. Làm thuê phi nông nghiệp 450
4,64
6. Khác 250
2,58 (Nguồn: Số liệu điều tra thực tế)
.
Tỷ lệ % thu nhập của hộ
43,8%
25,39%
20,09%
3,5% 4,64% 2,5%
1. Chăn nuôi 2. T rồng trọt
3. Lâm nghiệp 4. Làm thuê nông nghiệp 5. Làm thuê phi nông nghiệp 6. Khác
Mặc dù, việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn phát triển chưa nhiều nhưng cơ cấu thu nhập từ làm thuê phi nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao (4,64%) với thu nhập khoảng 450 nghìn đồng/hộ/năm, là do sau khi xong mùa vụ, hầu hết các lao động đều làm thêm các nghề như: phụ nề, vận chuyển gạch ngói, chở cát sỏi… Việc làm thêm các nghề phụ trong thời gian nông nhàn đã tạo thêm cho các hộ một khoản thu nhập đáng kể, nhờ đó họ có điều kiện chủ động đầu tư các yếu tố đầu vào một cách đầy đủ,
Đại học Kinh tế Huế
kịp thời khi vào mùa vụ sản xuất. Bên cạnh đó, có một số hộ còn làm thuê từ nông nghiệp để có thu nhập cho gia đình, thu nhập từ nông nghiệp chiếm 3,5%, với thunhập là 340 nghìnđồng/hộ.
Nguồn thu nhập còn lại của hộ là thu nhập khác chiếm đáng kể trong thu nhập của hộ khoảng 2,58% với 250 nghìn đồng/hộ, nguồn thu nhập này chủ yếu là lương của các lao động của hộ công nhân nhà máy gạch hoặc giáo viên các trườngtrung học, tiểu học, mầm non trên địa bàn huyện.